Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 33)

Một nghiên cứu thực nghiệm của trường Đại học Briston và Đại học Kinh tế Luân Đôn, theo ủy nhiệm của UNICEF đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng đối với trẻ em các nước đang phát triển từ những thiệt thịi nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực trong đó kết luận: Trẻ em đang bị thiệt thịi về thơng tin: Hơn 30 triệu trẻ em ở các quốc gia đang phát triển bị thiếu thông tin, không hề được sử dụng TV, đài, điện thoại hay báo chí. Thiếu thơng tin xét theo nghĩa rộng có nghĩa là trẻ em đã bị thiệt thòi về giáo dục, bao gồm cả việc thiếu các cơ chế cho phép các em được thông tin về các quyền và cơ hội của mình, cũng như khả năng để có thể hịa nhập tích cực vào xã hội. (3, tr.27) Ngày nay nhiều trẻ em có cơ hội tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và hàng ngày phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp một số lượng thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của các em. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thơng coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Đây cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa, giúp cho con người trên tồn thế giới có thể hiểu được những mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác nhau và qua nhiều thời kỳ phát triển. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có những sự kiện nổi bật như một thảm họa, một cuộc chiến tranh bùng nổ hay một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành được.

Các phương tiện truyền thơng trước đây đã có rất ít hoặc khơng mang tính tương tác, trước đây khán thính giả khơng thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những người làm ra chương trình truyền thơng. Chính vì thế, truyền thơng ngày nay đặc biệt là truyền hình vượt xa rất nhiều những gì mà truyền thơng đưa đến như một nguồn giải trí, nó là một phương tiện lập trình thái độ và niềm tin của chúng ta. Vì lý do đó, các vấn đề như quảng cáo, bạo lực, lối sống... trên truyền hình thường là chủ đề gây tranh cãi.

Chương trình truyền hình dành cho các em thiếu nhi ngồi việc có nội dung hay, phong phú, phù hợp với lứa tuổi các em thì cách thể hiện của chương trình cũng phải đa dạng, sinh động hơn thì mới hấp dẫn được các em. Bên cạnh thể loại được các em u thích nhất như phim hoạt hình thì nhiều chương trình thể loại khác nhau được phát sóng xen kẽ để tạo nên sự cân bằng cũng như “giãn” sự tập trung của các em vào máy thu hình quá lâu. Thường thì sau một phim truyện sẽ là phim hoạt hình, sau đó là chương trình khoa giáo, ca nhạc, phim hoạt hình, trị chơi truyền hình, phim truyện, khoa giáo… các chương trình thường khơng theo một quy định hay định dạng nào mà được sắp xếp xen kẽ để tạo sự đa dạng và thu hút nhiều đối tượng khán giả. Tuy nhiên, số lượng chương trình dành cho thiếu nhi tạo được nhiều tiếng vang, thu hút nhiều khán giả trên các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay rất ít; trong số đó có thể kể đến trên HTV: Chuyện nhỏ, Chào bé yêu, Ước mơ của em, Con đã lớn khôn,… VTV thì có: Chúc bé ngủ ngon, Đồ rê mí, Trẻ em luôn đúng, Những bông hoa nhỏ,…

Theo thống kê năm 2010 của Đài Truyền hình TPHCM, các Đài truyền hình địa phương thực hiện các chương trình thiếu nhi để phát sóng trên các kênh thơng tin, tuyên truyền chỉ ở mức bình quân 1% trong tổng số chương trình sản xuất mới hàng năm. Chỉ một số Đài có tỉ lệ sản xuất và phát sóng chương trình thiếu nhi cao như Đà Nẵng: 10,3%, Hà Nội: 9,1%, HTV: 3,8%,

chương trình dành cho thiếu nhi từ dưới 1% đến trên dưới 2%. Những con số cho thấy một sự bất hợp lý là dân số trẻ của Việt Nam chiếm đến 40%, trong khi đó thời lượng các chương trình dành cho thiếu nhi - những chủ nhân tương lai của đất nước chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng thời lượng phát sóng.

Thời gian phát sóng chương trình truyền hình thiếu nhi chủ yếu ở những khung giờ: 6 giờ 30 phút, 7 giờ 30 phút, 14 giờ 30 phút, 16 giờ 30 phút là khoảng thời gian mà các bé cịn ở trường. Đó là lý do, kết quả khảo sát tại TP.HCM và vùng lân cận ở nửa năm đầu 2011 cho thấy chỉ có 30% - 45% trẻ em có xem chương trình thiếu nhi và hầu hết các chương trình thiếu nhi hiện tại khơng cịn gắn kết với trẻ em như trước nên số lượng chương trình liên tục giảm.

Năm 2011, VTV đã có cuộc thăm dị ý kiến các khán giả nhỏ. Kết quả, chỉ có khoảng 45% các em xem truyền hình thiếu nhi mà phần lớn là hoạt hình hoặc giải trí của nước ngồi. Đa số các em đều cho rằng chương trình truyền hình thiếu nhi (dành cho độ tuổi từ 15 trở xuống) còn chung chung, chưa phân theo độ tuổi, chưa phong phú, hấp dẫn. Các em mong muốn có thêm nhiều chương trình chất lượng hơn, sinh động, hấp dẫn, phong phú cả về chủ đề và thể loại, phù hợp từng lứa tuổi tâm sinh lý của các em.

Với số lượng 27 đầu mục chương trình dành cho thiếu nhi hiện nay của HTV thì có đến 15 chương trình được các cơng ty truyền thơng, đối tác của HTV phối hợp thực hiện. Việc các đối tác tham gia sản xuất chương trình thường xuyên hơn đã tạo thêm sự đa dạng về nội dung, chất lượng chương trình cũng như giảm được chi phí bản quyền, chi phí sản xuất chương trình cho HTV. Hiện nay HTV khơng mở rộng đầu tư mua bản quyền chương trình nước ngồi mà do các đối tác tự chủ động, cân đối kinh phí đầu tư, thực hiện và sau đó phối hợp phát sóng trên các kênh phù hợp với tiêu chí đơi bên cùng có lợi.

Bên cạnh việc đầu tư vào chương trình thì đội ngũ một phóng viên, biên tập viên, những người thực hiện các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi ngồi việc vững chun mơn cịn phải nắm được những đặc điểm tâm lý của từng lứa tuổi để thể hiện trên tác phẩm của mình. Cuối cùng là việc sắp xếp giờ phát sóng sao cho phù hợp với các em, khán giả chính của chương trình, có những chương trình có nội dung hay, giá trị nhưng giờ phát sóng khơng phù hợp cũng chưa phổ biến được tới số đông khán giả. Nghe thì có vẻ làm chương trình dành cho thiếu nhi xem thì dễ nhưng để giữ được khán giả nhỏ tuổi lẫn những người cùng xem với các em để họ cùng con/ cháu đón chờ xem một chương trình hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng thì lại là một bài tốn cần phải được tính tốn kỹ cả về nội dung, hình thức thể hiện và giờ phát sóng phù hợp.

1.4. Chương trình mua bản quyền nước ngồi

Chương trình truyền hình mua bản quyền nước ngồi ở Việt Nam hiện nay rất phong phú về nội dung và thể loại. Trong thời điểm nhiều kênh truyền hình dành cho thiếu nhi ra đời như hiện nay, kênh HTV3 cũng đã phát triển, tìm cách thu hút khán giả bằng nhiều chương trình mới lạ chỉ phát sóng trên kênh HTV3 như phim điện ảnh dành cho thiếu nhi (loạt phim về Búp bê Barbie, Alvin và những chú sóc chuột, Mèo siêu quậy…), phim hoạt hình

(Đơrêmon - Chú mèo máy đến từ tương lai, Vườn chim vui nhộn…), bên cạnh những chương trình giải trí khác như trị chơi truyền hình, truyền hình thực tế dành riêng cho khán giả thiếu nhi.

Có thể nói những chương trình mua bản quyền nước ngoài chiếm lĩnh khung giờ vàng vào tất cả các ngày trong tuần và cả cuối tuần trên các kênh truyền hình quốc gia và truyền hình địa phương hiện nay…. Thể loại truyền hình thực tế dành cho thiếu nhi cũng đã và đang tạo được sự chú ý của khán giả cả nước qua chương trình Con đã lớn khôn. Con đã lớn khôn hiện đang

phát sóng trên các kênh: HTV7, HN1, HTV3, HTVC_Phụ Nữ, HTVC_Gia đình, HP8, NTV, DVTV, CVTV1, VTC7 với nhiều khung giờ khác nhau.

Điều không thể phủ nhận là hầu hết các trị chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế của nước ngồi được phát sóng tại Việt Nam đều rất nổi tiếng, đã cuốn hút đông đảo khán giả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự nổi tiếng sẵn có, cộng thêm với việc quảng bá rộng rãi, giới thiệu liên tục trên các kênh truyền hình, cùng với việc phát sóng trong khung giờ vàng nên các chương trình này đã thu hút được khối lượng người xem đông đảo.

Tuy nhiên, được sản xuất ở nước ngoài, cho khán giả nước ngoài, và bởi người nước ngồi, nên khơng phải chương trình nước ngồi được “Việt hóa” nào cũng nhuần nhuyễn, và thích hợp với thị hiếu của người Việt. Thực tế là khi các chương trình mua bản quyền ở nước ngồi về đến Việt Nam vẫn phải tuân thủ theo những nguyên tắc bắt buộc của đối tác nước ngoài như giữ đúng định dạng về sân khấu, cách thức chơi, quy tắc tuyển chọn người chơi…

Cũng vì phải tuân thủ một cách máy móc, rập khn này mà một số chương trình đã ít nhiều làm cho khán giả Việt khó chịu. Có những chương trình gây phản cảm với người xem, và được nhà sản xuất lý giải rằng: Mua bản quyền, nên phải theo kịch bản của họ, kể cả phong thái, lời thoại của người dẫn chương trình sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền… có trường hợp cũng không được thay đổi và lý do được quy vào chuyện tuân thủ bản quyền. Tuy có một số hạn chế nhất định khi nhập chương trình nước ngồi về phát tại Việt Nam như tốn kém về tài chính, đặc biệt là điểm khó dung hịa giữa văn hóa của mỗi đất nước, thì doanh thu thu được từ các chương trình này thường cao do thu hút được nhiều đối tượng khán giả.

1.5. Vấn đề chất lượng chương trình truyền hình

Theo Wikipedia, chất lượng chương trình truyền hình (hoặc chất lượng TV) là một thuật ngữ được sử dụng bởi các học giả truyền hình, các nhà phê

bình truyền hình, và các nhóm vận động phát thanh truyền hình sử dụng để mô tả một thể loại hay phong cách của chương trình truyền hình mà họ tranh luận để quyết định xem chương trình nào có chất lượng cao hơn, dựa trên các vấn đề: chủ đề, phong cách, hoặc nội dung.

Tại Mỹ, một tổ chức được gọi là “Người xem truyền hình chất lượng” được thành lập vào những năm 1980 để khuyến khích sản xuất và phát sóng cho thấy rằng nhóm tranh luận nhiều nhất là về "chất lượng truyền hình". Nhóm có các cuộc thăm dị thành viên của họ và xây dựng sự đồng thuận thông qua một bản tin hàng tháng của nhóm. Người sáng lập Dorothy Swanson lập luận rằng "Một chương trình chất lượng là một cái gì đó chúng tơi dự đốn trước và thưởng thức sau khi chương trình tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ hơn các tình huống; khám phá nhân vật, soi sáng, thách thức, liên quan đến việc đối mặt với người xem, nó được nhớ và kích động suy nghĩ vào hơm sau. Một chương trình chất lượng có màu sắc cuộc sống trong sắc thái của trí tuệ" .

Tại Anh, “Chiến dịch cho chất lượng truyền hình” được thành lập vào năm 1988. Chiến dịch này nhằm thúc đẩy dịch vụ truyền hình cơng cộng, sự lựa chọn và chất lượng cho tất cả các khán giả ở Anh, thúc đẩy chương trình truyền hình thơng tin và giáo dục cho mọi người từ tất cả các lĩnh vực của xã hội. Họ gọi đó là một "bề rộng thực sự của chất lượng" và ủng hộ cho đủ kinh phí để truyền hình dịch vụ cơng cộng phát triển. Năm 1999, chiến dịch đã xuất bản Iceberg thu hẹp lại từ từ du lịch miền Nam, kiểm tra áp lực của phát thanh truyền hình và tác động của chương trình.

Đài phát thanh truyền hình ở Canada đang ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các hệ thống phát thanh truyền hình Anh và Mỹ. Nền tảng pháp lý của hệ thống phát thanh truyền hình Canada, Luật Phát thanh Truyền hình, và đài truyền hình cơng cộng của nó, Tổng Cơng ty Phát thanh truyền hình Canada, là cả

truyền hình cơng cộng do chính phủ tài trợ. Chương trình được coi là "chất lượng truyền hình" ở Canada thường được sản xuất và phát sóng của Đài Truyền hình cơng cộng (CBC) hoặc bởi các đài truyền hình giáo dục tỉnh, chẳng hạn như TVO của Ontario, Saskatchewan của SCN, BC Kiến thức, và Quebec của Tele-Québec.

Liên minh vì Trẻ em và truyền hình (ACT) là một tổ chức phi lợi nhuận Canada. ACT vận động hành lang chính phủ về vấn đề giải trí màn hình của trẻ em. ACT khuyến khích sản xuất các chương trình chất lượng cao và ủng hộ sản xuất và phát sóng số lượng lớn nhất các chương trình chất lượng cao cho trẻ em và thanh thiếu niên Canada.

"Tuyên bố về chất lượng" của ACT cung cấp nền tảng cho Điều lệ truyền hình của trẻ em, hiện đang được phê chuẩn bởi các chính phủ và đài truyền hình trên khắp thế giới. ACT lập luận rằng "chất lượng truyền hình là truyền hình được coi là xuất sắc trong cả hai hình thức và nội dung, hướng đến nhu cầu và mong đợi của khán giả mục tiêu của mình. Hơn nữa, tổ chức tuyên bố rằng "nội dung của chương trình có liên quan và giải trí, kích thích trí tuệ và trí tưởng tượng, và thúc đẩy sự cởi mở đối với người khác cũng phải là một sự phản ánh chính xác của thế giới, trong đó trẻ em lớn lên, tơn trọng phẩm giá của họ và thúc đẩy học tập".

Và như vậy, một chương trình truyền hình nếu như giải quyết được tất cả các yếu tố về nội dung và công nghệ, đồng nghĩa với việc thu hút được lượng khán giả cao sẽ trở thành một chương trình truyền hình chất lượng. Nội dung chương trình hay, hấp dẫn, gắn kết được với người xem là một trong những yếu tố quyết định sự thành cơng của một chương trình. Với một kênh chương trình thì việc sắp xếp các nội dung lại với nhau sao cho hợp lý, giữ được khán giả thì mới thành cơng.

1.6. Tiểu kết

Trong lĩnh vực truyền thơng nói chung và truyền hình nói riêng, việc du nhập những chương trình truyền hình nước ngồi vào Việt Nam cũng là một trong những cách giúp khán giả tiếp cận văn hoá các nước khác nhau trên thế giới một cách cơng khai, có chọn lọc, kiểm duyệt của các cơ quan, đơn vị chức năng có thẩm quyền. Với những đặc thù trong việc hình thành và phát triển nhân cách, lớp khán giả nhỏ tuổi mong chờ đón nhận nhiều hơn nữa từ các chương trình dành cho trẻ em, nhưng thực tế các chương trình truyền hình do các đài truyền hình tại Việt Nam thực hiện vẫn chưa thốt khỏi lối mịn, nhiều chương trình cịn đơn điệu về nội dung lẫn hình thức.

Như vậy, có thể nói, “Việt hóa” chương trình truyền hình là hoạt động chuyển dịch ngơn ngữ và cải biến nội dung trong giới hạn cam kết về bản quyền để vừa phù hợp với môi trường ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam vừa khơng làm biến dạng format của chương trình truyền hình bản quyền. Hiện nay HTV nói chung, kênh HTV3 nói riêng đã thực hiện tốt các khâu kiểm duyệt nội dung, đảm bảo về mặt bản quyền các chương trình nước ngồi phát sóng trên kênh. Những chương trình “Việt hố” trên kênh HTV3 đã được thực hiện ngày một phong phú, đa dạng về thể loại, về cách thực hiện “Việt hố” để chương trình có thể đến với khán giả nhỏ một cách dễ hiểu, nhanh nhất. Với thể loại chương trình “Việt hố” thì từ cơng tác biên tập, biên dịch, thẩm định nội dung, chất lượng cho tới việc thực hiện các công tác hậu kỳ “Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)