Tích chứa vật liệu cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 94 - 95)

6. Bố cục của luận văn

3.6.3. Tích chứa vật liệu cơng

Với chức năng là nơi để chứa đồ binh khí cùng với các sản vật của cơng khác như đồng, thếc, kẽm, sắt… nên hoạt động coi giữ, bảo quản, sửa chữa các loại đồ vật nói chung, vũ khí nói riêng của Vũ khố rất quan trọng. Đầu tiên là hoạt động phân bố, sắp xếp vũ khí sao cho gọn gàng, phân loại rõ ràng. Theo Đại Nam thực lục, năm Quý Tỵ (1833), sau khi đến xem kho Vũ khố, thấy súng điểu sang phần nhiều bỏ lẫn lộn với các loại vũ khí khác dẫn đến hư hỏng, vua Minh Mệnh liền sai phạt trượng viên quan giám lâm là Hà Thúc Lương và những viên quan phụ trách khác, yêu cầu phải sửa chữa, sắp xếp lại. Nhà nước cũng quy định, đối với các quan khoa đạo đi tuần tra khi gặp phải tình trạng lộn xộn, bừa bãi mà khơng biết hạch hỏi, vạch ra, thì phải chịu tội chung [80, tr.792].

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm vũ khí khi được đúc ra, triều Nguyễn có những quy định rõ ràng về việc phân loại các hạng sắt, đồng chứa ở các kho. Theo đó, các hạng đồng, sắt được chia thành từng loại tốt, xấu để đem nấu luyện, thí nghiệm. Ngồi ra, năm Mậu Tuất (1838) Nhà nước cho xây dựng thêm các hầm cất chứa đồng, gang sắt ở Vũ khố, nhằm đảm bảo đồng, sắt không bị hoen rỉ khi mang đi đúc. Đại Nam thực lục ghi lại: “tại kho Giáp II, cho làm một hầm dài 10 trượng 6 thước 2 tấc,

sâu rộng đều 5 thước, trong hầm được chia làm 3 ngăn, chứa riêng từng hạng đồng: đồng hạng nhất 40.000 cân, đồng đỏ hạng nhì 50.000 cân, đồng hạng ba 30.000 cân. Kho Giáp III, cho xây một hầm dài 10 trượng 7 thước 1 tấc, sâu rộng cũng đều 5 thước, trong hầm chia thành 2 ngăn chứa riêng các hạng gang: 450.000 cân, sắt sống và sắt đã luyện 800.000 cân” [82, tr.364].

92

Hoạt động bảo quản, tổ chức, sắp xếp vũ khí và nguyên vật liệu sản xuất một cách quy củ và chặt chẽ như thế đã đảm bảo tốt nguồn kim khí để cung cấp cho việc đúc chế các loại binh khí.

Trong hoạt động bảo quản các loại binh khí, đạn pháo, thuốc súng…, ngồi việc phân định cất giữ vũ khí ở các kho, Vũ khố còn đảm nhiệm việc sửa chữa. Ngay từ tháng 11 năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mệnh đã có lệnh cứ 5 năm 1 lần sửa chữa các loại vũ khí. Trong 5 năm đó, nếu đồ binh khí mà hỏng gẫy hoặc ngồi hạn đó mà đánh mất hay làm gẫy vỡ, thì những chánh phó vệ úy và quản cơ chuyên biện cùng những lính cầm giữ binh khí, tùy theo mức độ hư hỏng của vũ khí mà bị tội nặng hay nhẹ. Những viên quan đại thần quản lãnh che chở, không báo cáo lên cấp trên, nếu xét ra được thì giao cho bộ bàn xử [79, tr.316-317].

Bên cạnh đó, Nhà nước định lệ phân xử việc để hư hỏng binh khí khi được Vũ khố cấp. Năm Bính Tuất (1826), triều đình nhà Nguyễn có quy định trong hạn cấp mà binh khí hư hỏng, một vệ hỏng đến 100 cái, một đội đến 20 cái trở lên, thì đại viên Chưởng lĩnh cùng Chánh phó quản vệ và Suất đội đều bị phạt 6 tháng lương, một vệ 51 cái, một đội 11 cái trở lên, đều phạt 3 tháng lương, một vệ 10 cái, một đội 3 cái trở lên, Chưởng lĩnh miễn phạt, Quản vệ và Suất đội phạt 2 tháng lương [79, tr.565].

Đối với việc quân nhu, Nhà nước yêu cầu binh khí cốt phải sắc bén đầy đủ. Trong quá trình gia cố, sửa chữa các loại vũ khí phải cẩn thận, khơng được phép làm qua loa, chiếu lệ. Theo quy định của triều đình Huế, binh khí trong kho hay đã giao cho binh lính cầm giữ, đều do các quan đốc, phủ, bố, án và lãnh binh đích thân kiểm sốt xem xét, cái nào cũng phải chắc chắn, sắc bén. Nếu bỏ qua không làm đúng phép, thì những viên quan phụ trách, những binh lính nhận lĩnh, cầm giữ binh khí sẽ bị nghiêm hặc và trừng trị [81, tr.218]. Trước đó, năm 1831 Quản Thị vệ Vũ Văn Giải và Nguyễn Trọng Tính đã khơng đơn đốc các thợ ở Vũ khố sửa hơn 900 cây súng điểu thương lẫn máy bắn đá cũ một cách cẩn thận nên đã bị khiển trách và mất chức [80, tr.194-195].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)