Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 69 - 72)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Cơ cấu tổ chức

Từ năm 1802, sau khi lên ngôi vua, Gia Long thiết lập trở lại chế độ quân chủ tập quyền. Cơ cấu bộ máy chính quyền Nhà nước Trung ương triều Gia Long có đủ 6 Bộ là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Cơng với nhiệm vụ giữ chính lệnh của Nhà nước [79, tr.79]. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cịn lập một loạt các cơ quan chun mơn có nhiệm vụ giúp việc như Tôn Nhân phủ, Thái Y viện, Bưu chính ty, Quốc Tử giám… trong đó có Đồ gia. Trên cơ sở Ty Lệnh sử Đồ gia (Nhà Đồ), năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long đã cho đặt Ty Lệnh sử Ngoại Đồ gia, với nhiệm vụ “coi giữ việc xuất nhập quân khí cùng các đồ vật to nặng” [67, tr.11].

Buổi đầu, Ngoại Đồ gia gồm 7 kho: Kho khí giới, Kho đồng, Kho tiền, Kho vận lương, Kho thủy, Kho chiếu, kho than. Các kho này do bộ phận quan lại ở Ty

67

Lệnh sử Ngoại Đồ gia quản lý. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết: “Gia

Long năm đầu (1802), xuống Chỉ chuẩn cho làm Ngoại Đồ gia (nhà chứa đồ phía ngồi) để chứa binh khí cùng đồng thau, kẽm, thiếc và tất cả sản vật của công. Lại ấn định ở Ngoại Đồ gia đặt ra kho khí giới, kho đồng, kho tiền, kho vận lương, kho thủy, kho chiếu, kho than, tất cả 7 kho”[67, tr.17].

Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), sau khi lên ngơi vua, Minh Mệnh bắt đầu q trình cải tổ bộ máy nhà nước triều Nguyễn. Trong đó, cơ quan chế tạo và quản lý vũ khí, vật liệu cơng của triều đình có những chuyển biến khá sớm. Theo đó, Ngoại Đồ gia được đổi thành Vũ khố [79, tr.39]. Cùng với sự thay đổi tên gọi, các kho tàng ở Ngoại Đồ gia cũng được thay đổi theo. Khâm định Đại Nam hội điển

sự lệ cho biết “kho khí giới được đổi làm kho Giáp I, kho đồng làm kho Giáp II,

kho sắt làm kho Giáp III, kho vận lương làm kho Giáp IV, kho thủy làm kho Ất I, kho chiếu làm kho Ất III, kho than làm kho Ất IV, đặt thêm kho Ất II” [67, tr.17]. Tiếp đó tháng 6 năm Tân Tỵ (1821), Ty Lệnh sử Vũ khố được đổi thành Ty Thanh thận Vũ khố, với nhiệm vụ quản lý các kho [79, tr.141]. Từ đây, Vũ khố Thanh thận ty là cơ quan phụ trách cấp phát nguyên vật liệu và thu nộp sản phẩm.

Tại Kinh đô Huế, vào tháng 3 năm Canh Thìn (1820), nhà Nguyễn mở cục Đúc tiền. Sau đó đến tháng 7 năm Bính Tuất (1826), cục Đúc tiền được đổi tên thành Cục Bảo hóa (Bảo Hóa kinh cục) và đặt dưới sự quản lý của nha Vũ khố [79, tr.520]. Ban đầu, Bảo Hóa kinh cục được đặt ở phường Lập Vũ (phía Đơng Nam ngồi Kinh thành Huế), sau đó được chuyển vào trong sở Đốc công Vũ khố. Về tổ chức, nhà Nguyễn đặt ra 1 viên Giám đốc mang trật Tòng tứ phẩm ngạch quan võ để điều hành sản xuất [79, tr.660] chứ khơng có đội ngũ quan viên riêng, thợ sản xuất lấy từ cục thợ đúc và một số cục thợ khác ở Ty Chế tạo Vũ khố.

Cơ cấu tổ chức của Vũ khố tiếp tục được điều chỉnh vào năm 1829. Năm 1829, nhận thấy sự không hợp lý giữa người Chủ thủ (coi giữ) kho và thợ làm ra vật phẩm lưu giữ đều từ Vũ khố, điều này dễ dẫn đến những “mối tệ”, vua Minh Mệnh đã cho đặt công sở ở nha Vũ khố gọi là Ty Chế tạo với nhiệm vụ: “Phàm các công

68

tác thì đốc cơng sức cho các thợ lãnh hạng ở cơng sở, chế tạo xong thì giao cho nha (Vũ khố) thu. Đơn bằng lãnh và nộp thì Đốc công cùng ty lại đối cứu, Bộ Công nhận thực, giám lâm chủ thủ của nha chiếu theo bằng mà thu phát” [79, tr.924-925]. Từ đó, Ty Chế tạo chính thức ra đời và thuộc sự cai quản của Bộ Công nhưng công sở làm việc nằm trong khu vực Vũ khố. Cơ cấu nhân sự của Ty Chế tạo bao gồm 1 Lang trung trật Chánh tứ phẩm đứng đầu, tiếp sau là 1 Viên ngoại lang trật Chánh ngũ phẩm, giúp việc có 2 Chủ sự trật Chánh lục phẩm, 2 Tư vụ trật Chánh thất phẩm, 3 Thư lại Chánh bát phẩm, 3 Thư lại Chánh cửu phẩm và 25 Thư lại Vị nhập lưu. Với việc đặt ra Ty Chế tạo là cơ quan ngoại thuộc Bộ Công, nhằm quản lý các tượng, cục đã thu hẹp cơ cấu tổ chức và quy mô của Vũ khố. Từ đây, nhiệm vụ Vũ khố được triều đình Huế giao đã giảm bớt đi.

Từ sau năm 1829, trải qua các triều vua Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883), Kiến Phúc (1884), về cơ bản, cơ cấu tổ chức của Vũ khố được giữ ngun, khơng có sự thay đổi. Phân tích, khảo sát Đại Nam thực lục và Khâm định

Đại Nam hội điển sự lệ cho biết rõ hơn. Theo đó, Vũ khố gồm 1 quan Thị lang đứng

đầu, tiếp đến là 1 Lang trung, bên dưới là cơ quan nội thuộc Thanh Thận ty Vũ khố với 2 Viên ngoại lang, coi giữ việc xuất nhập quân khí cùng các đồ vật to nặng. Thuộc quyền có Từ Trát tào (phòng Văn thư) và 8 kho [67, tr.11], [84, tr.182]. Ngồi ra, Vũ khố cịn một cơ quan ngoại thuộc là Bảo Hóa kinh cục.

69

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)