Xây dựng và áp dụng định dạng về phong cách ngôn ngữ phù hợp với công chúng mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 94 - 95)

2.2.3 .Các chương trình “Việt hố” tồn phần

3.1.7. Xây dựng và áp dụng định dạng về phong cách ngôn ngữ phù hợp với công chúng mục

cơng chúng mục tiêu

Trên truyền hình, ngơn ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Với các thể loại chương trình dành cho thiếu nhi thì việc rõ ràng, trong sáng về ngôn ngữ càng phải được chú trọng. Bảo đảm kiến thức về xã hội lẫn ngôn ngữ các em được nghe, được học là tốt nhất, vì độ tuổi mẫu giáo là tuổi các em thu thập và ghi nhớ rất lâu những gì xảy ra xung quanh.

Tính thẩm mỹ của ngơn ngữ truyền hình tuỳ thuộc vào từng thể loại mà có những thể hiện khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên, là một trong hai yếu tố quan trọng trên phương tiện này nên ngôn ngữ cũng ảnh hưởng khá rõ nét đến việc hình thành và giáo dục thẩm mỹ cho người xem. Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Vì thế việc sử dụng ngơn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể được thể hiện một cách sinh động qua từng câu chuyện qua các sản phẩm truyền hình.

Cùng với hình ảnh, ngơn ngữ đưa đến cho người xem truyền hình sự cảm thụ sâu sắc về những điều mà truyền hình muốn chuyển tải. Người ta khơng chỉ xem hình mà khơng có tiếng, và tiếng trên truyền hình cần phải trong, rõ, chuẩn thì mới hấp dẫn được người xem. Làm thế nào để tiếng trên truyền hình đến với người xem được trong sáng, rõ ràng là trách nhiệm của bộ phận kỹ thuật, và chuyển tải ngôn ngữ như thế nào để thể hiện sự biểu cảm cao nhất, tác động mạnh nhất đến khán giả là việc của những người làm cơng tác biên dịch, biên tập chương trình.

Theo khảo sát của tác giả thì 60% phụ huynh cho rằng ngôn ngữ là điều mà các bé học được nhiều nhất khi xem các chương trình dành cho thiếu nhi. Ngôn ngữ trong nhiều thể loại khác của các chương trình dành cho thiếu nhi hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến ngôn ngữ hàng ngày của các em như cách xưng hô “ta, tỉ muội, đại ca”, thậm chí nhiều em cịn ghép tên hay sử dụng tên của một số nhân vật trong phim cho mình hay cho bạn bè, người thân của mình “siêu nhân, ác quỷ” (những từ ngữ thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình Trung Quốc, Nhật Bản…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việt hóacác chương trình thiếu nhi trên kênh truyền hình HTV3 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)