Nghiên cứu điều chỉnh lịch phát sóng phù hợp với cơng chúng thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 91 - 94)

2.2.3 .Các chương trình “Việt hố” tồn phần

3.1.6. Nghiên cứu điều chỉnh lịch phát sóng phù hợp với cơng chúng thiếu nhi

3.1.6. Nghiên cứu điều chỉnh lịch phát sóng phù hợp với cơng chúng thiếu nhi nhi

Lịch phát sóng phải phù hợp với lịch sinh hoạt của các em, tạo điều kiện để các em được xem các chương trình dành riêng cho mình bởi truyền hình cũng là một giáo cụ trực quan sinh động dành cho thiếu nhi song hành với các kiến thức các em được học ở trường. Nguyện vọng chính đáng tưởng như rất đơn giản của các em, trong thực tế để thực hiện được lại không đơn giản.

Ngay từ khi mới ra đời, các chương trình truyền hình thiếu nhi đã được các bạn nhỏ yêu mến. Vào những năm 80, chương trình Những bơng hoa nhỏ- chương trình thiếu nhi đầu tiên của Truyền hình Việt Nam đã từng là người bạn thân thiết, gắn bó và trở thành kỷ niệm không quên trong ký ức của bao thế hệ thiếu nhi. Ngày nay, trong sự phát triển chung, các chương trình truyền hình thiếu nhi cũng phát triển khơng ngừng, đa dạng cả về nội dung và hình thức thể hiện. Những tiết mục vui tươi, bổ ích, lý thú trong các nội dung khoa giáo, chuyên đề, ca nhạc, sân khấu, phim truyện, phim hoạt hình và trị chơi truyền hình dành cho thiếu nhi đã đem đến cho các em biết bao khám phá mới mẻ, biết bao kiến thức thú vị cùng những giờ phút giải trí vui tươi.

Tuy nhiên, hiện nay, theo kết quả khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2010, tại khu vực TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận, chỉ có khoảng 30-45% các em có xem các chương trình truyền hình thiếu nhi, trong đó tỷ lệ các em xem thường xuyên chiếm khoảng 25-30%. (Nguồn: TS.TL Huỳnh Văn Sơn và cộng sự - TT Đào tạo Ý tưởng Việt - TP.Hồ Chí Minh). Kết quả trên cho thấy một thực trạng là dường như các chương trình truyền hình thiếu nhi khơng cịn gắn bó với các em như trước. Vậy đâu là nguyên nhân?

Trước hết là một số nguyên nhân khách quan. Có một thực tế chúng ta đều nhận thấy là, nếu trước đây Phát thanh và Truyền hình là những phương tiện thông tin đại chúng chiếm ưu thế tuyệt đối thì ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng khác đã trở thành một nguyên nhân khách quan đưa đến sự phân tán “khán giả trung thành” của sóng truyền hình, trong đó có các khán giả thiếu nhi. Là những người làm cha mẹ, chắc hẳn chúng ta đều nhận thấy một thực tế là con trẻ bây giờ “bận rộn” hơn tuổi thơ của các thế hệ trước rất nhiều. Sau hai buổi học chính khóa ở trường, các em cịn phải hồn tất nhiều cơng việc khác nữa. Nào là học thêm các mơn văn hóa, ngoại ngữ, rồi cịn phải tham gia các lớp năng khiếu, và điều đáng suy nghĩ là những việc đó lại do chính ý muốn của cha mẹ. Bản thân chúng ta, vì quá bận rộn và nhiều áp lực trong cuộc sống, không biết từ bao giờ cũng đã đánh mất thói quen định hướng, hướng dẫn cho con trẻ và cùng chúng thưởng thức các chương trình dành cho thiếu nhi trên sóng truyền hình. Theo các nhà chun mơn trong lĩnh vực tâm lý thiếu nhi, sự thay đổi trong nếp sống gia đình cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến thói quen xem các chương trình truyền hình thiếu nhi của các em.

Ngồi những nguyên nhân trên, chúng ta sẽ xem xét một số nguyên nhân khác mang tính chủ quan. Những người làm chương trình thiếu nhi chúng tơi cũng nhiều lần nhận được câu hỏi từ phụ huynh và các khán giả nhỏ tuổi: Có phải đài truyền hình bây giờ ít phát sóng các chương trình dành cho thiếu nhi, vì bây giờ tìm xem các chương trình thiếu nhi trên truyền hình sao khó hơn trước. Cũng theo kết quả khảo sát của chúng tơi, thời gian phát sóng các chương trình truyền hình thiếu nhi của các đài nằm chủ yếu ở các múi giờ: 6h30, 7h30, 14h30, 16h30, 17h (HTV có thêm mốc giờ 19h trên kênh HTV7).

điểm tốt nhất mà gia đình các em có thể cùng nhau xem truyền hình sau 1 ngày học tập và làm việc. Tuy nhiên, hiện nay những mốc giờ này HTV3 lại ưu tiên phát những chương trình phim truyện dành cho tuổi teen nhiều hơn (Ví dụ lịch phát sóng khung giờ trên vào ngày 2/5/2012 như sau: 19:00: phim truyện “Gia đình phép thuật”, 19:30: Chuyên đề “Nhịp cầu tuổi trẻ”, 20:00: Cổ tích Việt Nam, 20:30: Phim hoạt hình “Thủ lĩnh thẻ bài”, 21:00: Phim hoạt hình “Lính cứu hoả Sam”)

Chúng ta đều biết, theo lịch học tập và sinh hoạt của các em hiện nay, các thời điểm trên đa số là khơng phù hợp với việc xem truyền hình của các em lứa tuổi nhỏ. Theo các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý thiếu nhi và ý kiến của các khán giả nhỏ tuổi, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc các em không xem được các chương trình dành riêng cho mình. Như vậy việc điều chỉnh thời gian, nội dung chương trình phát sóng theo từng ngày, từng tháng bằng cách thay đổi luân phiên các thể loại chương trình, cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau có thể xem được chương trình phù hợp vào những thời gian thích hợp nhất.

Có một lập luận mà các nhà kinh doanh truyền hình thường nhắc tới và cũng là tiêu chí để chọn giờ phát sóng cho một chương trình đó là chương trình nhắm tới đối tượng khán giả nào thì phát sóng giờ phù hợp để có thể thu hút quảng cáo, lợi nhuận chính của những chương trình truyền hình. Quyền lợi về quảng cáo gần như là ưu tiên hàng đầu khi quyết định chọn chương trình hay mua chương trình và chọn giờ phát sóng. Đội ngũ mua bản quyền chương trình của TVM cũng chọn lựa chương trình bằng việc theo dõi rating (đánh giá mức độ u thích) của chương trình (đã phát sóng ở kênh khác hay đang phát sóng trên HTV3) và tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình trước khi mua bản quyền chương trình. Một chương trình phát sóng khơng thu lại được lợi nhuận gì từ quảng cáo cũng đồng nghĩa với việc thất bại trong kinh doanh, thương mại. Mà điều này là không thể chấp

nhận đối với bất kỳ một công ty truyền thông nào khi hợp tác phát triển một kênh truyền hình với các Đài truyền hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)