Minh Mệnh chính yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 25 - 27)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)

1.2.4. Minh Mệnh chính yếu

Chính yếu là những chính sách thiết yếu của một triều vua lần lượt được phụng tấu và phê chuẩn. Thể loại sách “Chính yếu” có nguồn gốc từ Trung Hoa, ghi chép lại những điều răn dạy, được lấy làm đạo trị nước, hướng cho người dân noi theo. Minh Mệnh chính yếu là bộ sách lớn do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn nhằm ghi chép những việc quan trọng, thiết yếu của nền chính trị đất nước: hình luật, lễ nhạc, ngoại giao, trị an, khai hoang, khẩn hóa… dưới triều vua Minh Mệnh.

Minh Mệnh chính yếu được soạn ra với mục đích “Chính sự thi hành phải có

giềng mối, có pháp độ, có thể chế cơng bằng và ngay thẳng. Nếu giữ vững được yếu chỉ ấy thì chẳng phải khó nhọc bao nhiêu mà trị đạo thành công” [74, tr.8], nên ngay từ ban đầu, triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép lại những điều có thực, thiết yếu trong triều đại vua Minh Mệnh, để lấy đó làm mực thước, cho mọi người noi theo.

Với cách thức biên soạn “phàm những việc lớn thì nên chép rõ, cịn những việc nhỏ chỉ chép lược mà thôi”, và “những việc thuộc triều đại Gia Long, khơng liên quan đến chính thể thì bỏ”, vì vậy Minh Mệnh chính yếu đề cập một cách khái quát các việc đã xảy ra trong thời kỳ trị vì của vua Minh Mệnh.

Minh Mệnh chính yếu được bắt đầu biên soạn từ năm Đinh Dậu (1837) đến

năm Canh Tý (1840) gồm 25 quyển với 22 thiên, ghi chép các chính sách quan trọng dưới triều Minh Mệnh.

23

Theo thống kê trong tập II sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - thư mục đề yếu, bản chữ Hán sách Minh Mệnh chính yếu gồm có 7 bản, được lưu trữ ở Thư viện

Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thư viện Khoa học và Thư viện của trường Viễn Đơng Bác Cổ, Paris, Cộng hịa Pháp, mang các ký hiệu: 1) VHv.1254/1-12; 2) VHv.195/1-12; 3) A.57/1-11; 4) A.2688/1- 6: 1953 tr., 29x17; 5) Paris.EFEO.VIET/A/Hist.25 (1-8); 6) Paris.BN.A. 107 vietnamien (1-2): 1848 tr.; 7)Paris.MG.FV.56405: 632 tr., in năm 1972 [47, tr.286].

Hiện nay, bản dịch tiếng Việt sách Minh Mệnh chính yếu có 2 bản:

1) Bản thứ nhất do Ủy ban Dịch thuật của Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên của chính phủ Việt Nam Cộng hịa ở miền Nam xuất bản từ năm 1972 đến năm 1974. Bộ sách này gồm 6 tập1.

2) Năm 1994, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã dựa vào bản dịch của Ủy ban Dịch thuật do Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên xuất bản năm 1972-1974 ở Sài Gòn, để hiệu chỉnh lại và in thành 3 tập2. Năm 2009, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã cho tái bản thành và đóng thành 1 cuốn sách với hơn 2125 trang sách (bao gồm cả chữ Hán và chữ tiếng Việt), khổ 24x16.

Trong 22 thiên với 25 quyển của Minh Mệnh chính yếu, Vũ khố được trình bày ở các thiên thứ 6 (kiến quan), quyển 4; thiên thứ 7 (cần chánh), quyển 5; thiên thứ 10 (sùng kiệm), quyển 10; thiên thứ 13 (chế binh), quyển 14; thiên thứ 14 (thận

1 6 tập bao gồm:

Tập I: từ quyển 1 đến quyển 4, gồm 224 trang tiếng Việt và 407 trang chữ Hán, khổ 26x15, do Hoàng Du Đồng, Hà Ngọc Xuyển dịch.

Tập II: từ quyển 5 đến quyển 7, gồm 146 trang tiếng Việt và 364 trang chữ Hán, khổ 26x15, do Vũ Quang Khanh và Võ Khắc Văn dịch.

Tập III: từ quyển 8 đến quyển 13, gồm 309 trang tiếng Việt và 422 trang chữ Hán, khổ 26x15, do Võ Khắc Văn và Lê Phục Thiện dịch.

Tập IV: từ quyển 14 đến quyển 17, gồm 213 trang tiếng Việt và 246 trang chữ Hán, khổ 26x15, do Đào Vũ Luyện và Thiện Trai Hồ Tánh dịch.

Tập V: từ quyển 18 đến quyển 21, gồm 217 trang tiếng Việt và 362 trang chữ Hán, khổ 26x15, do Hà Ngọc Xuyển và Đào Vũ Luyện dịch.

Tập VI: từ quyển 22 đến quyển 25, gồm 397 trang tiếng Việt và 332 trang chữ Hán, khổ 26x15, do Hoàng Văn Hịe và Nguyễn Quang Tơ dịch.

2 3 tập gồm:

Tập I: từ quyển 1 đến quyển 7, 374tr., khổ 22x14 Tập II: từ quyển 8 đến quyển 17, 475tr., khổ 22x14 Tập III: từ quyển 18 đến quyển 25, 412tr., khổ 22x14.

24

hình), quyển 16; thiên thứ 15 (tài chánh và thuế khóa), quyển 17; thiên thứ 16 (pháp độ), quyển 18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)