Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 65)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Chức năng, nhiệm vụ

Trong sách Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ (1802-1847),

Nguyễn Sĩ Hải đã dựa vào bộ điển lệ của triều Nguyễn là Khâm định Đại Nam hội

điển sự lệ và sách địa chí của triều Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí để cho rằng

nhiệm vụ của Vũ khố là: “trước gọi là Ngoại Đồ gia năm 1820 mới đổi tên Vũ khố, đặt ở phía tây phường Liêm Năng trong kinh thành, gồm 1 Sở coi việc xuất nạp chi thu và 10 kho quân khí” [27, tr.197]. Đỗ Bang trong Tổ chức bộ máy nhà nước triều

Nguyễn giai đoạn 1802-1884 lại dựa vào sách Đại Nam điển lệ toát yếu và Đại Nam nhất thống chí cho rằng Vũ khố “trước gọi là Ngoại Đồ gia, đổi tên từ năm 1820, để

chứa quân khí, đặt ở phường Liêm năng trong Kinh thành” [7, tr.81].

Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên khi đề cập đến chức năng, nhiệm vụ của Vũ khố đều dựa vào 3 nguồn tư liệu là Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại

Nam điển lệ toát yếu tân biên, Đại Nam nhất thống chí. Và các cơng trình nghiên

cứu mới chỉ coi Vũ khố là cơ quan tích chứa vũ khí và nguyên vật liệu mà chưa đề cập đến hoạt động sản xuất, chế tạo vũ khí và các hoạt động khác.

Khảo sát các nguồn tư liệu có liên quan cho thấy trong quyển 244, phần Vũ khố ở sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có ghi chức năng, nhiệm vụ của Vũ khố là “nơi coi giữ việc xuất nhập binh khí cùng các đồ vật to nặng” [67, tr.11].

Sách Đại Nam điển lệ toát yếu được Nguyễn Sĩ Giác dịch dựa trên một bản chữ Hán được khắc in vào năm Duy Tân 3 (1909) do các quan ở Nội các triều Nguyễn ghi chép vắn tắt những điều cốt yếu của điển lệ nước Đại Nam, phần về Vũ khố chép: “Vũ khố thuộc dưới quyền Bộ Binh. Súng đạn, các vũ khí và các vật liệu chứa ở kho, đều là chức vụ các quan chức coi kho này” [22, tr.15].

Có thể nhận thấy rằng Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ sách điển lệ cơ bản và đầy đủ nhất của triều Nguyễn, nhưng bộ sách này hoàn thành vào năm Tự Đức 4 (1851) [53, tr.8-10] với cách thức làm sách điển lệ được định hình từ thời vua

63

Minh Mệnh: “khi dâng bản mẫu, vua truyền cho các nha thuộc ở các bộ, các viện ai nấy đem đối chiếu với chức vụ mình mà hiệu chính cho đúng, rồi lại giao cho đình thần duyệt và nhuận sắc” [80, tr.915] thì rõ ràng phần ghi chép liên quan trong

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là chức năng, nhiệm vụ của Vũ khố triều Tự Đức.

Sách Đại Nam điển lệ toát yếu do Nguyễn Sĩ Giác dịch càng là một tài liệu ra đời về sau (dựa trên một cuốn sách chữ Hán của Nội các được khắc in vào năm Duy Tân 3 (1909)) và là một cuốn tóm tắt, tuyển chọn về điển lệ của triều Nguyễn cho đến thời điểm ra đời thì lại càng khơng thể coi là có thể ghi chép chính xác, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Vũ khố triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.

Liên quan đến loại sách Hội điển, chính sử triều Nguyễn là Đại Nam thực lục cho biết vào tháng 12 năm Quý Tỵ Minh Mệnh 14 (1833), triều vua Minh Mệnh đã lần đầu tiên hoàn thành một bộ Hội điển toát yếu, gồm 14 quyển “chép về chế độ chức trách của trăm quan”1. Đại Nam thực lục cho biết quy trình biên soạn sách này như sau: “Trước kia, vua sai soạn một bộ sách chép về chế độ chức trách của trăm quan, gọi là Hội điển toát yếu, kịp đến khi dâng bản mẫu, vua truyền cho các nha

thuộc ở các bộ, các viện ai nấy đem đối chiếu với chức vụ mình mà hiệu chính cho đúng, rồi lại giao cho đình thần duyệt và nhuận sắc. Đến nay, sách xong trình lên vua. Vua dụ Nội các rằng: “Đường lối trị nước phải có thể chế chủ yếu nêu rõ điển tắc để giữ lấy mà theo mãi mãi. Bộ sách này mới được sửa lại một lần, dẫu chưa được mười phần hoàn bị, nhưng trong đó phân từng ngành chia từng mối, cũng có thể đem thi hành được. Vậy ra lệnh cho Bộ Lại sao chép cấp phát cho các nha môn trong Kinh ngoài trấn tuân theo. Đến sau ngày khai ấn năm Giáp Ngọ Minh Mệnh thứ 15 [1834] mới bắt đầu thi hành để các quan chức đều biết rõ nhiệm vụ của

1 Việc biên soạn này được tiến hành từ tháng 7 năm Kỷ Sửu (1829), theo chỉ dụ của vua Minh Mệnh thì “Tơn Nhân phủ và các nha Lục bộ kiểm soạn từ năm Gia Long thứ nhất, đến năm Minh Mệnh thứ 10, tất cả dụ chỉ đã ban, thể lệ đã định, cùng những bản tấu chuẩn của Lục bộ cùng chương tấu của trong ngoài, nhất thiết những văn thư án tập, có quan hệ đến chính sự, chia môn định loại, và theo năm tháng trước sau mà biên thành tập, làm sao cho cương mục rõ ràng, các điều rành mạch, để sẵn mà tra xét và lưu định thức”. [79, tr.880].

64

mình. Song bộ sách này chỉ mới tóm tắt những điều cốt yếu, đợi sau này sẽ châm chước thêm bớt tùy theo tiện nghi mà sửa lại để làm khuôn mẫu cho sau này” [80, tr.915]. Như vậy, Hội điển toát yếu là bộ sách điển lệ đầu tiên của nhà Nguyễn được biên soạn dưới triều Minh Mệnh, quy định “chế độ chức trách” được chính thức ban hành và áp dụng từ năm 1834 nhằm “để các quan chức đều biết rõ nhiệm vụ của mình”. Đây chính là một loại văn bản pháp quy chế định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước của triều Nguyễn.

Cũng trong Đại Nam thực lục, khi tóm tắt nội dung của sách Hội điển toát yếu có chép: “Vũ khố: Phàm sự chế tạo binh khí và tích chứa vật liệu, đều thuộc vào

kho Vũ khố” [80, tr.918].

Như vậy, khi xem xét chức năng, nhiệm vụ của Vũ khố, cần phải dựa vào sách Hội điển toát yếu in trong Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự

lệ, cịn Đại Nam điển lệ tốt yếu chỉ có giá trị tham khảo. Trên cơ sở các nguồn sử

liệu đó, và qua kiểm định thực tế trong hoạt động thực tiễn được ghi chép trong Đại

Nam thực lục, có thể xác định Vũ khố triều Nguyễn thực hiện 4 nhóm chức năng,

nhiệm vụ chính thức sau: 1) Sản xuất binh khí

2) Lưu trữ, phân phối, cấp phát vũ khí 3) Tích chứa vật liệu cơng

4) Hoạt động khác

3.2. Vũ khố trong bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884

Khảo sát một số cơng trình nghiên cứu như Định chế hành chính và qn sự

triều Nguyễn (1802-1885) của Huỳnh Cơng Bá (Chủ biên) [6, tr.149-151], Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802-1884) [7, tr.108] do Đỗ Bang (Chủ biên), Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn Sơ (1802-1847) của Nguyễn Sĩ Hải [27,

65

Nguyễn Minh Tường, cho thấy ngoài tổ chức bộ máy 6 Bộ để điều hành chính quyền trung ương, triều Nguyễn còn lập các nha gồm các phủ, tự, viện, giám, ty, cục - là những cơ quan chuyên trách hoạt động thuộc về hành pháp, tư pháp, giám sát ở triều đình, được gọi chung là Chư Nha hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo đó, Vũ khố cùng với Phủ Nội vụ, Thương trường thuộc nhóm cơ quan phụ trách kho tàng - quân nhu1.

1

Tổ chức bộ máy trung ương triều Nguyễn, ngồi 6 Bộ, cịn có nhiều cơ quan khác, được gọi dưới một danh từ chung là “Chư Nha”:

Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802-1885), Huỳnh Công Bá (Chủ biên) chia thành 7

nhóm:

(1) Nhóm cơ quan phụ trách những cơng việc trong Hồng gia và Hồng cung như Tôn Nhân Phủ, Thị Vệ xứ, Cẩn Tín ty, Thái Y viện, Tập Hiền viện, Tập Thiện đường, Tôn Học sở và Thái Bộc tự.

(2) Nhóm các cơ quan phụ trách kho tàng - quân nhu như Nội Vụ phủ, Vũ khố, Thương trường và Mộc thương. (3) Nhóm cơ quan phụ trách văn phòng mật vụ. Đây là các cơ quan giúp vua trong quá trình giải quyết các cơng việc có các tổ chức mang tính chất văn phịng, thời Gia Long gọi là Tam Nội viện (gồm Thị Thư viện, Thị Hàn viện và Nội Hàn viện). Bên cạnh đó có một cơ quan coi về ấn tín gọi là Thượng Bửu ty. Về sau gộp chung thành Nội các. Phụ trách về cơng tác mật vụ có Cơ Mật viện.

(4) Nhóm cơ quan phụ trách tư pháp - giám sát như Đô Sát viện, Đại Lý tự.

(5) Nhóm cơ quan phụ trách vận tải - liên lạc như Tào Chính ty, Bưu Chính ty và Thơng Chính ty. (6) Nhóm cơ quan phụ trách lễ nghi - tế tự: Thái Thường tự và Quang lộc tự.

(7) Nhóm cơ quan phụ trách khoa học - giáo dục: Quốc Tử giám, Hàn Lâm viện, Quốc Sử quán, Khâm Thiên giám, Thượng Bảo tự và Hồng Lô tự. [6, tr.106-213].

Tổ chứ bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802-1884) do Đỗ Bang (Chủ biên) chia thành 4 nhóm:

(1) Nhóm cơ quan phục vụ cho Hồng cung, Hồng tộc: Tơn Nhân phủ, Thái Y viện, Xứ Thị vệ, Cẩn Tín ty, Thái Bộc tự.

(2) Nhóm cơ quan kho tàng, giao thông, thông tin liên lạc: Nội Vụ phủ, Thương trường, Vũ khố, Mộc thương, Doanh Thiện ty, Kho thuốc nổ và diêm tiêu, Tào Chính ty, Bưu Chính ty, Thơng Chính Sứ ty. (3) Nhóm cơ quan văn hóa giáo dục: Quốc Tử giám, Tập Hiền viện, Hàn Lâm viện, Khâm Thiên giám, Quốc Sử quán, Thái Thường tự, Quang Lộc tự, Thượng Bảo tự, Hồng Lô tự.

Thứ tư: các cơ quan tư pháp và giám sát: Đại Lý tự, Đô Sát viện. [7, tr.77-95].

Nguyễn Sĩ Hải trong Tổ chức chính quyền dưới thời Nguyễn Sơ (1802-1847), chia thành 3 nhóm:

(1) Nhóm cơ quan được thiết lập để phục vụ trong Hồng cung, hay có những hoạt động liên quan đến Hồng tộc: Tơn Nhân phủ, Cẩn Tín ty, Thái Y viện.

(2) Nhóm cơ quan kho tàng như Phủ Nội Vụ, Thương Trường, Vũ khố.

(3) Nhóm cơng sở có tính cách quốc gia, dưới các danh hiệu Tự, Viện, Giám hoặc Ty. Trong nhóm này, Nguyễn Sĩ Hải tiếp tục chia nhỏ thành:

1/ Cơ quan nghi lễ: Thái Thường Tự và Quang Lộc Tự;

2/ Cơ quan văn hoá: Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện và Khâm Thiên Giám; 3/ Cơ quan tư pháp: Đại Lý Tự

4/ Cơ quan tạp loại: Thơng Chính Sứ Ty và Tào Chính Ty; 5/ Cơ quan giám sát: Đơ Sát Viện; [27, tr.195-199]

Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820-1840) của Nguyễn Minh Tƣờng chia thành 3 nhóm:

(1) Nhóm cơ quan có nhiệm vụ phục vụ đời sống, sinh hoạt trong Hồng cung hoặc có những hoạt động liên quan đến Hồng tộc như: Tơn Nhân phủ, Cẩn Tín ty, Thái Y viện.

(2) Nhóm cơ quan chứa đồ đạc của Hồng cung như: Nội Vụ phủ, Thương trường và Vũ khố.

(3) Nhóm cơ quan văn hóa, giáo dục hoặc có những hoạt động liên quan đến văn hóa như: Quốc Tử giám, Hàn Lâm viện, Khâm Thiên giám, Quốc Sử quán, Tào Chính ty, Thơng Chính Sứ ty, Bưu Chính ty. [109, tr.107-108].

66

Ngồi ra, trong Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802-1885), Huỳnh Công Bá cho biết thêm Vũ khố là cơ quan ngoại thuộc Bộ Binh [6, tr.102]. Khảo sát một số nguồn sử liệu như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển

sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam điển lệ tốt yếu tân biên thì chỉ có Đại Nam điển lệ tốt yếu ghi chép Vũ khố thuộc Bộ Binh. Theo Đại Nam điển lệ toát yếu, “Vũ khố: Thống ư Binh bộ. Pháo sang binh trượng quân khí

vật liệu chi tích, tất quan chi. Thị lang nhất, Lang trung, Viên Ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Bát Cửu phẩm Thư lại, vị nhập lưu Thư lại” (Dịch nghĩa: Vũ khố (kho quân nhu). Thuộc dưới quyền Bộ Binh. Súng đạn, các vũ khí và vật liệu chứa ở kho, đều là chức vụ các quan chức coi kho này. Một quan Thị lang (đứng đầu). Thuộc viên có các chức Lang trung, Viên Ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Bát Cửu phẩm Thư lại và Vị nhập lưu Thư lại” [22, tr.14-15]).

Vậy nên ghi chép về Vũ khố là cơ quan thuộc Bộ Binh trong Đại Nam điển

lệ tốt yếu có thể được coi là từ năm 1909 trở về sau cho đến khi có quy định mới.

Như vậy, giai đoạn từ 1802 đến 1884, Vũ khố là một cơ quan hành chính cấp trung ương quản lý hoạt động sản xuất, bảo quản vũ khí và nguyên vật liệu, đồng thời cũng là cơ quan độc lập thuộc quản lý của Nhà nước.

3.3. Cơ cấu tổ chức

Từ năm 1802, sau khi lên ngôi vua, Gia Long thiết lập trở lại chế độ quân chủ tập quyền. Cơ cấu bộ máy chính quyền Nhà nước Trung ương triều Gia Long có đủ 6 Bộ là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Cơng với nhiệm vụ giữ chính lệnh của Nhà nước [79, tr.79]. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cịn lập một loạt các cơ quan chun mơn có nhiệm vụ giúp việc như Tơn Nhân phủ, Thái Y viện, Bưu chính ty, Quốc Tử giám… trong đó có Đồ gia. Trên cơ sở Ty Lệnh sử Đồ gia (Nhà Đồ), năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long đã cho đặt Ty Lệnh sử Ngoại Đồ gia, với nhiệm vụ “coi giữ việc xuất nhập quân khí cùng các đồ vật to nặng” [67, tr.11].

Buổi đầu, Ngoại Đồ gia gồm 7 kho: Kho khí giới, Kho đồng, Kho tiền, Kho vận lương, Kho thủy, Kho chiếu, kho than. Các kho này do bộ phận quan lại ở Ty

67

Lệnh sử Ngoại Đồ gia quản lý. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết: “Gia

Long năm đầu (1802), xuống Chỉ chuẩn cho làm Ngoại Đồ gia (nhà chứa đồ phía ngồi) để chứa binh khí cùng đồng thau, kẽm, thiếc và tất cả sản vật của công. Lại ấn định ở Ngoại Đồ gia đặt ra kho khí giới, kho đồng, kho tiền, kho vận lương, kho thủy, kho chiếu, kho than, tất cả 7 kho”[67, tr.17].

Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), sau khi lên ngơi vua, Minh Mệnh bắt đầu quá trình cải tổ bộ máy nhà nước triều Nguyễn. Trong đó, cơ quan chế tạo và quản lý vũ khí, vật liệu cơng của triều đình có những chuyển biến khá sớm. Theo đó, Ngoại Đồ gia được đổi thành Vũ khố [79, tr.39]. Cùng với sự thay đổi tên gọi, các kho tàng ở Ngoại Đồ gia cũng được thay đổi theo. Khâm định Đại Nam hội điển

sự lệ cho biết “kho khí giới được đổi làm kho Giáp I, kho đồng làm kho Giáp II,

kho sắt làm kho Giáp III, kho vận lương làm kho Giáp IV, kho thủy làm kho Ất I, kho chiếu làm kho Ất III, kho than làm kho Ất IV, đặt thêm kho Ất II” [67, tr.17]. Tiếp đó tháng 6 năm Tân Tỵ (1821), Ty Lệnh sử Vũ khố được đổi thành Ty Thanh thận Vũ khố, với nhiệm vụ quản lý các kho [79, tr.141]. Từ đây, Vũ khố Thanh thận ty là cơ quan phụ trách cấp phát nguyên vật liệu và thu nộp sản phẩm.

Tại Kinh đô Huế, vào tháng 3 năm Canh Thìn (1820), nhà Nguyễn mở cục Đúc tiền. Sau đó đến tháng 7 năm Bính Tuất (1826), cục Đúc tiền được đổi tên thành Cục Bảo hóa (Bảo Hóa kinh cục) và đặt dưới sự quản lý của nha Vũ khố [79, tr.520]. Ban đầu, Bảo Hóa kinh cục được đặt ở phường Lập Vũ (phía Đơng Nam ngồi Kinh thành Huế), sau đó được chuyển vào trong sở Đốc cơng Vũ khố. Về tổ chức, nhà Nguyễn đặt ra 1 viên Giám đốc mang trật Tòng tứ phẩm ngạch quan võ để điều hành sản xuất [79, tr.660] chứ khơng có đội ngũ quan viên riêng, thợ sản xuất lấy từ cục thợ đúc và một số cục thợ khác ở Ty Chế tạo Vũ khố.

Cơ cấu tổ chức của Vũ khố tiếp tục được điều chỉnh vào năm 1829. Năm 1829, nhận thấy sự không hợp lý giữa người Chủ thủ (coi giữ) kho và thợ làm ra vật phẩm lưu giữ đều từ Vũ khố, điều này dễ dẫn đến những “mối tệ”, vua Minh Mệnh đã cho đặt công sở ở nha Vũ khố gọi là Ty Chế tạo với nhiệm vụ: “Phàm các cơng

68

tác thì đốc cơng sức cho các thợ lãnh hạng ở công sở, chế tạo xong thì giao cho nha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)