1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc
2.2. Những tiến triển trong quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước
2.2.1. Khái quát về quan hệ chính trị ngoại giao hai nước trước năm 1991
Nằm ở hạ nguồn sông Mê Công, Campuchia không có đường biên giới chung với Trung Quốc song lịch sử đã cho thấy mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc đã có từ rất lâu đời. Các tài liệu khảo cổ học cho thấy: mối quan hệ thương mại giữa hai nước xuất hiện từ khoảng thế kỷ XII. Trong một thời gian dài, do việc thay đổi triều đại và các cuộc nội chiến ở Trung Quốc đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc di dân của người Hoa xuống các nước Đông Nam Á, trong đó không thể không có Campuchia. Từ đó, các mối tương tác về văn hóa, kinh tế và ngoại giao giữa hai dân tộc Trung Quốc và Campuchia ngày càng trở nên rõ nét.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản phương Tây tìm cách quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ ở châu Á, cùng chung số phận với Việt Nam và Lào, Campuchia lại trở thành thuộc địa của Pháp. Những năm 1953, chiến cuộc trên chiến trường Đông Dương có sự thay đổi khi Mỹ tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này bằng việc tăng cường viện trợ cho Pháp. Cùng thời gian ấy, Trung Quốc một mặt tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Mỹ và gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực bằng việc tăng các gói viện trợ ủng hộ cho các nước Đông Dương, mặt khác lại tìm cách hạn chế tầm ảnh hưởng của Việt Nam nhất là ở Campuchia – địa bàn Trung Quốc cho là có vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng xuống phía nam. Vì vậy, Trung Quốc ra sức thực hiện chính sách bảo trợ cho các nhà lãnh đạo Campuchia (bao gồm cả các phần tử phản động Khmer Đỏ).
Năm 1955, cuộc gặp gỡ tại hội nghị Bandung (Indonexia) giữa Chu Ân Lai và Sihanouk đã trở thành điểm mốc đầu tiên cho quan hệ hai nước để rồi năm 1958 đặt mốc quan trọng đánh dấu chính thức cho quan hệ Trung Quốc – Campuchia. Từ
Quốc. Quan hệ thân thiết ấy kéo dài đến năm 1967 khi bản thân chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại Campuchia bộc lộ những xung đột. Một mặt đó là sự ủng hộ sự nổi dậy của Khmer Đỏ mà ban đầu ngay cả Sihanouk đã nghi ngờ là việc làm của Bắc Việt Nam và ngay sau đó ông suy ra được rằng đó chắc chắn là do Trung Quốc đứng sau ủng hộ. Mặt khác đó là sự lây lan của Cách mạng Văn hóa với một lực lượng chống Sihanouk được thúc đẩy bởi Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh. Tuy nhiên, một sự thật mà Sihanouk cần ghi nhận đó là vào năm 1970, khi được sự hậu thuẫn của Mỹ, Lon Nol tiến hành đảo chính lật đổ Sihanouk, Trung Quốc lại một lần nữa bao bọc Sihanouk, cung cấp nơi ở cho ông ở Bắc Kinh. Để đáp lại “ân tình” của Trung Quốc, Sihanouk cẩn thận khi đảm bảo rằng ông luôn được coi là người ủng hộ Trung Quốc.
Dưới thời Khmer Đỏ, giới lãnh đạo bị ám ảnh bởi cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc bởi trong số họ đã có những người như Pôn Pốt, Xon Xen từng theo những khóa nghiên cứu ở Bắc Kinh thời kỳ cao điểm của Cách mạng văn hóa. Bản thân họ là những người được nhận một liều thuốc mạnh về tuyên truyền chống Việt Nam. Và thực tế cho thấy: “Pôn Pốt là một người máy của Trung Quốc không phải là một người yêu nước Campuchia”.[51, tr.83]
Trong cuộc gặp gỡ cấp cao ngày 29/9/1977 tại Bắc Kinh giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc 24 với lãnh đạo Khmer Đỏ,25 Pôn Pốt đã khẳng định Trung Quốc là bạn của họ và các Bản hiệp định đề cập tới vấn đề chuyển giao vũ khí của Trung Quốc cho chính quyền Khmer Đỏ trong những năm 1976 – 1978 là kết quả của tình bạn tốt đẹp ấy. Ngoài ra, trong suốt những năm 1979 – 1990, Trung Quốc không ngừng ủng hộ và cung cấp vũ khí cho Khmer Đỏ dọc theo biên giới Thái Lan- Campuchia. Vào thời kỳ cao điểm của cuộc nội chiến, Trung Quốc luôn đóng vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ cho lực lượng Khmer Đỏ khét tiếng và gia tăng hỗ trợ
24 Nhóm lãnh đạo Trung Quốc bao gồm: Chủ tịch Hoa Quốc Phong, các Phó thủ tướng: Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Cảnh Tiêu và Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long được coi là “cỗ trọng pháo” của ban lãnh đạo khi đó.
cho các nhóm Sihanouk và Xon Xen chiến đấu chống lại chính phủ Phnom Penh do Heng Samrin, Chea Sim và Hun Sen lãnh đạo.
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu như nhân loại lên án Khmer Đỏ về những tội ác tàn khốc đối với dân tộc Campuchia thì bản thân các cuộc nội chiến ấy lại không thể tách rời sự liên quan của Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Campuchia bằng việc không ngừng ủng hộ lực lượng Khmer Đỏ thực hiện những hành động chống phá chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia và Việt Nam nhằm đảm bảo cho lợi ích của mình trong khu vực phải chăng là những hành động đáng lên án? Tuy nhiên, bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, khi tình hình thế giới có những chuyển biến mới và trở nên hòa dịu hơn thì vấn đề Campuchia lại thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Công luận quốc tế không ngừng lên án các hành động của Khmer Đỏ. Ở Campuchia, cục diện thay đổi trên chiến trường, Trung Quốc để bảo đảm lợi ích của mình buộc phải thay đổi lập trường nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Campuchia. Do đó, hiệp định Pari hòa bình về vấn đề Campuchia đã được ký kết vào tháng 10/1991 và sự thành lập chính phủ liên hiệp Campuchia đã đưa lịch sử Campuchia sang một trang mới, đồng thời cũng mở ra một thời kỳ mới cho quan hệ Trung Quốc – Campuchia.
2.2.2. Thực trạng quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước 1991–2011
Sau hiệp định Paris năm 1991, hòa bình lập lại trên lãnh thổ Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới, Campuchia bước vào thời kỳ phục hồi, xây dựng lại đất nước và đồng thời thiết lập lại quan hệ ngoại giao đã bị đình trệ thời Khmer Đỏ. Quan hệ với Trung Quốc vẫn được giới cầm quyền mới ở Campuchia hết sức coi trọng. Từ sau năm 1992, quan hệ hai nước bắt đầu có những tiến triển quan trọng. Tuy nhiên, cho đến trước năm 1997, quan hệ hai nước vẫn chưa có những đột phá. Bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ song phương giữa Campuchia và Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu với sự kiện Hun Sen lật đổ con trai quốc vương Sihanouk, hoàng tử Norodom Ranaridh khỏi chính phủ liên minh trong một cuộc đảo chính bằng bạo lực, nắm quyền lãnh đạo đất nước
Campuchia, song chỉ có Trung Quốc không những hoan nghênh kết quả của cuộc đảo chính mà còn hết lòng ủng hộ cho chính phủ của Hun Sen. Từ đó, quan hệ hai nước ngày càng được cải thiện và phát triển trên nhiều lĩnh vực, sự gắn bó về lợi ích mang tính chiến lược giữa hai nước ngày càng gia tăng. Campuchia coi việc quan hệ với Trung Quốc là tâm điểm của chính sách đối ngoại nhằm tìm kiếm một đối tác hàng đầu có thể tranh thủ nguồn viện trợ, vốn đầu tư và phát triển quan hệ thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về phía Trung Quốc, Trung Quốc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với Campuchia và coi đây là đối tác chiến lược– địa bàn quan trọng có thể đưa lại những lợi ích chính trị - an ninh và kinh tế thiết thực, đồng thời gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực, nhất là việc hỗ trợ cho Trung Quốc trong những tuyên bố chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á.
Để thực hiện những mục tiêu chiến lược, cả hai bên đã không ngừng gạt đi những cay đắng trong thời kỳ đen tối mà lịch sử để lại nhằm xây dựng một tình cảm tốt đẹp giữa hai bên. Những chuyến thăm viếng chính thức không ngừng được thúc đẩy.
Tháng 11/2000, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã có chuyến thăm chính thức tới Campuchia, hai bên đã ký kết “Tuyên bố chung Trung Quốc – Campuchia về hợp tác song phương”, xác định quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước càng chặt chẽ và vững chắc hơn trong thế kỷ mới. Tháng 11/2002, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã có thuyến thăm chính thức Campuchia, Tháng 4/2004, thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thăm Trung Quốc.
Quốc vương Campuchia, Norodom Sihamoni cũng bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 8/2005. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Quốc vương kể từ khi lên ngôi năm 2004. Hoàng thân Norodom Ranaridh từng nêu rõ: Quốc vương Sihamoni chọn Trung Quốc vì đây là quốc gia có tình hữu hảo thực sự của Campuchia, đồng thời cũng là nước có ảnh hưởng lớn tại châu Á và thế giới. Ngày 13/12/2005, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tới thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này. Trong thời gian ở Bắc Kinh, thủ tướng Hun Sen đã tiếp kiến chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào,
chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc, và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Nhân dịp này ông Hun Sen còn đi thăm nhiều thành phố khác: Thiên Tân, Giang Tô. Tháp tùng Thủ tướng Hun Sen trong đoàn còn có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Campuchia Cham Prasidh, Bộ trưởng bộ Thương mại và nhiều quan chức cao cấp khác.
Tháng 4 năm 2006, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tiến hành chuyến thăm Campuchia, hai bên tuyên bố xây dựng “Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện. Năm 2008, Trung Quốc và Campuchia đã kỷ niệm tròn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và là “Năm hữu nghị Trung Quốc – Campuchia”, hai bên đã tiến hành hàng loạt các hoạt động chúc mừng. Tháng 8/2008, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, thái hoàng Norodom Sihanouk cùng thái hậu Monique đã có thăm Trung Quốc và tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Tháng 12/2008, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc ông Giả Khánh Lâm đã có chuyến thăm Campuchia.
Tháng 10/2009, thái hoàng Norodom Sihanouk đã tham dự lễ kỷ niệm quốc khánh 60 năm của Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh. Đồng thời, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tham dự Hội chợ Triển lãm quốc tế miền Tây Trung Quốc. Đến tháng 12/2009, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Campuchia.
Năm 2010 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Tháng 12/2010, thủ tướng Campuchia Hun Sen và đoàn lãnh đạo cấp cao của chính phủ Campuchia đã tiến hành chuyến công du tới Trung Quốc. Tại đây, hai bên đã nhất trí thiết lập Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trong ngày đầu chuyến thăm, hai bên đã ký kết 13 bản hiệp định khác nhau về vấn đề hợp tác.
Tháng 8/2011, ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Trung Quốc đã thăm Campuchia, tháng 10/2011, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tham dự Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN lần thứ 8. Tháng 12/2011, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin thăm Trung Quốc.
Nhìn chung, quan hệ Trung Quốc – Campuchia sau sự kiện tháng 7/1997 ở Campuchia ngày càng trở nên nồng ấm hơn, các cuộc tiếp xúc, thăm viếng diễn ra thường xuyên và liên tục giữa hai bên. Đi cùng những cuộc tiếp xúc, những chuyến thăm viếng là những thỏa thuận, những bản hiệp định đảm bảo mục đích phát triển của cả hai bên. Đồng thời, thông qua đó cũng tăng cường niềm tin đưa quan hệ Campuchia – Trung Quốc lên tầm cao mới, cho nên trong chuyến thăm Campuchia gần đây nhất của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hai bên đã đi đến nhất trí lấy năm 2013 là Năm hữu nghị Trung Quốc – Campuchia.