Kiến nghị đối với các bậc cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 103 - 112)

2.2.3 .Các chương trình “Việt hố” tồn phần

3.2. Kiến nghị

3.2.3. Kiến nghị đối với các bậc cha mẹ

Khi nhắc đến nội dung những chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi, ít ai nghĩ về vai trị của phụ huynh, những người hướng dẫn, gần gũi và là đối tượng cần khảo sát nhất về nội dung các chương trình truyền hình. Cần xác định rõ vai trị của gia đình, cha mẹ, ơng bà của các em trong việc hướng dẫn, giáo dục các em như thế trong lúc cùng xem hoặc quy định việc xem truyền hình như thế nào cho hợp lý, như là một nếp nhà chứ không đơn thuần là xem giải trí, muốn xem gì thì xem, xem lúc nào cũng được.

Một cuộc điều tra của AP ở Hoa Kỳ cho thấy: các trẻ ở lứa tuổi từ 2-18 tuổi, bình quân mất 3 tiếng mỗi ngày xem truyền hình, 1 tiếng để nghe và thu âm nhạc, 1 tiếng với games và các trò liên quan máy vi tính, 3 phút với radio và 44 phút dành cho việc đọc. (Associated Press, 1999, từ chương 1 đến chương 4. Điều tra này được tài trợ bởi Quỹ Kaiser Family Foundation)

Cịn ở Việt Nam,việc trẻ xem chương trình gì, xem như thế nào, xem bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người cùng xem với trẻ là ai? Hướng dẫn trẻ xem như thế nào? Có hạn chế nội dung hay thời gian xem truyền hình hay khơng? Có ai thường xem truyền hình cùng với bé dưới 6 tuổi khơng? Theo khảo sát trên 100 phiếu thì có 53 người (51%) trả lời cha mẹ có cùng xem truyền hình với con, 40 trường hợp (38%) là ông bà cùng xem truyền hình với cháu, 31 trường hợp (30%) là các anh chị em tự xem truyền hình với nhau và 9 (9%) trường hợp để trẻ tự xem truyền hình mà khơng có ai giám sát, xem cùng. Thiết nghĩ cũng cần có những chương trình chuyên đề hướng dẫn các em nên xem truyền hình như thế nào, phụ huynh cần chú ý những vấn đề gì khi cho các bé xem truyền hình, những thơng tin liên quan và có giá trị khác để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn, ý thức hơn về việc xem truyền hình của trẻ em. Chị Võ Thanh Trúc (sinh năm 1976), nhân viên của một công ty mỹ phẩm đã khẳng định khơng nên cho con trẻ xem truyền hình, dù bất cứ giờ giấc hay hồn cảnh nào. Và con của chị, 1 trai và 1 gái, hồn

tồn khơng được xem tivi khi có mẹ bên cạnh hoặc là có người lớn trong gia đình bên cạnh. Tuy nhiên đó chỉ là một số ít trường hợp tuyệt đối nói “khơng” với truyền hình, dù khi được hỏi thì con chị vẫn trả lời rằng “con thích coi tivi”.

Như vậy, việc người lớn chủ động cho các em xem, giúp các em nhận thức chương trình nào phù hợp với lứa tuổi của mình và tiếp nhận như thế nào (theo khía cạnh nào, phát triển tư duy, kỹ năng tính tốn, suy nghĩ của các em trên cơ sở các chương trình truyền hình cũng là lợi thế không thể bỏ qua những hình ảnh sinh động, tình huống cụ thể sẽ giúp các em tư duy, suy nghĩ và phát huy trí tưởng tượng nhanh, hiệu quả và ghi nhớ lâu hơn nhờ hình ảnh trực quan sinh động của truyền hình. Việc quan tâm đến giờ giấc sinh hoạt, thời gian xem truyền hình của các con hay để các con tự do chơi, tự do xem truyền hình, muốn xem lúc nào cũng được, xem cái gì cũng được thì khơng thể tránh được những suy nghĩ, hành động bộc phát, không định hướng của các em.

Vấn đề này được cuốn sách Children and Television của tác giả Lemish đặt ra nhiều khía cạnh và bàn luận rất kỹ. Từ những gì chúng ta biết về việc xem tivi của trẻ em trên toàn thế giới dường như việc xem tivi chung với người lớn là rất hiếm hoi. Cha mẹ thường quá căng thẳng, quá mệt mỏi về cơng việc và nếu họ có thể xem tivi chung với bọn trẻ ở nhà, họ có thể cho trẻ em xem tivi để có một thời gian n tĩnh cho riêng mình hoặc làm việc gì đó cho xong hoặc sử dụng điện thoại trong khi bọn trẻ xem tivi. Nếu vậy, thì biểu hiện phổ biến nhất về sự can thiệp của cha mẹ là một bình luận bất thình lình lúc đi vào hoặc đi ra khỏi phịng chúng, chủ yếu là có tính tiêu cực: “Giảm âm lượng ngay.” hoặc “Thật vô nghĩa khi tối ngày con cứ xem tivi, con khơng có gì khác tốt hơn để làm sao?”. Thậm chí nếu những ý kiến này có thể thích hợp, họ khơng làm gì để khuyến khích việc quan trọng của việc xem truyền

khả năng ức chế các cơ hội/kinh nghiệm học tập tích cực có sẵn từ truyền hình. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng trong khi cha mẹ có khả năng đóng một vai trị quan trọng trong việc làm trung gian giữa truyền hình và chúng, thì họ lại có một sự khác biệt về cách ứng xử, động lực, kỹ năng và hồn cảnh đề có điều kiện làm được như những gì chúng ta mong muốn. (dịch, 19, tr.31)

Khơng thể nói một chương trình khơng có cảnh đánh nhau, khơng có bạo lực thì nhất định là chương trình hay, mang tính giải trí cao. Kênh HTV3 đã cố gắng đem đến cho khán giả nhiều thể loại chương trình cho nhiều lứa tuổi cũng như giới tính khác nhau. Có những chương trình chỉ phù hợp cho bé trai, những chương trình chỉ phù hợp cho bé gái và có cả những chương trình cả nhà cùng xem được với nhau. Đây là một vấn đề được thảo luận hằng ngày giữa cha mẹ và con cái, và giữa những bậc cha mẹ với nhau. Cha mẹ khơng có khả năng hồn tồn kiểm sốt những gì bọn trẻ đang xem và sự ảnh hưởng của các chương trình đó đối với con mình. Nhiều cha mẹ cịn khơng thực sự quan tâm, không sẵn sàng hoặc không chịu trách nhiệm cho việc quyết định cho bọn trẻ xem những gì tốt hoặc xấu. Về phần mình, trẻ em hiểu khi cịn khá rõ những yêu cầu xem tivi của cha mẹ chúng và thường vọng lên những câu nói của chính cha mẹ chúng. Ví dụ, “xem truyền hình q nhiều có hại cho mắt” hoặc “Phim hoạt hình khơng tốt cho con”…

Ngun nhân khơng khó để thấy. Đầu tiên là sự thiếu đầu tư cả về kinh phí sản xuất cũng như nội dung. Chi phí dành cho chương trình thiếu nhi cịn thấp. Nội dung phần lớn còn giáo điều, áp đặt tư duy của người lớn. Cách thể hiện thì đa phần cịn nghèo nàn, hình ảnh đơn điệu, chưa sinh động. Các chương trình thường sản xuất cho đối tượng trẻ em chung chung, chưa phân biệt rõ ràng các lứa tuổi...

3.3. Tiểu kết

Hiện nay HTV nói chung, kênh HTV3 nói riêng đã thực hiện tốt các khâu kiểm duyệt nội dung, đảm bảo về mặt bản quyền các chương trình nước ngồi phát sóng trên kênh. Tuy nhiên với số lượng chương trình khai thác hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu giải trí đa dạng, phong phú của lớp khán giả trẻ và những người thực hiện kênh vẫn phải liên tục cập nhật chương trình hay, mới một cách nhanh nhất có thể để hạn chế những nội dung đã phát đi phát lại nhiều lần trên kênh.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên xã hội truyền thơng, nhưng truyền hình vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc giải trí thư giãn, thậm chí là giáo dục của trẻ. Vì vậy, làm thế nào để đương đầu với những thách thức mà chúng ta đang gặp phải chắc chắn sẽ là câu hỏi mà những người làm truyền hình thường xuyên gặp phải, thường xuyên phải nghĩ đến. 10 năm sau khi ra đời, HTV3 đã có nhiều sự đổi mới, đột phá trong cách thể hiện lẫn nội dung chương trình, tạo nên những dấu ấn nhất định trong lịng khán giả nhỏ Việt Nam.

Trên cơ sở những khảo sát thực tế, người viết nhận thấy những chương trình truyền hình “Việt hố” dành cho thiếu nhi hiện nay trên kênh HTV3 đã và đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các em và phụ huynh. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc khi chọn nguồn chương trình, thể loại chương trình và nơi sản xuất để khán giả nhỏ (cả những người cùng xem với các em) không bị ảnh hưởng nhiều bởi các nền văn hoá khác. Bên cạnh những chương trình sản xuất tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về nội dung lẫn số lượng thì những người làm truyền hình, kinh doanh truyền hình vẫn phải tính tới phương án chọn format những chương trình nước ngồi hay, nổi tiếng để phát sóng tại Việt Nam. Bởi vì nguồn thu từ quảng cáo được xem là yếu tố quyết định sự sống còn của một

việc liên kết, phối hợp thực hiện với một đơn vị truyền thông như TVM là rất hợp lý để phát triển kênh HTV3. Trong cuộc hợp tác này HTV cần quản lý, hỗ trợ tốt trong việc đánh giá, thẩm định nội dung chương trình phát sóng để vừa bảo đảm đúng tiêu chí kênh vừa mang đến cho khán giả nhiều chương trình hay, phong phú.

KẾT LUẬN

Với khoảng thời gian có hạn tác giả đã lựa chọn tiến hành nghiên cứu khoa học với đề tài: “Việt hoá” các chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3. Nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Trần Ngọc Châu và một số giảng viên khác, tác giả đã cố gắng để hoàn thành đề tài, thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, luận văn chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, nhiều vấn đề chưa phát hiện ra hoặc những khía cạnh chưa được nghiên cứu thực sự thấu đáo, người viết rất mong nhận được sự góp ý và mong muốn sau này đề tài sẽ có khả năng được triển khai một cách sâu rộng hơn nữa. Thông qua phương pháp nghiên cứu phân tích nội dung đối với một số chương trình truyền hình “Việt hố” dành cho thiếu nhi trên kênh HTV3, tác giả thu được một số kết quả như sau:

Nhiều chương trình truyền hình thiếu nhi mang đậm dấu ấn riêng của kênh HTV3 qua nội dung, hình thức thể hiện, mang tính giáo dục và giải trí cao. Với tính cách là phương tiện, phương thức giao lưu văn hố, truyền thơng đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng đã tạo ra tương tác giữa các giá trị văn hoá, đạo đức dân tộc và các giá trị văn hoá đạo đức quốc tế. Đối với những quốc gia đang phát triển như nước ta, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và q trình hội nhập quốc tế đang địi hỏi và đang hình thành những chuẩn mực đạo đức mới. Những chuẩn mực này vừa là biểu hiện về mặt đạo đức sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, vừa là động lực tinh thần của sự nghiệp

đó. Thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng giao lưu văn hố đẩy nhanh tiến trình hình thành các chuẩn mực, các giá trị đạo đức mới. Hơn thế, giao lưu văn hoá cũng là cơ hội để chúng ta thẩm định lại các giá trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Cần phải nói đến vai trị của các chương trình khám phá những miền đất lạ, những lồi vật sống khắp nơi trên thế giới, du lịch, tuyên truyền về lễ hội, phong tục, tập quán hay những bộ phim truyện… vừa mang tính giải trí, giáo dục, vừa là những thơng tin thẩm mỹ có giá trị nghệ thuật, giá trị tinh thần cao.

Bằng nhiều thể loại chương trình khác nhau, HTV3 đã đem đến cho khán giả nhỏ tuổi những kiến thức về đời sống, xã hội đa dạng, có những cái nhìn khác nhau về thế giới. Những định hướng giá trị mà truyền hình cung cấp sẽ bổ sung, củng cố những tri thức, những chuẩn mực, giá trị mà các em học được ở trường và gia đình. Giáo dục ở trường dù bất kỳ quy mơ nào và hình thức nào cũng chỉ có thể cung cấp được những kiến thức, những nguyên tắc ứng xử cơ bản mà thơi. Trong khi đó, những kiến thức về văn hố xã hội được tích tụ và truyền đạt bằng nhiều cách, nhiều hướng khác nhau để người xem dễ tiếp cận, theo dõi và nhận biết. Có những kiến thức khơng dễ dàng nói sng, dạy sng cho các em mà phải có hình ảnh thực tế, trực tiếp cùng với hình ảnh, đối tượng thì mới thu hút và thuyết phục. Có thể nói, HTV3 đã thực hiện được nhiệm vụ và tiêu chí kênh là giáo dục và giải trí cho các em qua các chương trình trong nước và nước ngồi được “Việt hố”.

Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp từ chương trình tới trẻ em, kết quả khảo sát của tác giả cũng cho thấy vai trị của truyền hình cũng như phụ huynh là rất quan trọng trong việc hình thành tính cách, thói quen của các em thơng qua các chương trình truyền hình. Như Lynn Spigel (2001) đã bàn luận trong tác phẩm Welcome to Dreamhouse (Chào mừng đến với Ngôi nhà mơ ước),

những “người lớn bé”, nhìn nhận rằng trẻ em cần được quan tâm, giáo dục và bảo vệ, và người lớn có trách nhiệm cung cấp cho những nhu cầu đó của trẻ em. Sự phát triển của một thể loại văn học và các sản phẩm giải trí đặc biệt cho trẻ em là một lý do cho sự thay đổi trong cách suy nghĩ này. Nó cũng là một trong những động lực phía sau của những quan ngại bấy lâu nay về tính bạo lực trong những sản phẩm truyền thông được trẻ em tiêu thụ. (dịch, 18, tr.23)

Sau hơn 10 năm ra mắt khán giả, HTV3 đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng khán giả TPHCM và nhiều tỉnh thành khác. Hàng năm HTV3 vẫn có những cải tiến, thay đổi về nội dung chương trình, khung giờ phát sóng để đáp ứng nhu cầu xem truyền hình ngày càng cao của khán giả nhỏ. Có thể nói các thể loại chương trình “Việt hố” đang chiếm nhiều ưu thế đối với các thể loại chương trình dành cho thiếu nhi cả về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện. Vấn đề cịn lại là đội ngũ thực hiện chương trình thiếu nhi cần được đào tạo, tiếp cận cơng nghệ truyền hình tiên tiến liên tục thì mới có thể tạo ra những sản phẩm hay, có giá trị cao phục vụ cho đối tượng khán giả nhỏ một cách tốt nhất. Và cũng rất cần có thêm những nghiên cứu khác về hiệu quả truyền thông và mức độ yêu thích của khán giả đối với các chương trình để đánh giá sâu hơn về chất lượng của quá trình “Việt hố” các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách tiếng Việt

1. Nguyên Anh (2009), Nuôi dạy trẻ từ 0 – 5 tuổi, giúp trẻ phát triển hoàn thiện trong 5 năm đầu đời, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội

2. PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Khoa Báo chí (2004), Báo chí với trẻ em, NXB Lao Động 3. PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Học viện Báo chí và Tuyên

truyền – Khoa Báo chí (2006), Sổ tay Phóng viên Báo chí với trẻ em, NXB Lao Động

4. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội

5. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), (2007), Thể loại báo chí, tập 2, NXB Lý luận chính trị

6. Đỗ Thị Thu Hằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2010), PR Công cụ phát triển báo chí, NXB Trẻ, TPHCM

7. GS, TS. Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội

8. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội

9. TS. Mai Thị Nguyệt Nga (chủ biên), Trường Cao đẳng Sư Phạm Mẫu giáo Trung ương 3 (2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội

10. PGS, TS. Đào Duy Quát (2009), Tâm lý học tuyên truyền, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11. PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên, 2003), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí

12. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)