1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc
2.1. Chính sách của Campuchia và Trung Quốc trong quan hệ song phương giữa ha
2.1.1. Chính sách củaTrung Quốc với Campuchia
Đối với Campuchia, chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa. Trong đó, các chính sách về hợp tác kinh tế, đầu tư tại Campuchia được Trung Quốc chú ý hơn cả.
Khi đầu tư vào Campuchia, các doanh nghiệp Trung Quốc bước đầu thể hiện sự coi trọng cả các vấn đề an sinh xã hội. Cùng với các dự án về kinh tế, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp xã hội. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp nước họ khi đầu tư vào Campuchia theo đuổi các mục tiêu đầu tư dài hạn và có những định hướng cho tương lai để kinh doanh phát triển lâu dài. Các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ vai trò của các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tận dụng và khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư trên mọi lĩnh vực, tận dụng hết tiềm năng thế mạnh, đảm bảo phát triển lâu bền, cho nên có những giải pháp mang tính chủ động, làm cho hoạt động này phát triển có hiệu quả và làm giảm tác động có tính tiêu cực từ các hoạt động đầu tư. Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ không cấp phép và các thủ tục kinh doanh cho các doanh nghiệp không đủ năng lực về tài chính, hoặc hoạt động không đúng với quy định và luật pháp của chính phủ hai nước. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc còn xây dựng nhiều văn phòng đại diện của chính phủ nhằm thực hiện công tác tư vấn, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, cung cấp các văn bản pháp luật của cả Trung Quốc và Campuchia.[33, tr.96]
Trong những năm tới, chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đầu tư vào một số ngành truyền thống và là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Đó là các
ngành khai thác mỏ, năng lượng, thủy điện và chế biến thủ công nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào những ngành mới như dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, viễn thông. Đây là những ngành hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai tại đất nước Campuchia.
Để tránh tình trạng phân tán nguồn lực về tài chính, về con người và làm giảm bớt khả năng tạo việc làm ở trong nước dẫn tới chảy máu ngoại tệ, tạo kẽ hở cho các hoạt động rửa tiền, chính phủ Trung Quốc ngày càng thắt chặt luật đầu tư ra nước ngoài, tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp đầu tư vào Camouchia, không để một bộ phận nhỏ những doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật của hai nước làm ảnh hưởng tới hình ảnh các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Campuchia. Phía Trung Quốc sẽ không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, đến lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Trung Quốc.
Nhà nước Trung Quốc khuyến khích các tổ chức kinh tế trong nước tích cực đầu tư vào Campuchia. Mặt khác, chú trọng những lĩnh vực xuất khẩu, phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Trung Quốc, mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Campuchia nhằm tăng khả năng xuất khẩu để thu ngoại tệ. Đối với những doanh nghiệp này, chính phủ Trung Quốc có chủ trương đơn giản hóa thủ tục đầu tư, bãi bỏ các thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp phép. Đặc biệt, chính phủ Trung Quốc cho rằng trong các thủ tục cấp phép đầu tư, ngân hàng Nhà nước phải là cơ quan tiên phong trong việc tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho doanh nghiệp.
Chính phủ Trung Quốc hiện nay đang nghiên cứu việc phân cấp nhiều và sâu hơn cho các tỉnh. Khi phân cấp sâu hơn thì gánh nặng cấp phép của các bộ cũng giảm bớt, chuyển về cho các tỉnh, do đó doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư sang Campuchia sẽ nhanh chóng triển khai hoạt động tranh thủ tốt các cơ hội, tăng cường được khả năng cạnh tranh với các đối tác nước ngoài khác trên thị trường này.
Thông qua hoạt động đầu tư vào Campuchia, Trung Quốc muốn củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của mình trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp mà hai nước bước đầu xây dựng trong hai thập kỷ qua. Trung Quốc luôn khẳng định sẽ làm hết sức mình để hai nước cùng nhau hợp tác trên mọi lĩnh vực, đảm bảo sự phát triển bền vững, đưa nền kinh tế của cả hai nước lên tầm cao mới.
Từ những lợi ích chung trong hợp tác đầu tư, chính phủ Trung Quốc tích cực kiến nghị chính phủ Campuchia đưa ra những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc bày tỏ mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong các thủ tục hợp tác đầu tư, chính sách về lao động Trung Quốc làm việc tại Campuchia, cũng như được hỗ trợ tư vấn đối với việc thực hiện theo luật đầu tư của Campuchia.
Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp viện trợ đáng kể cho Campuchia và hầu như không kèm theo bất kỳ điều kiện nào, bên cạnh đó thường kết hợp đầu tư với trao đổi và hỗ trợ văn hóa. Nguồn vốn ODA từ Trung Quốc vào Campuchia thường không liên quan tới các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, thủy điện và khai mỏ mà đa phần là hỗ trợ cho phát triển giao thông, viễn thông, sức khỏe, giáo dục, nguồn nhân lực con người. Campuchia là nước duy nhất được sự hỗ trợ của Trung Quốc về các dự án phát triển thủy điện. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang cung cấp nguồn lực cho công cuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Campuchia và trở thành nhà đầu tư chính. Tại Campuchia, Trung Quốc đã tham gia đầu tư vào phần lớn các dự án thủy điện với tư cách là chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công. Do đó, trong nội bộ Campuchia đã có những quan ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Campuchia. Mặt khác, việc Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Campuchia như xây dựng đường sá và các đập thủy điện, nhưng các hợp đồng đầu tư này lại không chịu sự giám sát của công chúng hoặc giám sát độc lập.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là một trong nhiều tổ chức quốc tế đã bày tỏ sự lo ngại về sức ép của Bắc Kinh mà Phnôm Pênh phải cam kết mua tất cả các đập thủy
điện trong thời hạn 30 năm. Điều này sẽ tốn tổng chi phí hàng trăm triệu USD mỗi năm. Bất chấp các mối quan ngại nêu trên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng đối với Campuchia, và điều nay có lợi cho Campuchia trong quá trình tìm kiếm sự cân bằng hữu ích đối với các quốc gia khác. Thủ tướng Campuchia – Hun Sen cảm nhận rất ít sự rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc và ông tuyên bố rằng: số tiền Trung Quốc đầu tư và viện trợ sẽ giúp cho cuộc chiến chống đói nghèo ở Campuchia.[23, tr.129]