Đa dạng hóa nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 88 - 90)

2.2.3 .Các chương trình “Việt hố” tồn phần

3.1.4. Đa dạng hóa nội dung

Truyền hình là một phương tiện truyền thơng đại chúng quan trọng để góp phần nâng cao dân trí, trình độ thẩm mỹ của nhân dân, cung cấp những thông tin cần thiết và bổ ích trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Quyển sách

The Children’s Television Community (tác giả: J. Alison Bryant) đã xem xét

quá trình sáng tạo, sản xuất chương trình truyền hình thiếu nhi và tập trung vào phần “đằng sau hậu trường” của chương trình. Trẻ em là khán giả đặc biệt nên việc sản xuất, hỗ trợ (về chính sách và tài chính), thực hiện chương trình cho trẻ em cũng đặt ra một số vấn đề đặc trưng. Không giống các chương trình truyền hình “thơng thường” khác thường có thể được cho là vì mục tiêu làm ăn kinh tế nhắm đến khán giả phổ thơng (đại chúng, nói chung), chương trình dành cho thiếu nhi phải đảm bảo vào các yêu cầu đặc biệt về nhận thức, cảm xúc và phát triển của khán giả nhỏ. (dịch, 18, tr. ix)

Theo khảo sát của tác giả, 50% phụ huynh được khảo sát cho rằng nội dung là yếu tố quyết định bé có tiếp tục xem tiếp một chương trình hay khơng.

Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi luôn mang nặng trách nhiệm là giáo dục, định hướng cho các em cả về suy nghĩ, hành động lẫn tâm sinh lý theo từng lứa tuổi. Cho nên việc thể hiện ý đồ của người thực hiện như thế nào để các em cảm thấy thoải mái tiếp nhận thông tin và trở thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của các em lại là vấn đề mà các nhà làm phim cho trẻ em phải suy nghĩ, cân nhắc các thể hiện sao cho sinh động, hấp dẫn với tiêu chí vừa coi vừa học, vừa chơi vừa học một cách hiệu quả. 64% phụ huynh cho rằng con họ học được những hành vi, ứng xử của các nhân vật trong các chương trình thiếu nhi mà các em yêu thích. 27% cho rằng các bé học được những thói quen tốt của các nhân vật trong phim. Bên cạnh đó, 76% phụ huynh có thể dạy bé về sự lễ phép, chào hỏi khi xem truyền hình cùng với bé.

Nội dung chương trình cũng phụ thuộc nhiều vào nơi sản xuất, thời điểm thực hiện. Tuy nhiên với thể loại chương trình thiếu nhi dành cho lứa tuổi mầm non mà người viết đề cập thì phần lớn khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian, thiếu nhi thời đại nào cũng có thể xem được, chủ yếu là chương trình phù hợp độ tuổi. Ngoài ra, tuỳ theo từng thời điểm và các mối quan hệ ngoại giao mà số lượng phim phát sóng được thay đổi về số lượng, nội dung: tuyên truyền các ngày lễ lớn của các nước hay ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước… Nội dung phù hợp để phát sóng ở Việt Nam và cịn phải đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của nhiều lứa tuổi với nhiều loại hình giải trí khác nhau. Ngày càng có nhiều chương trình được thực hiện với mong muốn hướng đến nhiều khán giả ở các tầng lớp xã hội, độ tuổi khác nhau. Điều này cũng đặc biệt được chú trọng trong việc sản xuất những chương trình dành cho thiếu nhi trên kênh HTV3 vì đối tượng xem kênh khơng chỉ là những em bé mà cịn có cả những người cùng xem, cùng theo dõi chương trình với các em hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)