Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 95 - 97)

6. Bố cục của luận văn

3.6.4. Các hoạt động khác

Cùng với các hoạt động sản xuất vũ khí; lưu trữ, phân phối, cấp phát vũ khí; tích chứa vật liệu cơng, Vũ khố cịn thực hiện nhiệm vụ khác nữa. Năm Bính Thân

93

(1836), Vũ khố chế tạo 30 bộ cân thiên bình lớn, 30 bộ cân thiên bình vừa và 30 cân thiên bình bộ nhỏ, tổng số là 90 bộ. Việc chế tạo các loại cân “để dùng làm chuẩn đích cho việc cân các đồ vật và hàng hóa” và được giao phát đi các Nha, Bộ và các tỉnh, thành [81, tr.1031].

Tháng 3 năm Canh Thìn (1820), vua Minh Mệnh giao cho Vũ khố làm xe Ngọc kính1 theo cách thức của Tây dương. Sau khi chế tạo thành cơng xe Ngọc kính, các thợ chế tạo ở Vũ khố được thưởng 100 quan tiền [79, tr.60]. Tiếp nối thành cơng đó, năm Bính Tuất (1826) vua Minh Mệnh giao cho Vũ Khố đóng xe Thuỷ sương, bắt chước kiểu xe của Tây dương, xuống dụ: “Vương giả lấy điều hay của thiên hạ làm điều hay của mình; xe ấy dẫu là người ngoại Di chế ra, nhưng khéo lạ có thể dùng được, bắt chước mà làm cũng khơng hại gì; nếu bảo là khơng cần học của họ thì là thơ lậu thơi” [79, tr.519-520].

Bên cạnh việc chế tạo các loại cân thiên bình và xe dùng cho nhà vua, Vũ khố còn chế tạo các dụng cụ đo đạc như các loại thước may, các dụng cụ cân đong như hộc, phương, thăng… Nhận thấy khơng có sự thống nhất thước may bằng đồng và bằng gỗ, năm Ất Dậu (1825) Minh Mệnh đã giao cho Vũ khố chế tạo thước may và thước đo bằng đồng, sau đó cấp cho các nha mơn ở Kinh và ở các địa phương [79, tr.498] nhằm thống nhất hệ tiêu chuẩn đo trong cả nước.

Không chỉ quan tâm đến việc thống nhất trong việc đo đạc, triều đình nhà Nguyễn còn muốn thống nhất trong việc cân đong, đo đếm, vậy nên đã giao cho Vũ khố chế một loạt hộc, phương, thăng, uyển, bát để dùng trong cả nước. Đại Nam thực

lục chép: “…Vũ Khố chế cấp cho để rõ thể thức nhất định. Duy 5 trấn thành Gia Định

và 11 trấn Bắc Thành do thành chế theo mẫu chế ra để chuyển cấp” [79, tr.734]. Ngồi tra, triều đình cịn quy định vật liệu để chế tạo và sử dụng những hộc, phương, thăng, bát… vào làm những việc gì: “Phàm hộc, phương đều làm bằng gỗ, thăng, uyển, bát đều làm bằng đồng. Hộc dùng thu chi thóc cơng, phương cùng uyển lớn dùng thu chi gạo lương, trung phương cùng trung uyển dùng thu chi muối, thăng dùng thu chi muối gạo, bát dùng thu gạo cước” [79, tr.734].

94

Năm 1820, Cục đúc tiền ở Kinh đơ chính thức được thành lập, sau đó đến năm 1826, được đổi thành Bảo hóa Kinh cục, và do Vũ khố kiêm quản” [79, tr.520]. Cục Bảo hóa đã được Nhà nước giao đúc các loại tiền đồng, tiền kẽm với nhiều kích cỡ khác nhau, đặc biệt là đúc mẫu để triển khai đúc đồng loạt. Năm 1827, ở Cục Bảo hóa có 2 đợt đúc tiền đồng lớn “Gia Long thông bảo”, “Minh Mạng thông bảo” với số lượng lớn 10.000 quan [79, tr.613, 618]. Năm 1830, một loại đồng tiền đồng lớn “Minh Mạng thông bảo” kèm mỹ hiệu cũng được đúc đến 1 vạn đồng [80, tr.69-70]. Dưới thời Thiệu Trị, Cục vẫn tiếp tục đúc mẫu các loại tiền đồng, tiền kẽm các hạng theo hiệu mới. Đặc biệt, tiền đồng lớn “Thiệu Trị thông bảo” kèm mỹ hiệu đến 40 hiệu đúc 1 vạn đồng [81, tr.839-840]. Đối với tiền kẽm, năm 1843 Nhà nước cho đúc tiền Thiệu Trị, loại dày 6 phân, với số lượng gần 80.000 quan [81, 468]. Đến thời Tự Đức, hoạt động đúc tiền được đẩy mạnh khi nhà vua mở rộng 15 xưởng đúc như ở Bắc Ninh (1850) Thái Nguyên (1867), Bình Định (1872). Quá trình hoạt động của cục Bảo hóa cho thấy vai trị quan trọng nhất của Cục là đúc mẫu và căn cứ vào nhũng lần đúc thử lớn ở đây để Nhà nước định ra thành phần kim loại, lệ hao phí và tính tốn nhân cơng, vật liệu cho việc đúc tiền trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)