1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc
1.4. Tiểu kết chương 1
Trong thế kỷ mới, sự biến đổi mau lẹ của cục diện thế giới và khu vực đã đòi hỏi các nước phải có những thay đổi nhằm thích ứng trong tình hình mới. Hiện nay, thế giới đang đứng trước những cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn điển hình là hai cực Mỹ và Trung Quốc. Giờ đây, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành điểm nóng và Đông Nam Á cũng đã trở thành một trong những tâm điểm quan trọng cho các cường quốc tranh giành ảnh hưởng chiến lược. Thông qua các diễn đàn đa phương, song phương, các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo, các nước lớn đang tranh thủ lôi kéo từng nước thành viên ASEAN đi theo ảnh hưởng của mình. Những nhân tố trên buộc Trung Quốc phải nhìn nhận và điều chỉnh lại chính sách ngoại giao đặc biệt là chính sách ngoại giao láng giềng để tạo cơ sở cho chiến lược gia tăng ảnh hưởng khu vực và toàn cầu.
Với vị trí mang ý nghĩa địa chính trị, Campuchia không thể tách khỏi chiến lược hướng xuống phía Nam của Trung Quốc, đồng thời đây cũng trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều nước. Hơn nữa, cùng với nhu cầu phát triển đất nước, Campuchia đang phải dựa vào những sự giúp đỡ đến từ bên ngoài để khắc phục những khó khăn trong nước. Bên cạnh những lợi ích đạt được, Campuchia cũng phải chịu những áp lực không nhỏ đến từ các nước lớn cũng như áp lực trong việc cân bằng cạnh tranh ảnh hưởng các nước lớn ở đây. Trong bối cảnh ấy, chắc chắn Trung Quốc với tiềm lực của một siêu cường khu vực sẽ tìm cách lôi kéo và biến Campuchia thành quốc gia láng giềng thân cận, nhằm tạo ra môi trường xung quanh ổn định để tiếp tục thực hiện quá trình trỗi dậy hòa bình.
Chương 2:
NHỮNG TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ AN