Đại Nam nhất thống chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 32 - 36)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)

1.2.8. Đại Nam nhất thống chí

Theo Hán Việt từ điển giản yếu, Chí là sách biên chép các sự vật như địa chí [3, tr.134]. Có thể hiểu rằng, địa chí hay địa phương chí là những ghi chép tường

tận về các mặt cương vực, hình thế, phong tục… cho đến ruộng đất, hộ khẩu, nhân vật của một địa phương. Có sách huyện chí chép về một huyện, có sách phủ chí chép về một phủ, có sách thơng chí chép về một tỉnh, lại có sách nhất thống chí chép về tồn quốc. Việc ghi chép đó nhằm mục đích tìm hiểu mọi mặt các địa phương để phục vụ cho công việc quản lý, cai trị địa phương của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Đến triều Nguyễn, năm Bính Dần (1806), vua Gia Long sai Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn bộ Nhất thống dư địa chí1. Dưới triều Tự Đức, Quốc Sử quán biên soạn ra Đại Nam nhất thống chí2

. Năm Duy Tân thứ 3 (1909), Quốc sử quán triều Nguyễn soạn lại bộ Đại Nam nhất thống chí mới, khác với bộ Đại Nam nhất thống chí soạn từ đời Tự Đức được gọi là Đại Nam nhất thống chí cũ. Đại Nam nhất thống chí mới chỉ nói về các tỉnh thuộc Trung Kỳ, cịn đất Nam Kỳ bị coi

là thuộc địa Pháp, đất Bắc Kỳ là đất bảo hộ của Pháp khơng hề được nói đến.

Đại Nam nhất thống chí là một cuốn sách tổng hợp đầy đủ địa chí các tỉnh và

đơn vị hành chính tương đương của nước Đại Nam nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế

1 Sách Nhất thống dư địa chí gồm 10 quyển được Lê Quang Định hoàn thành vào năm 1806, ghi chép về giới hạn bờ või, sông biển nguồn lạch, cho đến cầu cống chợ điếm, phong tục thổ sản của cả nước Việt Nam từ Kinh sư vào Nam đến Hà Tiên, ra Bắc đến Lạng Sơn. [78, tr.684].

30

kỷ XX. Đại Nam nhất thống chí được chia ra các mục như: phương vị, phân dã,

kiến trí, dun cách, phủ huyện, hình thế, khí hậu, phong tục, thành trì, học hiệu, hộ khẩu, điền phú, sơn xuyên, quan tấn, dịch trạm, thị lập, từ miếu, tự quán, phân việt, thổ sản… Ngoài ra, Đại Nam nhất thống chí cịn có những quyển chép riêng về Cao Miên (Campuchia), Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng, Vạn Tượng.

Theo thống kê trong tập I, sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, hiện nay, bản in chữ Hán Đại Nam nhất thống chí gồm có các bản in và các bản

chép tay được lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Khoa học và Thư viện của trường Viễn Đông Bác Cổ ở Paris (Pháp)1.

Bản in chụp bộ Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn

công bố năm Duy Tân 3 (1909) do Hội Nghiên cứu Đông Dương của Nhật Bản tiến hành tại Tokyo vào năm Chiêu Hòa 16 (1941) gồm 2 bản: 1) VHv.1571 a/1-7; 2) VHv.196/1-9: 956 tr, 28x16 [46, tr.489-490].

Đối với bản in tiếng Việt, hiện nay Đại Nam nhất thống chí có bốn bản in

đang được lưu hành:

Từ năm 1959 đến năm 1970, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục thuộc Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lần lượt dịch và xuất bản từng tỉnh hoặc từng phần riêng lẻ của bộ Đại Nam nhất thống chí2.

Một bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính kéo dựa vào bản HV.140 của Thư viện Viện Sử học và bản A.69 của Thư viện Khoa học, kéo dài

1 Gồm các bản sau: 1) A.853/1-8: 1718 tr., 28x16; 2) A .69/1-12: 2818 tr., khổ 30x16; 3) VHv.1571/1-8: 1572 tr., 28x16; 4) VHu.170811-15: 1572 tr., 28x16; 5) VHu.1814/1-2: 1890 tr., 21x15; 6) Paris.EFEO. VIET/A/Geo. 1 (1-8); 7) Paris.EFEO. VIET/A. Geo.2 (1-11); 8) Paris.EFEO. VIET/A. Geo.3 (1-15); 10) Paris.BN.A. 70 vietnamien.

2

Cụ thể như sau:

Lục tỉnh Nam Việt (thượng) xuất bản năm 1959, do Tu trai Nguyễn Tạo dịch. Lục tỉnh Nam Việt (thượng) trình bày địa lý, lịch sử, văn hố, chính trị, kinh tế… của các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

Lục tỉnh Nam Việt (tập hạ), xuất bản năm 1959, do Tu trai Nguyễn Tạo dịch, 126 trang. Lục tỉnh Nam Việt (tập hạ) trình bày về địa lý, lịch sử, văn hố, chính trị, kinh tế… của các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Thanh Hóa (thượng), do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, xuất bản năm 1960 với 122 trang nội dung.

Thanh Hóa (hạ) do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, xuất bản năm 1960 với 177 trang nội dung.

2 tập Thanh Hóa (thượng) và Thanh Hóa (hạ) đề cập đến địa thế, diện tích, cảnh quan, nhân khẩu, đất đai, phong tục, danh thắng của tỉnh Thanh Hóa.

31

từ năm 1969 đến năm 1971, sau đó được xuất bản thành 5 tập do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản1.

Năm 1992, Nhà xuất bản Thuận hóa hợp tác với Viện Sử học trên cơ sở bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính đã cho tái bản lần thứ nhất bộ

Đại Nam nhất thống chí với khoảng hơn 2.500 trang nội dung, khổ 13x19cm.

Năm 2006, Nhà xuất bản Thuận hóa hợp tác với Viện Sử học tiếp tục tái bản lần thứ 2 bộ sách Đại Nam nhất thống chí với khoảng 2.558 trang nội dung, khổ 13x19cm.

Ngoài ba bản dịch kể trên, năm 2004, Hoàng Văn Lâu dựa trên những kết quả khảo sát, nghiên cứu, dịch thuật của các nhà Sử học, Hán Học, Thư tịch học… đi trước, đã dịch lại bộ Đại Nam nhất thống chí theo bản khắc in năm 1910, kí hiệu A.853 và bản chép tay A.69 lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm. Sau đó, bản dịch này được Nhà xuất bản Lao động kết hợp với Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây xuất bản thành 2 tập vào năm 2012, với gần 2.000 trang nội dung, khổ 16x24cm.

Đại Nam nhất thống chí là bộ sách tổng hợp đầy đủ địa chí các tỉnh, do các

thế hệ tác giả góp cơng góp sức biên soạn, hiệu chỉnh, bổ sung, chỉnh lý, cuối cùng được trùng tu và khắc in vào năm 1910. Đại Nam nhất thống chí là kho sử liệu phong phú để nghiên cứu về đất nước Việt Nam thời Nguyễn.

Vũ khố được mô tả trong Đại Nam nhất thống chí với các thơng tin từ vị trí, cho đến các cơ sở kho tàng, xưởng sản xuất vũ khí của Vũ khố trong kinh thành Huế. Vũ khố nằm ở phía nam phường Liêm Năng, phía đơng giáp vườn Tịnh Tâm,

1 5 tập do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản gồm:

Tập I: Những tư liệu về địa lý, lịch sử, văn hố, chính trị, kinh tế... của Kinh sư và phủ Thừa Thiên, với 319 trang nội dung, khổ 19x13cm.

Tập II: Những tư liệu về địa lý, lịch sử, văn hố, chính trị, kinh tế... của các tỉnh Quảng Bình, Đạo Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi, với 427 trang nội dung, khổ 19x13cm.

Tập III: Khái quát về địa thế, diện tích, cảnh quan, nhân khẩu, đất đai, phong tục, danh thắng của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Bình Thuận, Hà Nội, Ninh Bình, Hưng n, Nam Định, Hải Dương với 444 trang nội dung, khổ 19x13cm.

Tập IV: Khái quát về đặc điểm địa hình, cảnh quan, diện tích, dân số, danh thắng, sản phẩm, phong tục, tập quán sinh hoạt của các tỉnh Quảng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, với 410 trang nội dung, khổ 19x13cm.

Tập V: Ghi lại lịch sử địa hình, phong tục, hộ khẩu… của các tỉnh Hà Tiên, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Gia Định với 378 trang nội dung, khổ 19x13cm.

32

phía tây giáp cung Khánh Ninh và “Ngự lộ”, phía bắc giáp Tiền khố (tức kho tiền), phía nam giáp miếu Thanh Thần Tướng quân.

Tiểu kết chương 1

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Vũ khố đóng vai trị là một cơ quan sản xuất vũ khí và tích chứa nguyên vật liệu. Vũ khố triều Nguyễn có tiền đề là Ty Lệnh sử Đồ gia thời chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh, trải qua hai giai đoạn phát triển là Ngoại Đồ gia (1802-1820) và Vũ khố (1820-1884). Trên cơ sở của Ty Lệnh sử Đồ gia, tham chiếu các mơ hình tượng cục của những triều đại trước đó, Gia Long và các vua kế vị đã cố gắng xây dựng Vũ khố trong giai đoạn 1802-1884 ngày càng hoàn thiện hơn, trở thành cơ quan quản lý cấp trung ương phụ trách mảng kho tàng - quân nhu của cả nước cùng với Nội Vụ phủ, Thương trường và Mộc thương.

Hiện cịn có một khối lượng tương đối phong phú các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (1802-1884), từ các văn bản hành chính như Chiếu, Chỉ, Dụ, Sắc… được ghi chép lại trong Châu bản, Ngự chế văn, đến các nguồn tư liệu Thơng sử, Hội điển, Chí (Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm

định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam điển lệ toát yếu, Đại Nam nhất thống chí...) ra đời trong quá trình vận động của nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc.

Trong các nguồn sử liệu phản ánh về Vũ khố, Châu bản là nguồn tài liệu xuất hiện sớm nhất và kéo dài nhất (1802-1945). Tiếp đến lần lượt là các nguồn tư liệu như Ngự chế văn (1820-1840), Đại Nam thực lục (1821-1939), Minh Mệnh chính

yếu (1837-1840), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1843-1855), Đại Nam nhất thống chí (1864-1909), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (1889-1895). Và

cuối cùng là Đại Nam điển lệ toát yếu (1909). Như vậy, nguồn sử liệu phản ánh về

Vũ khố có khung thời gian biên soạn rõ ràng, tập trung vào thời kỳ Vũ khố được nghiên cứu. Các thông tin về Vũ khố được phản ánh trong các nguồn sử liệu tương đối da dạng từ bộ máy tổ chức, cơ cấu nhân sự, chức năng, nhiệm vụ, quy chế vận hành cho đến các hoạt động sản xuất, bảo quản vũ khí… Dù vậy, các thơng tin đó lại nằm rải rác trong nhiều tập, nhiều phần khác nhau của những nguồn sử liệu.

33

Chương 2: PHÂN LOẠI SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884)

Phân loại sử liệu một cách khoa học, xác đáng nhằm làm nổi bật tính đặc thù, đồng thời chỉ ra cách thức sử dụng đúng đắn, hiệu quả đúng là khơng hề đơn giản vì mỗi loại hình sử liệu đều có những đặc điểm và q trình hình thành, phát triển khác nhau. Trước khối tư liệu tương đối lớn và phong phú về Vũ khố triều Nguyễn, chúng tôi áp dụng cách phân loại theo đặc trưng phản ánh để nghiên cứu giá trị của nguồn sử liệu. Trên cơ sở phân tích về mặt hình thức và nội dung của từng nguồn sử liệu, chúng tôi rút ra giá trị sử liệu cũng như bước đầu đưa ra cách thức xử lý đối với từng nguồn sử liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)