6. Bố cục của luận văn
1.2. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)
1.2.5. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, Hội điển là sách họp đủ các chế độ lệ luật của một triều: Đại Nam hội điển, Đại Thanh hội điển, Lê triều hội
điển…[30, tr.247], còn Hán - Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, Hội điển là
sách chép điển chương, pháp luật của một triều đại [3, tr.315]. Như vậy có thể hiểu,
Hội điển là sách ghi chép lại các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến
tổ chức và hoạt động của một triều đại, một Nhà nước.
Trong lịch sử chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, mỗi triều đại thường tổ chức biên soạn Hội điển của triều đại mình (cách gọi khác là Đại
điển, Chính điển…). Các triều đại của Trung Hoa như Đường, Tống, Nguyên,
Minh, Thanh đều có làm sách Đại điển hoặc Hội điển. Ở Việt Nam, thời Trần, thời Lê cũng đã có loại sách này như triều Trần có Hồng triều Đại điển do Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn soạn, triều Lê có Quốc triều Hội điển soạn đời Vĩnh Hựu (1735-1740) và Quốc triều chính điển lục do Bùi Huy Bích soạn.
Dưới triều Nguyễn, bên cạnh Quốc Sử quán - cơ quan viết sử chính thức của Nhà nước, cịn có một cơ quan đã biên chép nhiều cơng trình và đạt được những thành tựu nhất định, đó là Nội các, được lập vào năm Kỷ Sửu (1829). Như đã đề cập ở phần trước, chức năng của Nội các, trước hết chuyên giữ công việc ấn chương, giấy tờ, sổ sách của các cơ quan trong triều đình. Nhưng Nội các triều Nguyễn cịn được giao một số nhiệm vụ mang tính chất sử học như ghi lại lời nói và việc làm của nhà vua (được gọi là Khởi cư chú), chép việc làm của các Bộ, Viện… và điển chế của Nhà nước đã đem thi hành. Trong số những bộ sách do Nội các triều Nguyễn đã biên soạn và khắc in thì Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là cơng trình lớn nhất và có giá trị nhất.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ gồm 262 quyển in bản gỗ, giấy lệnh hội
(32x20) mỗi quyển bình quân 30 tờ, cộng tất cả ước trên 8000 tờ, đóng thành 97 cuốn [25, tr.169-170]. Bộ sách được biên soạn trong thời gian khá dài, kể từ chỉ dụ đầu tiên của vua Thiệu Trị vào tháng 6 năm Quý Mão (1843) [83, tr.507], đến khi
25
hồn thành và có chỉ cho phép khắc in của vua Tự Đức, tháng 9 năm Ất Mão (1855) [81, tr.394], tổng cộng 13 năm. Tiếp đó, bộ sách cần tới 14 năm (1855-1868) mới khắc in xong [84, tr.1135]. Sách biên chép tất cả các dụ chỉ, sắc lệnh, chiếu chỉ… đã đem thi hành, kể từ năm Gia Long thứ nhất (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Năm 1886, triều đình nhà Nguyễn cho tổ chức in lại Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ để cung cấp cho các tỉnh phía Bắc. Qua việc làm trên, càng cho thấy tầm quan
trọng của bộ Hội điển đối với cơng việc quản lý hành chính đất nước ngày đó. Theo thống kê trong tập II sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, hiện nay, nguyên bản chữ Hán sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ còn lại 10
bản in, được lưu trữ ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm và ở Thư viện của trường Viễn Đông Bác Cổ, Paris (Pháp), gồm những bản in sau: 1) VHv. 1570/1- 42: 15.916 tr. Khổ 19x18; 2) A. 54/1-3: 17.184 tr. Khổ 30x20; 3) VHv. 65/1-88: 17.144 tr. Khổ 30x20; 4) VHv. 1680/1-94: 17.840 tr. Khổ 30x20; 5) VHv. 1681/1-32: 16.170 tr. Khổ 29x18 (thiếu Q1, 38, 66, 68, 137, 262); 6) VHv. 6611-44: 15.550 tr. Khổ 30.5x18.5; 7) Paris. MG. FC. 39521; 8) Paris.EFÉO.VIET/A/Hist. 30 (1-69); 9) Paris. BN.A.8 vietnamien: 1668 tr; 10) Paris. EFEO. MF. II/3/365 [47, tr.19-20].
Đối với bản dịch tiếng Việt, hiện nay có 2 bản in:
Bản dịch thứ nhất xuất hiện ở miền Nam vào những năm 1965-1968, do Bộ Quốc gia Giáo dục thuộc Chính phủ Việt Nam Cộng hịa tổ chức dịch và xuất bản.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đã được trích dịch và xuất bản một phần nhỏ, là
phần Bang giao và Nhu viễn thuộc Bộ Lễ, tức từ quyển 128 đến quyển 136 trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.
Bản dịch tiếng Việt thứ hai được xuất bản vào năm 1993. Trước đó, trong những năm 60 của thế kỷ XX, Viện Sử học đã cho dịch toàn bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, nhưng phải đến năm 1993, bộ sách mới được nhà xuất bản
Thuận Hóa in với 15 tập, với gần 8.000 trang nội dung (khổ 14,5x20,5)1.
1
Cụ thể như sau:
Tập I: Chỉ dụ, sớ tấu, phàm lệ, Phủ Tôn Nhân, Viện Cơ Mật, Viện Tập Hiền (từ quyển đầu đến quyển 6), 233 trang. Tập II: Bộ Lại (từ quyển 7 đến quyển 17), 357 trang.
Tập III: Bộ Lại (từ quyển 18 đến quyển 35), 421 trang. Tập IV: Bộ Hộ (từ quyển 36 đến quyển 52), 602 trang.
26
Quá trình biên soạn sách về các Bộ, Nha được ghi theo một thứ tự nhất định.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép: “Phủ Tôn nhân trơng coi phái hệ Hồng
gia là đảm nhận chức việc trọng yếu hàng đầu, do đó thứ tự phải ở trước tiên; viện Cơ Mật, viện Tập Hiền kế theo, rồi đến 6 Bộ, còn nữa là những nha thuộc các Viện, Các, Tự, Giám, Thương, Khố đều theo thứ tự tấn thân biên chế lần lượt theo sau” [53, tr.88].
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ dành riêng 4 quyển chép về Vũ khố, từ
quyển 244 đến 247. Bên cạnh đó, Vũ khố cịn được đề cập trong các quyển về Bộ Binh, Bộ Lại, Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Cơng, Bộ Hộ.