1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc
3.2. Vai trò của cộng đồng người Hoa trong mối quan hệ Trung Quốc-Campuchia
không chỉ người dân Campuchia mà bản thân một số giới chức trong chính phủ Campuchia cũng không tránh khỏi những nghi ngại về tốc độ “Hán hóa” ngày càng mạnh mẽ và gánh nặng nợ nần để lại cho các thế hệ tương lai Campuchia.
3.2. Vai trò của cộng đồng người Hoa trong mối quan hệ Trung Quốc-Campuchia Campuchia
Những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy của Trung Quốc và điều dễ nhận thấy là yếu tố quan trọng trong việc gia tăng sức mạnh của quốc gia 1,4 tỷ dân, đặc biệt là “sức mạnh mềm” đang được thực hiện một cách phổ biến. Văn hóa được sử dụng để gây ảnh hưởng ở nhiều quốc gia và nhiều dân tộc trên thế giới.
Với bề dày lịch sử văn hóa, Trung Quốc thể hiện những ràng buộc với người Hoa chặt chẽ hơn bất cứ đâu, không phân biệt quốc tịch hay hệ tư tưởng. Điều đáng chú ý là ở bất cứ đâu, người Hoa cũng luôn có một khả năng rất đáng ghi nhận thể hiện niềm tự hào lớn lao đối với các thành tựu mà tổ tiên họ để lại. Tư tưởng ấy là sự ủng hộ không gì so sánh được trong việc làm sống dậy ý thức dân tộc của cộng đồng người Hoa ở khắp nơi trên thế giới, trong đó người Hoa ở Campuchia chiếm số lượng không nhỏ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến cuối thế kỷ XX cộng đồng người Hoa có khoảng 35 triệu người. Đa số họ là tầng lớp người lao động, các doanh nhân, những người nhập cư vì lí do kinh tế, ở các trình độ khác nhau. Họ ít, nhiều hiện diện ở mỗi quốc gia trên thế giới, kể cả những nước như Bắc Triều Tiên, nơi mà không dễ dàng thâm nhập với các dân tộc khác. Tuy nhiên, sự gần gũi về địa lý- lịch sử và văn hóa, cùng với sự phát triển của quan hệ hợp tác về nhiều mặt giữa Campuchia và Trung Quốc mà số người Hoa di cư tới nước này trong những năm gần đây ngày càng tăng mạnh. Năm 2006, một nhà quan sát phương Tây quan tâm đến di dân cho rằng: di dân Trung Quốc đổ vào Campuchia những năm gần đây rải rác khắp nơi, cả những vùng xa xôi, hẻo lánh, khó tới nhất vẫn thấy dấu chân của di dân Trung Quốc mới.
Hiện nay, những dòng người di cư từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng không ngừng đổ xuống Campuchia tìm kiếm cơ hội với sự hỗ trợ bởi sự hiện diện của nền kinh tế hùng mạnh Trung Quốc. Trong đó, dòng người di cư mới vào Campuchia lại chủ yếu là tiểu thương, nhân viên quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc, công nhân lành nghề, nhân viên kỹ thuật.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cùng với sự thăng trầm trong quan hệ Trung Quốc - Campuchia mà quá trình di dân và vị trí của người Hoa Campuchia cũng có sự thay đổi. Sau những đợt càn quét của Khmer Đỏ, số lượng người Hoa ở Campuchia bị giảm đi đáng kể, từ 430.000 người năm 1975 còn 219.000 người năm 1979 và tiếp tục bị phân biệt trong thời kỳ 1979-1989. Tuy nhiên, một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên khi giờ đây họ lại một lần nữa quay trở lại địa vị thống trị khi hiệp định hòa bình về vấn đề Campuchia được ký kết năm 1991. Việc Chính phủ Campuchia chuyển từ chính sách nới lỏng đối với bộ phận người Hoa sang chính sách công khai khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội đã làm cho số lượng người Hoa ở Campuchia tăng lên đáng kể. Năm 2008, số người Hoa Campuchia tăng lên 700.000 người, họ chỉ chiếm khoảng 5% dân số Campuchia nhưng lại nắm khoảng 80% các hoạt động kinh tế thương mại của nước này.[17, tr.17,18] Mặc dù Campuchia là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, nhưng ở đây, các thương nhân người Hoa vẫn phát triển rất thịnh đạt do khả năng kinh tế của họ đang được tăng lên nhờ luồng vốn từ Trung Quốc đổ vào. Luồng vốn này sẽ là sự hấp dẫn với bất kỳ quốc gia đang phát triển nào, nhất là đối với một quốc gia có xuất phát điểm thấp và lệ thuộc nhiều vào viện trợ như Campuchia. Vì vậy, việc làm hồi sinh cộng đồng người Hoa tại Campuchia dường như là một trong những động lực cho mối quan hệ Trung Quốc – Campuchia khi Trung Quốc đang ngày càng thể hiện những lợi ích thiết thân có được tại nước này. Lực lượng này sẽ là lực lượng nòng cốt, tiên phong, là sức mạnh vô hình giúp Trung Quốc dành được nhiều món lợi kinh tế và tạo đà cho sự tràn vào của văn hóa Trung Quốc.
Chúng ta sẽ chẳng mấy khó khăn khi nhận thấy rằng: mục tiêu của Trung Quốc khi xây dựng và nuôi dưỡng cộng đồng người Campuchia gốc Hoa theo đánh
giá của Đại sứ Trung Quốc Dương Đình Ái: chính phủ Campuchia đánh giá cao vai trò mà người Campuchia gốc Hoa đang đóng góp cho công cuộc tái thiết kinh tế và:
việc phổ biến tiếng Hoa ở Campuchia đã vượt xa bất cứ quốc gia nào ở Đông Nam Á. Cái lông vũ này ở trên mũ của người Hoa ở Campuchia đã tạo nên một đóng góp to lớn cho tất cả việc tôn vinh văn hóa Trung Hoa và phát triển tình hữa nghị giữa Campuchia và Trung Quốc.50
Để tạo dựng vị thế tại Campuchia, người Hoa ở đây đã không ngừng tăng cường hoàn thiện cơ cấu tổ chức xã hội và thúc đẩy cho sự phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Những hội quán người Hoa vừa mang tính chất đồng hương, vừa mang tính chất thân tộc lần lượt ra đời và phát triển. Đặc biệt, sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ Trung Quốc-Campuchia lập tức chuyển sang giai đoạn tốt đẹp thì các tổ chức xã hội của người Hoa trên đất nước “chùa tháp” này cũng được khôi phục, trong đó phải kể đến sự ra đời và hoạt động hiệu quả của Tổng hội lý sự người Hoa Campuchia51. Sự khôi phục về tổ chức xã hội mang tính truyền thống, xã hội người Hoa ở Campuchia dần trở thành tổ chức xã hội mang tính tộc người có tính liên kết chặt chẽ, trong đó, việc tạo dựng vị thế và gia tăng về địa vị xã hội của cộng đồng người Hoa Campuchia đã không thể tách khỏi sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Trung Quốc cũng như chắc chắn có sự cho phép của chính quyền sở tại. Họ trở thành cầu nối quan trọng cho việc thắt chặt quan hệ Trung Quốc – Campuchia và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.
Lại xét về phương diện kinh tế, có thể thấy rằng: sự bất ổn về chính trị thường xuyên ở Campuchia đã tạo nên bước thăng trầm trong hoạt động kinh tế của người Hoa. Từ sau những năm 1950 địa vị kinh tế của họ bị suy giảm. Chính sách hạn chế người Hoa và những cuộc đàn áp của Khmer Đỏ đã làm cho đời sống kinh
50http://findarticles.com/p/articles/mi_m0IBR/í_3_30/ai_67502105/pg_3?tag=artBody;col1
51Tổng hội lý sự người Hoa Campuchia ra đời ngày 26/12/1990, đây là tổ chức đoàn thể xã hội người Hoa cao nhất tại Campuchia. Tổ chức này khi mới thành lập đã được ông Chea Sim là cựu Chủ tịch Mặt trận Thống nhất dân tộc Campuchia, nay là Chủ tịch Thượng nghị viện Campuchia ủng hộ. khóa đầu của hội có 10 thành viên, ban đầu đều do chính quyền bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi thành lập, tuy còn nhiều khó khăn, song hội cố gắng tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa chính quyền với cộng đồng người Hoa nhằm đảm bảo lợi ích của người Hoa và Hoa kiều, tham gia các hoạt động nhân đạo, cứu tế cho các hộ nghèo
tế của lực lượng này ngày càng suy thoái. Bước sang thập niên 60, địa vị thống trị kinh tế của người Hoa cơ bản được phục hồi. Họ tuy không chiếm số đông trong cơ cấu dân cư Campuchia nhưng lại là lực lượng đông đảo và chi phối mạnh mẽ nhất trong các hoạt động kinh tế thương nghiệp của nước này.52
Đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, sau thời gian khủng hoảng chính trị kéo dài, đất nước Campuchia bước vào giai đoạn hồi sinh, Chính phủ Campuchia thi hành nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong nước, trong đó có chính sách: cho phép người Hoa, Hoa kiều tham gia vào các hoạt động thương nghiệp, được phép bỏ vốn ra tự kinh doanh các loại hình thương nghiệp lớn dưới sự giám sát của nhà nước, hay động viên nhiều kiều dân người Hoa đã chạy ra nước ngoài về nước định cư làm ăn sinh sống, v.v. những chính sách này không những giúp Campuchia nhanh chóng mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kinh tế người Hoa phát triển mạnh mẽ.
Đồng thời, việc chính phủ Campuchia thực hiện chính sách mở cửa kinh tế một cách tích cực đã biến Campuchia trở thành môi trường đầu tư lý tưởng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Đặc biệt, từ sau sự kiện năm 1991, quan hệ Trung Quốc – Campuchia được thắt chặt thì cũng là lúc người Hoa Campuchia bước vào thời kỳ phát triển vàng son. Sự tăng lên của cán cân thương mại hai nước tỷ lệ thuận với sự phát triển thịnh đạt của các hoạt động kinh tế người Hoa. Đặc biệt, với các khoản đầu tư và viện trợ liên hoàn mà chính phủ Trung Quốc dành cho Campuchia (từ năm 1994 đến 2011, Trung Quốc đầu tư vào Campuchia gần 400 dự án khoảng 8,8 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại nước này)[16, tr.187], Thủ tướng Hun Sen đã khẳng định Trung Quốc là người bạn số một của Campuchia. Các khoản đầu tư Trung Quốc dành cho Campuchia chủ yếu tập trung vào các ngành: thủy điện, khoáng sản, ngân hàng, dệt may và du lịch. Đây là những lĩnh vực
52 Trong những năm 1962-1963, toàn Campuchia có khoảng 425.000 người Hoa, trong đó có khoảng 84% người Hoa tham gia vào các hoạt động kinh tế thương mại. Các hoạt động thương mại của họ chiếm khoảng 95% trong tổng số người Campuchia tham gia vào các hoạt động buôn bán trao đổi, 8,5% người tham gia vào các hoạt động sản xuất công nghiệp, 7% tham gia vào các công việc làm thuê mướn và 0,5% tham gia vào các ngành đặc thù hay các ban ngành trong chính phủ. Dẫn theo: Dương Văn Huy, Sự thay đổi vị thế người Hoa ở Campuchia từ sau năm 1991, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2013, tr 22.
cần một lực lượng lớn lao động, trong đó người Hoa Campuchia với vai trò đặc biệt của chiếc cầu nối, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với chính phủ Campuchia là điều không thể phủ nhận.
Cho đến nay, đã có nhiều người Campuchia gốc Hoa tham gia vào việc điều hành nhà nước, nhiều người giữ chức vụ quan trọng, khoảng một nửa số quan chức nội các trong chính phủ Hun Sen là người gốc Hoa. Ông Chea Sim là Chủ tịch Thượng nghị viện Campuchia, ông Khieu Kanharith từng là Bộ trưởng bộ Thương nghiệp, Bộ trưởng bộ Tài chính, Bộ trưởng bộ Truyền thông Campuchia,[17; tr.24] và nhiều quan chức cao cấp khác, đó là chưa kể tới các lãnh tụ dưới thời Khmer Đỏ như Pôn Pôt, Khiêu Sampon, v.v. Rõ ràng với địa vị trọng yếu trong chính phủ Campuchia thì việc Campuchia liên tục thực hiện chính sách gia tăng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc một cách mạnh mẽ là điều không thể tránh khỏi.
Như vậy, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của cộng đồng người Hoa trên mọi phương diện đã biến họ trở thành nhân tố có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc thắt chặt quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia. Họ là cầu nối cho nhiều hoạt động ngoại giao và là đòn bẩy đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Cùng với sự phát triển của cộng đồng người Hoa tại Campuchia, các loại hình truyền thông, giáo dục tiếng Hoa cũng ngày càng phổ biến.
Đối với các trường dạy tiếng Hoa, từ những năm 1970, do tình trạng chiến tranh, nội chiến diễn ra liên miên, sự trấn áp của Non Nol và Khmer Đỏ mà đời sống của một bộ phận không nhỏ người Hoa ở đây lâm vào tình cảnh khó khăn. Tiếng Hoa, chữ Hoa cũng lâm vào tình trạng thoái trào. Cho đến sau những năm 1990, khi quan hệ Trung Quốc - Campuchia trở nên nồng ấm, chính phủ Campuchia cho phép mở các trường dạy tiếng Hoa, khóa học dạy bằng tiếng Hoa đầu tiên tại tỉnh Kampong Cham được coi như điểm mốc cho sự phát triển trở lại của Hoa ngữ. Từ đó, các trường dạy tiếng Hoa có điều kiện phục hồi và phát triển.
Dưới vai trò của tổ chức nghiệp đoàn cao nhất của cộng đồng người Hoa Campuchia - Lý sự tổng hội người Hoa Campuchia đã cùng với các hội quán người Hoa thành lập “Hội đồng khóa học mùa hè Phnom Penh” năm 1992, phối hợp với
chính phủ Campuchia tiến hành khôi phục và mở cửa nhiều trường dạy tiếng Hoa. Cho đến năm 2006, toàn quốc đã có khoảng 70 trường dạy tiếng Hoa được thành lập, trong đó có cả các trường công lập và tư thục với khoảng 50.000 học sinh. Phnom Penh là nơi có nhiều trường nhất và trường Đoan Hoa được hội quán Triều Châu thành lập là trường có quy mô lớn nhất (khoảng 200 lớp học, trong đó 80% học sinh là người Campuchia gốc Hoa). Tuy nhiên, số học sinh ở các trường trong các tỉnh không đều nhau, con số có thể lên tới hàng nghìn nhưng cũng có thể chỉ dừng lại ở mấy chục học sinh.
Sự phát triển trở lại của hệ thống giáo dục tiếng Hoa ở Campuchia ngoài sự thúc đẩy của chính quyền sở tại thì không thể không kể đến sự đóng góp vô cùng to lớn từ phía Trung Quốc. Trước hết là sự ủng hộ một phần tài chính không nhỏ cho chính phủ Campuchia trong việc phục hồi và xây mới hệ thống trường lớp dành cho việc dạy tiếng Hoa. Tiếp theo chính phủ Trung Quốc còn giúp Campuchia in ấn nhiều tài liệu, sách báo dùng cho việc giảng dạy. Ngoài ra, một hiện tượng khá phổ biến tại các trường dạy tiếng Hoa Campuchia là hiệu trưởng và giáo viên đại đa số là người Trung Quốc. Do đó, việc truyền bá văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước Trung Hoa là điều không mấy khó khăn, nó làm cho quan hệ Trung Quốc – Campuchia thân càng thêm thân. Không những thế, năm 1998, Trung Quốc bắt đầu trao học bổng cho các sinh viên Campuchia gốc Hoa theo học tại các trường trung học và cao đẳng của Trung Quốc. Năm 1999, trường đại học Hoa Kiều tại tỉnh Phúc Kiến bắt đầu quảng cáo về việc giảm học phí cho các sinh viên Campuchia gốc Hoa.[17, tr.20]
Hiện nay việc đầu tư vào hệ thống giáo dục tiếng Hoa tại Campuchia ngày càng được cả hai bên chú trọng. Nó không chỉ thể hiện cho sự gia tăng dân số gốc Hoa tại Campuchia mà còn cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đang lan tỏa khắp đất nước Campuchia. Nguồn đầu tư từ Trung Quốc đại lục, Hồng Công hay Đài Loan vào Campuchia ngày càng nhiều đã kéo theo một số lượng việc làm đáng kể cho Campuchia, việc sử dụng thành thạo tiếng Hoa là lợi thế cho sự tiếp cận với các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như tạo ra các cơ hội việc làm.
Ở Campuchia, do mối quan hệ với Trung Quốc ấm lên, nguồn đầu tư của nước này vào Campuchia tăng mạnh làm xuất hiện “cơn sốt” tiếng Hoa. Một sinh viên trung học nói với các phóng viên: tại Campuchia học tiếng Trung hữu ích hơn tiếng Anh, vì mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Campuchia, và càng có nhiều người Trung Quốc sang Campuchia để làm kinh doanh, nhu cầu lớn của Trung Quốc trong nhiều ngành công nghiệp. Một giáo viên dạy tiếng Trung ở Campuchia cũng từng nói: tiếng Hán ở Campuchia hiện tại hữu dụng hơn tiếng Anh, bởi vì quan hệ tốt giữa Trung Quốc và Campuchia mà ngày càng nhiều người Trung Quốc đến Campuchia buôn bán, rất nhiều ngành nghề cần một lượng lớn