Sách Hội điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 51 - 65)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Sử liệu gián tiếp

2.2.3. Sách Hội điển

Các sách Hội điển ghi chép lại các điển pháp, quy của chuẩn và các hoạt

động, tổ chức của các Nha, Bộ triều Nguyễn. Do vậy, nguồn sử liệu này phản ánh các khía cạnh tổ chức, nhân sự, quan lại, phẩm trật, nhiệm vụ chức năng, kho tàng cho đến trang bị đảm bảo cho quá trình vận hành của Vũ khố như công đường, phẩm phục, thanh tra giám sát… Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chẳng hạn, quyển 244 trình bày về cơ cấu tổ chức, nhân sự, phần chưa ở từng kho, thay đổi tên gọi của các kho ở Vũ khố, phần Cấm lệnh trình bày 10 chỉ dụ của các vua Gia Long, Minh Mệnh về việc bảo quản nguyên vật liệu ở Vũ khố. Quyển 245 trình bày về các vấn đề thu chi, việc chi tiêu và cất giữ của Vũ khố. Những quy định về tiêu

1 Theo quy thức mới, hộc, phương có gia cao lên và hẹp hơn, hai bên phụ thêm miếng gỗ cao hơn miệng, ở giữa có cái cầu gỗ bằng với miệng, để người cầm cái gạt trên miệng không nặng nhẹ tay được.

49

hao nguyên liệu trong quá trình chế tạo, thanh tra hoạt động của vũ khố, hay vấn đề lương ăn, ngạch thợ ở Vũ khố được trình bày ở quyển 246, 247.

Ba bộ sách hội điển cung cấp những thông tin lịch sử phong phú và đa dạng về quá trình vận động liên tục của Vũ khố triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.

BẢNG 2.7. THỐNG KÊ THÔNG TIN VỀ VŨ KHỐ TRONG

KHÂM ĐỊNH ĐẠI NAM HỘI ĐIỂN SỰ LỆ

STT BỘ TẬP QUYỂN TRANG NỘI DUNG

1 BỘ

LẠI II 9 84-88

Phẩm trật, cơ cấu nhân sự quan lại Vũ khố

2 BỘ

HỘ V 57 156-162 Lương bổng quan lại Vũ khố

3 BỘ LỄ VI 78 204-206 Phẩm phục quan lại Vũ khố 84 298-300 Ấn tín quan lại Vũ khố 4 BỘ BINH IX 153 508-512

Hoạt động trang bị quân dụng và sửa chữa vũ khí của Vũ khố

5 BỘ

HÌNH XI 187 391-397 Phẩm phục quan lại Vũ khố

6 BỘ

CƠNG XIII 210 152-154

Cơng đường và Quan xưởng của Vũ khố

BẢNG 2.8. THỐNG KÊ THÔNG TIN VỀ VŨ KHỐ TRONG

KHÂM ĐỊNH ĐẠI NAM HỘI ĐIỂN SỰ LỆ TỤC BIÊN

STT BỘ TẬP QUYỂN TRANG NỘI DUNG

1 BỘ

LẠI II

3 33-38 Phẩm trật, cơ cấu nhân sự

quan lại Vũ khố.

6 104-106 Tuyển chọn Chủ thủ cho Vũ khố

2 BỘ

HỘ III

13 93-94 Thanh tra ở Vũ khố

14 137-143 Lương bổng quan lại Vũ khố

3 BỘ

50

BẢNG 2.9. THỐNG KÊ THÔNG TIN VỀ VŨ KHỐ TRONG

ĐẠI NAM ĐIỂN LỆ TOÁT YẾU

STT BỘ PHẦN TRANG NỘI DUNG

1 BỘ LẠI I 19-27 Phẩm trật, cơ cấu nhân sự quan lại Vũ khố.

2 BỘ HỘ II

221-223 Vũ khố chế tạo hộc, phương, thăng đấu 227-229 Lương bổng quan lại Vũ khố 3 BỘ LỄ III 327 Ấn tín quan lại Vũ khố

323-329 Phẩm phục quan lại Vũ khố

Trước hết, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên cung cấp thông tin về tổ chức biên chế của Vũ khố triều Nguyễn.

Theo đó, Vũ khố gồm 1 viên Thị lang (trật Chánh tam phẩm) đứng đầu, giúp việc có 1 viên Lang trung (trật Chánh tứ phẩm) và 2 viên Viên ngoại lang (trật Chánh ngũ phẩm) [67, tr.11-12], [22, tr.15]. Dưới quyền có Từ Trát tào (tức phịng Văn thư, và hai hiệu (ký hiệu) Kho Giáp, Ất gồm 8 kho1. Đứng đầu Từ Trát tào là 1 viên Thư lại Chánh bát phẩm. Người đứng đầu các Kho Giáp, Ất là viên 1 viên Chủ sự (trật Chánh lục phẩm) hoặc Tư vụ (trật Chánh thất phẩm) [67, tr.11-12].

1

51

Bên cạnh đó, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cịn cung cấp thơng tin về

việc mở rộng và thay đổi tên gọi các kho ở Vũ khố. Ban đầu khi Vũ khố mới thành lập (1802), vua Gia Long cho đặt ra 7 kho khác nhau trông coi vật liệu là (1) Kho khí giới, (2) Kho đồng, (3) Kho tiền, (4) Kho vận lương, (5) Kho thủy, (6) Kho chiếu, (7) Kho than [67, tr.17]. Năm Canh Thìn (1820), vua Minh Mệnh đã cho đổi Kho khí giới làm Kho Giáp I, Kho đồng làm Kho Giáp II, Kho sắt làm Kho Giáp III, Kho vận lương làm Kho Giáp IV, Kho thủy làm Kho Ất I, Kho chiếu làm Kho Ất III, Kho than làm Kho Ất IV, và đặt thêm Kho Ất II, tổng số là 8 kho [67, tr.17-18].

Cùng với việc mở rộng và thay đổi tên gọi ở các kho Vũ khố, Minh Mệnh cũng quy định chi tiết việc lưu trữ vũ khí và nguyên vật liệu ở các kho. Cụ thể, kho Giáp I giữ các hạng quân khí. Kho Giáp II giữ các hạng đồng thiếc cùng các khí cụ bằng đồng, thiếc. Kho Giáp III giữ các hạng sắt gang cùng các khí cụ bằng sắt gang. Kho Giáp IV giữ các hạng vàng, bạc tiệp, các hạng giấy, cùng những thứ như tạp liệu sơn, nhuộm,… Kho Ất I giữ các hạng đầu cùng các hạng đèn lồng. Kho Ất II giữ các hạng song, mây, cùng thừng chão, buồm, rèm. Kho Ất III giữ các hạng da

52

thú, lơng chim, cùng khí cụ, vật liệu bằng đồi, đế. Kho Ất IV giữ các hạng gỗ cùng các khí cụ bằng gỗ… [67, tr.11-12].

Ngồi những quy định về việc cất giữ, Nhà nước cịn có những quy định rất chặt chẽ về cấm lệnh, thu chi, tiêu thủ ở Vũ khố.

Để ngăn ngừa, phòng tránh việc trộm cắp, tham ơ, Nhà nước đã có những quy định rõ ràng đối với những hành vi này. Theo đó, trong kho có đồ bị mất, thì từ quan giám thủ cho đến quân lính đều phải tố giác, kiểm tra, xem xét lẫn nhau. Căn cứ vào số tang vật bắt được, Nhà nước thưởng gấp từ 5 đến 10 lần số đó (Chẳng hạn như bắt được lấy trộm của kho vật gì mà vật ấy đáng giá là 1 quan thì thưởng từ 5 đến 10 quan) [67, tr.18].

Nhà nước cũng có những quy định để hạn chế hành vi tham ô của quan lại ở Vũ khố. Triều đình Huế quy định quan lại làm việc trong Vũ khố cứ 4 năm một lần (vào các năm Hợi, Mão, Mùi) sẽ phải thay đổi nhiệm kỳ, chuyển sang cơ quan khác làm việc. Việc sung bổ các vị trí khuyết sẽ do Nhà nước lấy ở Bộ Lại và Bộ Hình, mỗi bộ sẽ lấy 1 viên Chủ sự và 1 viên Thư lại Chánh bát phẩm, 7 viên Thư lại Vị nhập lưu [67, tr.12]. Quan lại làm việc trong Vũ khố không hạn chế quê quán ở miền Nam hay miền Bắc. Bên cạnh đó, năm Bính Thân (1836), vua Minh Mệnh đưa ra quy định đối với những người đứng đầu Vũ khố về việc thu, chi nguyên liệu phải rõ ràng, không được bớt xén, gian dối [67, tr.30].

Những quy định chi tiết của triều đình Huế đã giúp cho việc quản lý, thu phát vũ khí và nguyên vật liệu của Nhà nước được dễ dàng, quy củ và cùng với đó là việc hạn chế tình trạng biển thủ, tham ơ ở nha Vũ khố.

Cùng với quy chế hoạt động ngày càng được quy định chi tiết, chặt chẽ, các vị vua triều Nguyễn rất chú trọng, chăm chút các yếu tố vật chất, tinh thần nhằm bảo đảm cho Vũ khố hoạt động thông suốt và hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, các quy định của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của Vũ khố được không ngừng bổ sung, thay đổi nhằm hướng đến sự phù hợp nhất. Các quy định bảo

53

đảm này rất đa dạng và phức tạp, từ công đường, phẩm phục, ấn triện cho đến chế độ lương bổng…

Đại Nam điển lệ toát yếu (sách tóm lược những điều cốt yếu của điển lệ nước

Đại Nam) là cuốn sách ghi chép vắn tắt về công việc của các Bộ, Nha triều Nguyễn, được biên soạn trên cơ sở của bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Khâm định

Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, do các triều thần trong Nội các triều Nguyễn biên

soạn, được khắc in vào năm 1909 dưới triều vua Duy Tân. Như vậy, ngoài các lệ được chép theo các bộ Hội điển sự lệ và Hội điển sư lệ tục biên, cịn có các lệ sau đó, kéo dài đến năm 1909. Đây có thể xem là nguồn bổ sung cho hai bộ Hội điển kể trên. Qua những thông tin trên cho thấy những ghi chép quy định của triều Nguyễn trong sách Hội điển như Khâm định Đại nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại

nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam điển lệ toát yếu đã phản ánh tương đối phong

phú và khá đầy đủ về Vũ khố. Một số thông tin được phản ánh chi tiết như về Vũ khố như bộ máy tổ chức, hoạt động bảo quản vũ khí, lương bổng và phẩm phục quan lại… Tuy vậy, là các loại sách được viết theo thể hội điển, thơng tin cung cấp từ mang tính khái qt và tính thời điểm.

Đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thiết chế chính quyền trung ương thời Nguyễn tuy nhiên khi đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự của Vũ khố đều chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu Khâm định Đại Nam hội

điển sự lệ. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Thứ nhất, có thể nhận thấy rằng Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ sách điển lệ cơ bản và đầy đủ nhất của triều Nguyễn, nhưng bộ sách này hoàn thành vào năm Tự Đức 4 (1851) với cách thức làm sách điển lệ được định hình từ thời vua Minh Mệnh: “khi dâng bản mẫu, vua truyền cho các nha thuộc ở các bộ, các viện ai nấy đem đối chiếu với chức vụ mình mà hiệu chính cho đúng, rồi lại giao cho đình thần duyệt và nhuận sắc” [80, tr.915] thì rõ ràng phần ghi chép liên quan trong Khâm

54

Thứ hai, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ra đời sau và dựa vào nguồn tư liệu là các Châu bản, Đại Nam thực lục để biên soạn. Do đó, giá trị sử liệu của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đứng sau Châu bản, Đại Nam thực lục. Vậy nên,

khi nghiên cứu về Vũ khố triều Nguyễn, cần phải dựa vào nguồn sử liệu Châu bản và Đại Nam thực lục để có thể đối chiếu, so sánh với Khâm định Đại Nam hội điển

sự lệ, Đại Nam hội điển toát yếu… Như vậy, mới đưa ra được những kết quả khách

quan, những nhận định, đánh giá đảm bảo được tính chính xác hơn.

2.2.4. Đại Nam nhất thống chí

Trước hết, Đại Nam nhất thống chí cung cấp thơng tin về vị trí của Vũ khố. Theo đó, Vũ khố nằm ở phía Tây phường Liêm Năng trong kinh thành Huế [89, tr.72], [50, tr.143]. Đối chiếu với bản đồ Kinh thành Huế được chụp năm 1933 của Leopol Cadière hay bản vẽ trong Từ điển địa danh thành phố Huế [98, tr.802-803] cho thấy phường Liêm Năng nằm ở phía Bắc của Hồng thành Huế.

Mặt trước của Vũ khố, tức nằm ở phía bắc là Tiền khố (tức kho tiền). Ban đầu kho Tiền được xây dựng dưới thời Gia Long và đặt ở trong Cấm thành. Đến năm Quý Tỵ (1833), Kho Tiền được chuyển ra đây [50, tr.142].

Phía đơng, Vũ khố giáp các đảo và cửa là Dinh Châu đảo, Hạ Huân môn, Nam Huân môn. Đây là những địa điểm nằm trong quần thể kiến trúc của vườn Tịnh Tâm [50, tr.146], nơi nghỉ ngơi, thư giãn của hoàng tộc nhà Nguyễn ở bên ngoài Cấm thành.

Phía nam của Vũ khố là miếu Thanh Thần tướng quân. Miếu thờ hai tượng đá của hai vị tướng quân Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành [50, tr.158].

Cịn phía tây Vũ khố giáp cung Khánh Ninh và “Ngự lộ”. Cung Khánh Ninh được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), bao gồm nhiều kiến trúc khác nhau. Sau khi vua Minh Mệnh mất, người con nối ngôi là Thiệu Trị đã đặt long thể vua cha Minh Mệnh tại điện chính, cho đến lúc ninh lăng. Sau này, điện được đặt tên là Hiếu Tư điện làm nơi thờ vua Minh Mệnh [50, tr.141].

55

Ngự lộ là đường dành riêng cho nhà vua đi, nối đến nhiều cung điện khác nhau [50, tr.156-157].

Bên cạnh đó, Đại Nam nhất thống chí cịn cho biết lệ đặt chức quan ở Vũ

khố. Người đứng đầu trông coi Vũ khố là quan Thị lang, giúp việc có các quan Lang trung, Viên Ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ và thuộc ti Thư lại. Trong đó, chức Thị lang trật Chánh tam phẩm, chức Lang trung trật Chánh ngũ phẩm, chức Viên Ngoại lang trật Chánh ngũ phẩm, chức Chủ sự trật Chánh lục phẩm, chức Tư vụ trật Chánh thất phẩm, Thư lại Chánh bát phẩm, Thư lại Chánh cửu phẩm, Thư lại Vị nhập lưu trật Tòng cửu phẩm [89, tr.72]. Như vậy quan lại làm việc ở Vũ khố có phẩm trật từ Chánh tam phẩm đến Tịng cửu phẩm.

Ngồi ra, Đại Nam nhất thống chí cho biết thêm thơng tin quy mô nhà xưởng, công đường của Vũ khố. Theo đó, Vũ khố có một tịa Cơng đường, một sở Chi thu, mặt sau có 10 kho. Sau đó, Vũ khố xây dựng thêm sở Vũ khố Đốc công, tức là xưởng chế tạo vũ khí. Đến đầu thế kỷ XX, công đường Vũ khố đổi thành trường Bách công (tức trường hướng nghiệp), cịn sở Đốc Cơng đổi thành trường Canh nông và Cơ quan Thú y [89, tr.72].

Qua những nội dung về Vũ khố được phản ánh trong Đại nam nhất thống chí, cho thấy nguồn sử liệu này cung cấp những thông tin hết sức quý báu về địa

điểm, quy mô, cấu trúc của Vũ khố. Đây là những thông tin chưa được đề cập hoặc mới chỉ được đề cập hết sức khái quát trong các nguồn sử liệu khác như Đại Nam

thực lục hay Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. * *

*

Có thể nói, mỗi nguồn sử liệu có điều kiện ra đời, cũng như đặc điểm và giá trị riêng. Không phải tất cả đều là những sử liệu độc lập với nhau mà phần nhiều được hình thành trên cơ sở tham khảo những sử liệu có trước, do vậy nhiều nội dung cùng được phản ánh trong các sử liệu khác nhau. Nhà nghiên cứu lịch sử, vì

56

vậy cần phải nắm vững niên đại cũng như nguồn gốc xuất xứ của sử liệu mới có thể khẳng định được độ tin cậy của thông tin lịch sử khi đem so sánh các nguồn.

Chẳng hạn như khi tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Vũ khố, Nguyễn Sĩ Hải trong Tổ chức chính quyền Trung ương thời Nguyễn sơ (1802-1847) đã dựa vào bộ điển lệ của triều Nguyễn là Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và sách địa chí của triều Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí để cho rằng, Vũ khố: “trước gọi là

Ngoại Đồ gia năm 1820 mới đổi tên Vũ khố, đặt ở phía tây phường Liêm Năng trong kinh thành, gồm 1 Sở coi việc xuất nạp chi thu và 10 kho quân khí” [27, tr.197]. Đỗ Bang trong Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884 lại dựa vào sách Đại Nam điển lệ toát yếu Đại Nam nhất thống chí cho rằng Vũ khố “trước gọi là Ngoại Đồ gia, đổi tên từ năm 1820, để chứa quân khí, đặt ở phường Liêm Năng trong Kinh thành” [7, tr.81]. Như vậy, hai ông dựa vào 3 nguồn tư liệu Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam điển lệ toát yếu tân biên và Đại Nam nhất thống chí nên chỉ coi Vũ khố là cơ quan tích chứa vũ khí và

nguyên vật liệu mà chưa đề cập đến hoạt động sản xuất, chế tạo vũ khí và các hoạt động khác.

Khảo sát các nguồn tư liệu có liên quan cho thấy trong quyển 244, phần Vũ khố ở sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có ghi chức năng, nhiệm vụ của Vũ khố là “nơi coi giữ việc xuất nhập binh khí cùng các đồ vật to nặng” [67, tr.11].

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ sách điển lệ cơ bản và đầy đủ nhất của

triều Nguyễn, nhưng bộ sách này hoàn thành vào năm Tự Đức 4 (1851) [53, tr.8-10] với cách thức làm sách điển lệ được định hình từ thời vua Minh Mệnh: “khi dâng bản mẫu, vua truyền cho các nha thuộc ở các bộ, các viện ai nấy đem đối chiếu với chức vụ mình mà hiệu chính cho đúng, rồi lại giao cho đình thần duyệt và nhuận sắc” [80, tr.915] thì rõ ràng phần ghi chép liên quan trong Khâm định Đại Nam hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)