Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 99 - 120)

1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc

3.3. Tiểu kết chương 3

Hiện nay, cùng với các hoạt động thúc đẩy cho sự giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế, cả Trung Quốc và Campuchia đang không ngừng thúc đẩy quá trình giao lưu mở rộng ảnh hưởng trên lĩnh vực văn hóa – xã hội. Là nước lớn châu Á, lại đang trong thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc đang cố gắng tạo dựng vị thế ảnh hưởng khu vực “sân sau” của mình. Trung Quốc sử dụng việc gia tăng “sức mạnh mềm” như công cụ vô hình hữu hiệu nhất nhằm ràng buộc các nước có tính chất “đồng minh” trong khu vực vào các lợi ích thiết thân và đưa chính sách này trở thành chính sách ưu tiên hàng đầu trong việc tranh giành ảnh hưởng tại khu vực được đánh giá là giàu tiềm năng và phát triển năng động nhất thế giới này. Đồng thời, gia tăng “sức mạnh mềm” được Trung Quốc sử dụng như chiêu bài hữu hiệu cho việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của một đất nước Trung Hoa văn minh, hùng cường và yêu chuộng hòa bình. Vì vậy, thúc đẩy quan hệ hợp tác và tăng cường sức mạnh mềm tại Campuchia là cách thức hiệu quả nhất để Trung Quốc tận dụng mọi nguồn lực và sử dụng sợi dây vô hình ràng buộc nước này vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Về phía Campuchia, việc tăng cường các hoạt động giao lưu với Trung Quốc, đem lại cho Campuchia những điều kiện phát triển nền văn hóa đa dạng, một đồng minh cần thiết giúp Campuchia giải quyết được nhiều khó khăn trong nước.

Nói tóm lại, trên cơ sở những lợi ích hai bên có được khi thiết lập quan hệ giao lưu hợp tác với nhau thì trong thời gian tới, quan hệ giao lưu hợp tác văn hóa Trung Quốc – Campuchia vẫn tiếp tục được hai bên tăng cường và củng cố. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, sự ảnh hưởng thái quá “sức mạnh mềm ” của Trung Quốc nếu “ăn” quá sâu vào đời sống Campuchia sẽ dần làm cho Campuchia mất dần bản sắc văn hóa dân tộc và trở nên lệ thuộc vào Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Lịch sử quan hệ Trung Quốc – Campuchia từ khi được thiết lập tới nay đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng luôn được hai nước giữ gìn và phát triển. Là quốc gia có xuất phát điểm thấp ở Đông Nam Á, lại là nước có thời kỳ chiến tranh kéo dài, Campuchia hơn ai hết hiểu rất rõ các giá trị Trung Quốc mang lại cho họ.

Ngay sau khi giành độc lập năm 1954, Trung Quốc đã đóng vai trò hết sức to lớn tại nước này. Đặc biệt, quan hệ hai nước đã chính thức đạt được những thành tựu nổi bật khi chính phủ liên hiệp Hoàng gia Campuchia được thiết lập.

Về chính trị - ngoại giao, Campuchia muốn làm bạn tin cậy với các nước láng giềng trong khu vực, thúc đẩy và phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị đôi bên cùng có lợi. Về phần Trung Quốc, Trung Quốc muốn thông qua quan hệ với Campuchia mà tạo dựng niềm tin với các nước lân bang trong khu vực. Đồng thời qua đó giúp Trung Quốc dễ dàng có được sự ủng hộ cần thiết trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Chính vì vậy, từ thập niên 90/XX đến nay, quan hệ hai nước thường xuyên được thúc đẩy. Các thế hệ lãnh đạo hai nước không ngừng có những chuyến thăm viếng nhau thể hiện tình bạn thân thiết của Trung Quốc – Campuchia, trong đó Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã từng khẳng định Trung Quốc là “người bạn số một” của Campuchia và ông muốn có những người bạn như vậy.

Về kinh tế, trong những năm vừa qua, cán cân thương mại hai nước luôn dương. Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư viện trợ, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với gần 400 dự án, tổng số vốn khoảng 8,8 tỷ USD, chiếm gần 30% GDP của Campuchia tính đến năm 2011.

Về an ninh – quốc phòng, việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Campuchia giúp cho cả Trung Quốc và có điều kiện đảm bảo an ninh quốc gia và khu vực bởi hiện nay các vấn đề khủng bố, tội phạm, tệ nạn hay vấn đề ô nhiễm môi trường đều trở thành các vấn đề mang tính toàn cầu. ngoài ra việc thắt chặt quan hệ trên lĩnh vực an ninh- quốc phòng còn giúp Trung Quốc đảm bảo được một đồng minh trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng khác trong khu vực.

Về văn hóa – xã hội, do sự xuất hiện của xu thế toàn cầu từ những năm 80 của thế kỷ XX mà quá trình hội nhập ngày càng thúc đẩy cho sự hợp tác giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc. Hội nhập làm cho nền văn hóa của các dân tộc trở nên đa dạng hơn song cũng đặt ra sự thách thức cho việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Tại Campuchia, do quan hệ Trung Quốc – Campuchia ngày càng mật thiết nên sự ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo ở đây cũng khá sâu sắc, do đó có thể thấy rằng việc duy trì và phát triển của cộng đồng người Hoa ở đây đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước bước lên tầm cao mới.

Tóm lại, cho đến nay quan hệ Trung Quốc – Campuchia đang được cả hai nước không ngừng gia tăng trên mọi phương diện. Việc thắt chặt quan hệ với nhau, cả Campuchia và Trung Quốc đều mong đạt được những mục đích đảm bảo cho lợi ích quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, cũng cần nhìn nhận rằng, việc gia tăng quan hệ hai nước vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Mặc dù việc thắt chặt quan hệ với Campuchia trong giai đoạn gần đây đã khiến cho Trung Quốc tạm thời có thêm ưu thế trong việc gia tăng ảnh hưởng chiến lược của mình ở quốc gia Đông Nam Á đặc biệt trong việc khai thông tuyến đường tiến xuống Ấn Độ Dương và đảm bảo thuận lợi cho chính sách hướng Nam của Trung Quốc. Vì vậy, trên thực tế, việc Trung Quốc siết chặt quan hệ với Campuchia mang nhiều mục đích chính trị và chiến lược hơn là mục đích kinh tế.

Thứ nhất, một thực tế dễ thấy rằng, hiện nay Campuchia đang vấp phải nguy cơ bị ràng buộc chặt chẽ, nói đúng hơn là bị lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia tăng các khoản đầu tư, viện trợ vào Campuchia một cách ồ ạt không những làm cho nền kinh tế Campuchia lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc mà nó còn dẫn đến sự liên đới về chính trị và đối ngoại. Sự kiện Chính phủ Campuchia bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ năm 2009 ra khỏi lãnh thổ để nhận được 1,2 tỷ USD và hơn 200 xe quân sự từ phía Trung Quốc là một dẫn chứng điển hình. Gần đây nhất, việc Campuchia nhận được khoản viện trợ từ phía Trung Quốc sau khi hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN họp lần thứ 45 (2012) đã không đưa ra được thông cáo chung do vấn đề tranh chấp

biển Đông với Trung Quốc, bộc lộ sự chia rã của các nước Đông Nam Á. Phải chăng Campuchia đang đóng vai trò là phát ngôn viên cho Trung Quốc trong các vấn đề khu vực hoặc có hay không việc Campuchia đang là “quân bài” của Trung Quốc trên bàn cờ quốc tế? Nghị sĩ Đảng đối lập Campuchia Sam Rainsy, Son Chhay cho rằng, ông cảm thấy Campuchia sẽ phải trả giá cho gánh nặng nợ nần ngày một lớn từ Trung Quốc. Ông còn tiết lộ: các thỏa thuận hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia còn có rất nhiều điều nằm dưới bề nổi của vấn đề, chẳng hạn việc thắng thầu của các công ty Trung Quốc “chẳng bao giờ minh bạch, có quá nhiều tham nhũng.”

Thứ hai, sự tăng lên của các nguồn đầu tư từ Trung Quốc vào Campuchia đang tỷ lệ thuận với sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường và sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Campuchia. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Để gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp Trung Quốc đều tập trung đầu tư vào các ngành như công nghiệp khai khoáng, thủy điện và trồng cao su, … những ngành này ít nhiều đã phá hủy sự cân bằng sinh thái và làm mất đi sự cân đối trong cơ cấu dân cư. Cụ thể, việc Trung Quốc xây đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mê công đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất nông nghiệp và làm mất đi lợi ích do chu trình tự nhiên mang lại cho người dân Campuchia 54. Hiện Trung Quốc là thị trường lớn nhất và tăng nhanh nhất về nhu cầu các loài động vật hoang dã. Thu nhập của người Trung Quốc tăng lên đang kích thích nhu cầu về các mặt hàng này. Chính điều đó đã dẫn đến hậu quả là rất nhiều loại động vật hoang dã có nguồn gốc từ Campuchia được Trung Quốc sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Thứ ba, để đảm bảo lợi ích, các nhà đầu tư Trung Quốc không ngần ngại làm mọi cách gia tăng lợi nhuận của mình, thậm chí các cách thức ấy có thể gây tổn hại đến lợi ích của Campuchia. Gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang

54 Hàng năm, Hồ Lớn Campuchia (Tonle Sap) phụ thuộc vào tình hình lũ lên của sông Mê công vào mùa mưa. Tại ngã ba sông với sông Tonle Sap ở Phnom Pênh, dòng lũ sông Mê công sẽ làm sông Tonle Sap chuyển hướng dòng chảy, làm tăng bề mặt diện tích mặt nước của con sông từ 2.700 km2 lên 16.000 km2. Điều này sẽ tạo nên một mùa thu hoạch hải sản lớn cho người dân Campuchia.

Trung Quốc còn khá hạn chế do phần lớn các doanh nghiệp Campuchia chưa nắm bắt được lợi thế khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc rộng lớn. Do đó chưa tận dụng được các cơ hội phát triển. Và bài toán đặt ra là cần phải có biện pháp kịp thời và hiệu quả kích thích quá trình tăng lên của quan hệ thương mại, thúc đẩy nền kinh tế hai nước phát triển bền vững.

Nhìn chung, từ năm 1991 đến nay, xuất phát từ lợi ích của mỗi bên mà cả hai đều đã tăng cường một cách nhanh chóng sự tin cậy lẫn nhau nhằm duy trì sự hợp tác chặt chẽ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Trong tương lai, quan hệ Trung Quốc – Campuchia có lẽ sẽ vẫn tiếp tục được hai bên củng cố và vun đắp nhằm đáp ứng những đòi hỏi về lợi ích của mỗi nước cũng như phù hợp với xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, có thể thấy một đặc điểm rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước đó là “tính chất bất đối xứng một cách rõ rệt, và Trung Quốc thực hiện thực hiện chiến lược đối ngoại “quà tặng” để đổi lấy sự ủng hộ về mặt chính trị của Campuchia trong các vấn đề song phương và đa phương./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. ASEAN sau năm Campuchia làm chủ tịch, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 016, ngày 17/1/2013, tr17-20

2. ASEAN: Quá khứ và tương lai, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 129, ngày 17/5/2011, tr3.

3. Both Sreng (2011), Quan hệ Campuchia – Trung Quốc từ 1993 đến nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

4. Các nước Đông Nam Á nhìn nhận thế nào về Trung Quốc hiện nay, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 203, ngày 29/7/2011,tr7-12.

5. Campuchia quay tròn trong quỹ đạo của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 109, ngày 24/4/2012, tr 5

6. Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mêcông, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 149, ngày 1/7/2009, tr 9.

7. Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 349, ngày 24/12/2013, tr1-12.

8. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh-Khoa Quan hệ quốc tế (2008), An ninh Châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.96-98.

10. Đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 351, ngày 27/12/2010, tr 1-12.

11. Đánh giá về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ASEAN, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 065, ngày 11/3/2011.

12. Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 345, ngày 21/12/2010, tr 17-23.

13. Đỗ Ngọc Toàn (2010), Vai trò của người Hoa ở Đông Nam Á trong sự phát triển của Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội.

14. Đỗ Tiến Sâm, Nguyễn Xuân Cường (2010), Trung Quốc năm 2009- 2010,

Nxb từ điển bách khoa.

15. Đỗ Trọng Quang (2005), “Cải cách giáo dục tại Campuchia”. Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5.- tr.45-48.

16. Dương Văn Huy (2013), “Những tiến triển trong quan hệ của Trung Quốc- Campuchia từ năm 1991 đến nay”. Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 3, tr187 17. Dương Văn Huy (2013), “Sự thay đổi vị thế người Hoa ở Campuchia từ sau

năm 1991”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2013, tr 22

18. Dương Văn Huy (2014), “Đánh giá xu hướng quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Campuchia với Trung Quốc và Mỹ. Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 26, quý II/2014

19. Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình(2007), Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, Nxb Quân đội nhân dân, HN.

20. Hồ An Cương (chủ biên) (2003), Trung Quốc – những chiến lược lớn, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.

21. Lê Khương Thùy (2011), Sự điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của chính quyền B.Obama, Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr. 50-54.

22. Lê Thị Thu Hồng, Phạm Hồng Thái, (2010), Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc nhìn từ ASEAN, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7, tr.11-16 23. Lê Văn Mỹ (2008), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngoại giao trong bối cảnh

quốc tế mới, Nxb Khoa học xã hội.

24. Lưu Kim Hâm (2003), Trung Quốc-thách thức nghiêm trọng của thế kỷ XXI,

Nxb Văn hóa thông tin.

25. Lưu Minh Phúc (2011), Giấc mơ Trung Quốc, Nxb Thời đại.

26. Nguyễn Hương Quỳnh (2008), “Chính trường Campuchia”. Tài liệu tham khảo đặc biệt - Thông tấn xã Việt Nam, số 014.

27. Nguyễn Huy Quý (2004), Lịch sử hiện đại Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Huy Quý (2008,) “Quan hệ đối ngoại của CHND Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008) thành tựu và kinh nghiệm”. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9.

29. Nguyễn Thị Thu Hương (2010), “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm ở khu vực Đông Nam Á”. Tạp chí Đông Nam Á, số 7.- tr.41-45.

30. Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên)(2012), Lịch sử Đông Nam Á, tập VI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Nguyễn Trần Quế (2003), 35 năm hợp tác và phát triển, Nxb Khoa học xã hội.

32. Nguyễn Văn Hà (2005), “Điều chỉnh chính sách của Campuchia trong quá trình gia nhập WTO và tác động của nó”. Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3.- tr.54-62.

33. Nguyễn Văn Hà (2010) “Quan hệ Campuchia- Trung Quốc trong tương quan với các nước lớn”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2010.

34. Nguyễn Văn Hà (2010), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia thập kỷ qua”. Tạp chí Đông Nam Á, số 2.- tr.30-37.

35. Nguyễn Văn Hà (2010), “Hội nhập kinh tế của Campuchia trong thập kỷ 2001- 2010”. Tạp chí Đông Nam Á, số 5.- tr.40-47.

36. Nguyễn Xuân Sơn, Thái Văn Long (1997), Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Nhìn nhận về môi trường láng giềng chiến lược của Trung Quốc hiện nay, Tài liệu tham khảo đặc biệt – Thông tấn xã, số 346, ngày 22/12/2010, tr11-21. 38. Phạm Bình Minh (cb) (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 99 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)