Cơ cấu nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 72 - 80)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Cơ cấu nhân sự

Khi mới được thành lập (1802), cơ cấu nhân sự của Ngoại Đồ gia chưa được xác định một cách rõ ràng các chức vụ Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp, Bản ty gồm bao nhiêu người [54, tr.84]. Phải đến 3 năm sau, tức năm Ất Sửu (1805), số nhân viên làm việc trong Ngoại Đồ gia mới được xác định là 50 người. Đại Nam thực lục

chép: “Định số nhân viên thuộc ty các nha ở Kinh: Ty Lệnh sử Bộ Hộ 80 người, Bộ Lại, Bộ Binh đều 70 người, ba Bộ Lễ, Hình, Cơng, Đồ gia, Ngoại Đồ gia, đều 50 người, ty Chiêm hậu lại 30 người” [78, tr.642], [54, tr.84]. Như vậy ở cơ quan Ngoại Đồ gia, các chức từ Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp cho đến Thư lại vị nhập lưu, tổng số là 50 người, phụ trách coi việc xuất nhập quân khí cùng các đồ vật nặng.

Trước đó, tháng 4 năm Giáp Tý (1804), triều đình Nguyễn đã bàn định và ban hành quan chế. Theo quan chế năm 1804 này, quan lại thuộc Ngoại Đồ gia làm nhiệm vụ quản lý được liệt vào ngạch quan Văn, gồm các chức quan Câu kê ty Lệnh

sử Đồ gia trật Tản giai Tòng ngũ phẩm, Cai hợp ty Lệnh sử Đồ gia trật Tản giai Tòng lục phẩm, Thủ hợp ty Lệnh sử Đồ gia trật Tản giai Tòng thất phẩm, Bản ty ty

70

Lệnh sử Đồ gia trật Tản giai Tòng bát phẩm, Thư lại vị nhập lưu trật Tản giai Tòng

cửu phẩm. Các quan lại Ngoại Đồ gia có trật Tản giai Tịng ngũ phẩm được phong tước Bá, trật Tản giai Tòng lục phẩm được phong tước Tử, trật Tản giai Tòng bát phẩm được phong tước Nam [78, tr.595-598]. Như vậy, về cơ bản, tên gọi các chức quan như Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp làm nhiệm vụ quản lý ở Ngoại Đồ gia không

thay đổi so với thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Nguyễn Ánh. Các chức quan trên cũng được triều đình Nguyễn sử dụng ở các Nha, Bộ khác trong bộ máy Nhà nước. Sau đợt ban bố quan chế, cơ cấu nhân sự ở Ngoại Đồ gia được định hình và duy trì ổn định trong suốt gần 20 năm đầu của thế kỷ XIX.

Trên cơ sở kế thừa cơ cấu tổ chức hành chính của triều Gia Long, ngay sau khi lên ngơi vua, Minh Mệnh đã từng bước có sự điều chỉnh, thay đổi ở các cơ quan hành chính nhà nước. Tháng giêng, năm Canh Thìn [1820], vua Minh Mệnh quyết định “đổi Nội Đồ gia làm Nội Vụ phủ, Ngoại Đồ gia làm Vũ Khố” [79, tr.39]. Một năm sau, tháng 6 năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mệnh tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cơ cấu nhân sự của Vũ Khố. Theo đó, Vũ khố có 2 viên Lang trung, 2 viên Chủ sự, 2 viên Tư vụ, 8 viên Thư lại Chánh bát phẩm, 8 viên Thư lại Chánh cửu phẩm, 44 viên Thư lại Vị nhập lưu [79, tr.141], tổng cộng là 66 người. Như vậy với sự thay đổi này, bắt đầu từ tháng 6 năm Tân Tỵ (1821), Vũ khố được tăng cường thêm nhân sự cả hàng quan và lại. So sánh với Ngoại Đồ gia triều Gia Long, nhân sự Vũ khố năm 1821 thời Minh Mệnh đã tăng 16 người (tăng gấp 1,32 lần) so với năm 1805.

71

Tiếp đó, q trình thay đổi nhân sự ở Vũ khố liên tục được diễn ra vào các năm 1825, 1828, 1829, 1830. Đại Nam thực lục ghi: Tháng 8 năm Ất Dậu (1825), vua Minh Mệnh cho đặt thêm quan viên ở Vũ khố. Nguyên trước đó các chức vụ Lang Trung, Chủ sự, Tư vụ đều có 2 người, nay tăng thêm 2 viên quan nữa cho mỗi chức vụ trên [79, tr.441]. Sau đó, năm 1828, đến lượt Thư lại Vị nhập lưu được tăng thêm từ 44 người lên tới 60 người1. Qua hai đợt thay đổi nhân sự này dẫn đến số lượng quan lại Vũ khố lên đến mức cao nhất trong toàn bộ lịch sử vương triều Nguyễn (89 người).

1 Đại Nam thực lục ghi: “Năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], mùa đông, tháng 10, Đặt thêm lại dịch của ty Bưu chính và Vũ Khố. (Vị nhập lưu thư lại, Vũ Khố nguyên số 44 người, thêm 16 người, Bưu chính nguyên số 20 người, thêm 10 người)” [79, tr.779].

72

Đến tháng 12 năm Kỷ Sửu (1929), sau khi triều Nguyễn đặt Ty Chế tạo ở Vũ khố (nhưng quan lại ở ty Chế tạo được biên chế trực thuộc vào Bộ Công), vua Minh Mệnh đã cho giảm bớt số lượng nhân sự của Nha. Bên cạnh chức Thị lang giữ chính lệnh, Vũ khố chỉ lưu lại “Lang trung, Viên Ngoại lang mỗi chức 1 người, Chủ sự, Tư vụ mỗi chức 3 người, Bát, Cửu phẩm thư lại mỗi chức 4 người, Vị nhập lưu thư lại 40 người” [79, tr.924-925]. Tuy nhiên mấy tháng sau (tháng 4 năm Canh Dần (1830)), nhận thấy kho Vũ khố nhiều việc, số nhân viên cịn lại khơng đủ người để làm, vua Minh Mệnh cho tăng thêm số lượng cả về hàng quan và lại trong Nha. Theo đó, Chánh bát phẩm Thư tăng 2 người lên thành 6 người, Chánh cửu phẩm Thư lại tăng lên thành 8 người, Vị nhập lưu Thư lại tăng lên thành 50 người” [80, tr.51].

Như vậy, trong vòng 11 năm đầu cầm quyền (1820-1830), vua Minh Mệnh đã liên tục thay đổi cơ cấu nhân sự của Vũ khố (6 lần), nhằm hướng tới một sự ổn định, phù hợp hơn trong cơ cấu quan lại triều Nguyễn nói chung, nha Vũ khố nói riêng. Điều này đã được minh chứng một cách rõ nét, trong 10 năm cầm quyền tiếp theo của vua Minh Mệnh (1831-1840), chỉ duy nhất 1 lần, cơ cấu nhân sự Vũ khố

73

có sự thay đổi, đó là vào năm 1836, khi Vũ khố được tăng thêm 1 viên quan Chủ sự và 1 viên quan Tư vụ [81, tr.935]. Vào thời điểm này, Vũ khố gồm có 1 viên Thị Lang, 1 viên Lang trung, 1 viên Viên Ngoại lang, 4 viên Chủ sự, 4 viên Tư vụ, 6 viên Thư lại Chánh bát phẩm, 8 viên Thư lại Chánh cửu phẩm, 50 viên Thư lại Vị nhập lưu, tổng số 75 người. So với thời kỳ trị vì của vua Gia Long, nhân sự Vũ khố năm 1836 đã tăng gấp 1,52 lần. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng mở rộng quy mô bộ máy quản lý Nhà nước Trung ương thời Minh Mệnh.

Cơ cấu nhân sự Vũ khố được giữ ổn định đến hết triều vua Thiệu Trị (1841- 1847), kéo sang đến thời Tự Đức, được chuẩn định một lần nữa vào tháng 12 năm Canh Tuất (1850). Đây không chỉ là đợt điều chỉnh riêng ở Vũ khố mà còn được mở rộng ở các bộ, nha, phủ, viện khác [84, tr.182-186]. Sau khi được chuẩn định, cơ cấu nhân sự của Vũ khố gồm 1 viên Thị Lang đứng đầu, 1 viên Lang trung, 2 viên Viên ngoại lang, 4 viên Chủ sự, 4 viên quan Tư vụ, 6 viên Bát phẩm, 8 viên Cửu phẩm và 50 viên Vị nhập lưu Thư lại [84, tr.182], tổng số là 76 người.

Theo lời tâu của các quan đại thần Trương Đăng Quế và Vương Thế Kiệt cùng với lời bàn của triều thần thời vua Tự Đức, cơ cấu nhân sự của nha Vũ khố được giữ ngun như cũ, tức là khơng có sự thay đổi so với thời kỳ trước đó [84, tr.182]. Tuy nhiên khi đối chiếu so sánh với thời điểm thay đổi nhân sự ở nha Vũ khố gần nhất vào năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), cho thấy nha Vũ khố tăng thêm 1 viên quan Viên ngoại lang. Qua khảo sát Đại Nam thực lục và Khâm định Đại Nam

hội điển sự lệ, trong suốt 14 năm (từ 1837 đến 1850), khơng thấy năm nào có ghi sự

thay đổi tăng giảm nhân sự của Vũ khố. Song trước đó, vào năm 1833, Nội các triều Nguyễn biên soạn xong bộ sách Hội điển tốt yếu, trong đó có phần quy định nhiệm vụ, chức năng của Vũ khố đã được ghi vào Đại Nam thực lục có đoạn như sau: Phàm sự chế tạo binh khí và tích chứa vật liệu, đều thuộc vào kho Vũ khố. Vũ khố dùng chức Thị lang để giữ chính lệnh. Lang trung và Tham biện để giúp việc Thị lang, các thuộc viên có Viên ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Thư lại Chánh bát phẩm, Thư lại Chánh cửu phẩm và Thư lại Vị nhập lưu, cùng chia nhau trông coi đồ vật và

74

sổ sách [80, tr.918]. Qua đây cho biết, ở kho Vũ khố dưới chức Thị lang có Lang trung và Tham biện giúp việc. Theo quan chế triều Nguyễn nói chung, triều vua Minh Mạng nói riêng, chức quan “Tham biện” khơng có trong ngạch phẩm trật quan văn cũng như quan võ. Khảo cứu một số nguồn tư liệu, “Tham biện” không phải là tên gọi một chức quan chính thức của triều đình Huế, mà chỉ là một chức quan giúp việc cho viên quan giữ chính lệnh của một Nha, Bộ thơi. Như vậy, nhiều khả năng chức Tham biện này chính là một trong hai chức Viên ngoại lang! Cũng từ thơng tin trên, có thể dự đốn muộn nhất đến năm 1833, cơ cấu nhân sự Vũ khố đã có thêm 1 lần được thay đổi.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, sau đó rút vào đánh chiếm Gia Định. Tháng 6 năm 1862, triều đình Nguyễn phải ký hiệp ước Nhâm Tuất nhượng ba tỉnh miền Đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho Pháp. Tiếp đó, năm 1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) còn lại để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochichine (Nam Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ và để mở rộng ảnh hưởng lên toàn bộ đất nước Đại Nam, từ năm 1873 đến năm 1884, Pháp tiến hành các cuộc chiến tranh ra Bắc Kỳ. Thất bại liên tiếp trong cuộc chiến tranh với Pháp, triều Nguyễn buộc phải ký các hiệp ước nhượng đất, bồi thường chiến phí, đã dẫn đến việc thu hẹp trong việc quản lý lãnh thổ, cùng với đó là giảm sút các nguồn thu. Từ đó, nhà Nguyễn phải tiến hành giảm bớt số lượng quan lại của các Bộ, Nha. Năm 1868, vua Tự Đức đã cho giảm 139 viên quan với có phẩm trật từ Tứ phẩm trở xuống đến Thư lại Vị nhập lưu ở 24 Nha, Bộ ở Kinh thành. Đối với các tỉnh, đạo, bộ máy chính quyền giảm 142 người với các viên quan từ hậu bổ đến thông lại, thừa biện [84, tr.1155]. Riêng nha Vũ khố, cơ cấu nhân sự chỉ còn 1 viên Thị Lang đứng đầu, bên dưới là 1 viên Lang trung, 8 viên Tư vụ, 10 viên Thư lại Chánh cửu phẩm, 42 Thư lại Vị nhập lưu [84, tr.1157], tổng cộng là 62 người. Như vậy so với đợt điều chỉnh quan lại gần nhất (1850), nhân sự Vũ khố đã giảm 14 người.

75

Quá trình thay đổi cơ cấu nhân sự trong tổ chức bộ máy hành chính quốc gia dưới triều Nguyễn tiếp tục được tiến hành vào năm Kiến Phúc thứ nhất (1884). Ngoài chức vụ Thị lang, Vũ khố chỉ lưu lại 4 viên Tư vụ, 7 viên Chánh cửu phẩm, và 17 viên Thư lại [85, tr.93]. Như vậy, đến năm 1884, cơ cấu nhân sự của Nha môn Vũ khố từ Thị lang xuống đến Thư lại Vị nhập lưu chính thức cịn 27 người. Đây cũng là sự thay đổi với quy mô lớn nhất ở Vũ khố, giảm tới 35 người (tương đương 56,45%) số lượng quan và lại trong hệ thống nhân sự của Nha này.

Đợt tinh giản quan lại với quy mô lớn này không chỉ diễn ra ở Vũ khố mà còn ở tất cả các nha, bộ khác trong bộ máy hành chính triều Nguyễn. Nguyên nhân bởi một mặt do sự thu hẹp trong quản lý lãnh thổ của Nhà nước Đại Nam, mặt khác bởi, triều đình muốn “đặt quân cốt ở được người giỏi, hậu lương lộc cốt để khuyến khích người làm quan” [85, tr.91].

76

BẢNG 3.1: THỐNG KÊ QUAN LẠI VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (1802-1884) Năm Chức/Trật 1805 1821 1825 1827 1828 1829 1830 1836 1850 1868 1884 Chức Trật1 Thị lang 3a 1 1 1 1 1 1 1 Thiêm sự 4a 1 Lang trung 4a 2 3 2 2 1 1 1 1 1 5a

Viên ngoại lang 5a 2 2 1 1 1 2

Câu kê 5b ? Chủ sự 6a 2 4 4 4 3 3 4 4 Cai hợp 6b ? Tư vụ 7a 2 4 4 4 3 3 4 4 8 4 Thủ hợp 7b ? Thư lại Chánh bát phẩm 8a 8 8 8 8 4 6 6 6 Bản ty 8b ?

Thư lại Chánh cửu phẩm 9a 8 8 8 8 4 8 8 8 10 5

Thư lại vị nhập lưu 9b ? 44 44 44 60 40 50 50 50 42 17

Tổng số 50 66 72 72 89 57 73 75 76 62 27

1 3a: Chánh tam phẩm; 4a: Chánh tứ phẩm; 5a: Chánh ngũ phẩm; 5b: Tòng ngũ phẩm; 6a: Chánh lục phẩm; 6b: Tòng lục phẩm; 7a: Chánh thất phẩm; 7b: Tòng thất phẩm; 8a: Chánh bát phẩm; 8b: Tòng bát phẩm; 9a: Chánh cửu phẩm; 9b: Tòng cửu phẩm

77

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)