Trung Quốc gia tăng các hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội hai nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 87 - 91)

1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc

3.1. Trung Quốc gia tăng các hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội hai nước

Cùng với việc tranh thủ ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa Campuchia và gia tăng “sức mạnh cứng”, cả trên bình diện kinh tế và quân sự, Trung Quốc đang dành mối quan tâm lớn hơn cho “sức mạnh mềm”, đặc biệt là sức mạnh văn hóa. Trong văn kiện đại hội 17 năm 2007, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh “trong thời đại hiện nay, vai trò của văn hoá trong cạnh tranh sức mạnh tổng hợp của đất nước ngày càng tăng. Ai chiếm cứ được đỉnh cao của phát triển văn hoá, người đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt này”, đồng thời đi đến xác định, muốn nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của văn hóa “phải vực dậy sức sống sức sáng tạo của văn hóa toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia.”47 Theo đó, việc triển khai gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc được tiến hành bằng việc thành lập Học viện Khổng Tử; thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa như truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, v.v. ra bên ngoài.

Việc thúc đẩy ngành du lịch là một kênh quan trọng để củng cố sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Campuchia. Đối với Trung Quốc, sự chủ động tích cực trong hợp tác du lịch dường như không chỉ tạo nên tình huống hai bên cùng có lợi mà điều quan trọng hơn là sự gia tăng sức hấp dẫn của nước này ngày càng được khẳng định. Trong gần 30 năm qua, các nguyên nhân như “mong đến Trung Quốc du lịch”, “mong trao đổi với người Trung Quốc”, “mong tìm hiểu văn hóa Trung Hoa thần bí”... khiến ngày càng nhiều người trên thế giới muốn học tiếng Hán và đến Trung Quốc du lịch.

47 Theo Nguyễn Thu Phương, Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở Đông Nam Á,viện Nghiên cứu Trung Quốc, http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=178

Sự liên minh chặt chẽ giữa Trung Quốc- Campuchia có tác dụng kích thích sự phát triển của du lịch hai nước. Nhiều du khách Trung Quốc đồng thời là các thương nhân đến Campuchia để tìm kiếm thị trường và cơ hội đầu tư.

Ở Campuchia, sự phát triển du lịch đã không dừng lại ở việc tạo dựng vị thế cho cộng đồng người Hoa ở đây mà nó còn cho thấy một khả năng rất lớn về nguồn thu cho ngân sách Campuchia. Du lịch trở thành một trong các ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế nước này. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2011, số du khách Trung Quốc tới Campuchia đạt khoảng 150.000 lượt khách. Trong đó, thủ đô Phnom Penh là điểm đến chính của các du khách Trung Quốc, khu vực này phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút khoảng 1 triệu lượt khách Trung Quốc đến thành phố này mỗi năm.

Nếu như năm 2009, Campuchia đón khoảng 216.000 lượt khách du lịch quốc tế, tăng 1,7% so cùng kỳ năm trước, với tổng thu nhập từ du lịch khoảng 1,56 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2008, trong đó số khách du lịch Trung Quốc đạt khoảng 120.000 lượt khách.[16, tr.187] Năm 2010, Campuchia thu hút khoảng 250.000 lượt khách du lịch quốc tế, đem lại 1,75 tỷ USD cho nước này, trong đó khách Trung Quốc đạt 178.000 lượt khách. Năm 2011, Campuchia đã thu hút 288.000 lượt khách du lịch quốc tế, trong đó khách du lịch Trung Quốc đạt 247.000 lượt, đứng vị trí thứ 3 sau Việt Nam và Hàn Quốc.48

Nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia, Chính phủ nước này đã đưa ra Chiến lược thị trường thu hút khách du lịch Trung Quốc, theo đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2015 Campuchia sẽ thu hút khoảng 550.000 lượt khách, đến năm 2020 thu hút khoảng 1 triệu lượt khách Trung Quốc. Để hướng đến mục tiêu này, Chính phủ Campuchia cần phải tích cực cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường du lịch, nâng cao sản phẩm và chất lượng du lịch, mở thêm nhiều các chuyến bay trực tiếp, sử dụng cả 3 ngôn ngữ là tiếng Campuchia, tiếng

48Ngành du lịch Campuchia kế hoạch thu hút 1 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc vào năm 2020, Chinadaily, http://www.chinadaily.com.cn/hqgj/jryw/2012-05-02/content_5814010.html, truy cập ngày 10/9/2012

Trung Quốc và tiếng Anh trong các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, các trang mạng du lịch và trong sách hướng dẫn du lịch, nhất là việc chú trọng nâng cao chất lượng các món ăn Trung Quốc, tìm hiểu về thị hiếu của người Trung Quốc, có như vậy Campuchia mới có thể trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Trung Quốc.

Cùng với các hoạt động hợp tác về du lịch, hai nước cũng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa khác. Về phía Trung Quốc, Trung Quốc tăng cường tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Trung Hoa. Do tiếng Hoa không xa lạ với số đông người Campuchia nên làn sóng văn hóa Trung Quốc gia tăng tỷ lệ thuận theo tốc độ mở rộng phạm vi phủ sóng các chương trình truyền thanh, truyền hình cũng như thời lượng phát sóng của các đài địa phương. Phim truyền hình cũng là một phương thức được Chính phủ tích cực áp dụng nhằm giới thiệu đất nước Trung Hoa. Có thể thấy, sự gia tăng liên tục và đa dạng của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông dường như đang khiến các nước ASEAN trở nên khó khăn hơn trong việc “kháng cự” lại sức mạnh mẽ của nó 49.

Như vậy, một mạng lưới phương tiện thông tin đại chúng đã được tăng cường kết hợp với các hoạt động giáo dục và truyền bá tiếng Hoa tại Campuchia đang được thúc đẩy nhằm quảng bá hình ảnh cho đất nước Trung Quốc. Hàng loạt các tờ báo ra đời: ngày 11 tháng 8 năm 2000 tờ Nhật báo tiếng Hoa Campuchia

(Jianhua Daily- Cambodian Chinese Newspaper) ra đời, tháng 8/1999 tờ Đại chúng nhật báo cũng ra đời, hay tờ Tân thời đại báo(3/2000), tờ Campuchia tinh châu nhật báo (8/11/2000). Ngoài ra, một số tờ báo tiếng Hoa cũng được phát hành và phổ biến rộng rãi như tờ Cao Miên độc lập nhật báo (12/12/1993), Phnom Pênh thời báo (3/9/2009), đồng thời, hàng loạt, các bộ phim truyền hình Trung Quốc được công chiếu rộng rãi trên các kênh truyền hình Campuchia cũng ra sức khuếch trương cho hình ảnh của Trung Quốc.

49 Theo Nguyễn Thu Phương, Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở Đông Nam Á,viện Nghiên cứu Trung Quốc, http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=178

Trung Quốc muốn thúc đẩy hình ảnh nước này là quê hương của văn hóa Trung Hoa truyền thống. Đương nhiên điều đó không phải là sự ảo tưởng. Nghệ thuật truyền thống và các ngành nghề thủ công như nhạc, múa, thêu, châm cứu, thuốc thảo dược, võ thuật, phong thủy... đều xuất hiện và phát triển sớm ở Trung Quốc, nó là một trong những nét văn hóa phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Campuchia, Tết âm lịch của người Hoa không được coi là ngày lễ chính, song, trong ngày này, rất nhiều trường học, chợ, các cơ quan, thậm chí một số Bộ ngành cũng đóng cửa. Đặc biệt khi các khoản đầu tư, viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia ngày càng nhiều thì sự quan tâm của Chính phủ Campuchia đối với đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa lại càng lớn.

Năm 2003, Cơ quan Trao đổi văn hóa Campuchia mở văn phòng đại diện tại Bắc Kinh, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, đặc biệt là chương trình “văn hóa rộng khắp” do Bộ ngoại giao Campuchia trực tiếp tổ chức. Ngoài ra, rất nhiều các sự kiện văn hóa, các cuộc triển lãm ảnh, các liên hoan phim, các buổi hòa nhạc, buổi biểu diễn sân khấu,… đã góp phần làm cho nền nghệ thuật đến từ đất nước Campuchia, trong đó có cả nền nghệ thuật truyền thống Campuchia trở thành quen thuộc đối với người Trung Quốc.

Cùng với sự phát triển nở rộ của các hoạt động giao lưu văn hóa, Trung Quốc còn giúp Campuchia tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và cung cấp nhiều tài liệu cho quá trình giảng dạy tại các trường ở Campuchia. Trung Quốc đã giúp Campuchia đào tạo hàng loạt cán bộ cốt cán cho việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Cho đến năm 2007, Trung Quốc đã đào tạo cho Campuchia khoảng 365 quan chức chính phủ, nhân viên và các chuyên gia kinh tế kỹ thuật, đó là còn chưa kể đến 35 chuyên gia được Trung Quốc phái đến giúp Campuchia tiến hành chỉ đạo và bồi dưỡng về công nghệ, y tế, thương mại, công- nông nghiệp, giao thông vận tải, v.v.[3, tr.43]

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc đã dẫn đến hiện tượng hàng hóa Trung Quốc len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội. Là “đồng minh thân cận” của Trung Quốc, Campuchia

đã sớm trở thành thị trường tiêu thụ lớn của nước này, đặc biệt là các loại hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 87 - 91)