Quá trình biến chuyển tên gọi quan lại ở Vũ khố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 97 - 123)

6. Bố cục của luận văn

3.7. Quá trình biến chuyển tên gọi quan lại ở Vũ khố

Năm Giáp Tý (1804), triều đình Nguyễn bàn định quan chế, theo đó người đứng đầu cơ quan Đồ gia có chức quan Câu kê, giữ trật Tản giai tịng Ngũ phẩm, sau đó đến chức quan Cai hợp, giữ trật Tản giai tòng lục phẩm, tiếp theo lần lượt Thủ hợp trật tản

giai tòng thất phẩm, Bản ty trật tản giai tòng bát phẩm, cuối cùng là Thư lại vị nhập lưu giữ trật Tản giai tòng cửu phẩm [78, tr.595-596].

Năm Tân Tỵ (1821), một năm sau khi nối ngôi, vua Minh Mệnh bắt đầu điều chỉnh, bổ sung cơ cấu nhân sự của các bộ, nha, trong đó có Vũ khố. Theo như việc định ngạch nhân sự mới ở Vũ khố, cho thấy dưới triều vua Minh Mạng, các chức quan như Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp, Bản ty đã khơng cịn, thay vào đó là các chức Lang trung, Chủ sự, Tư vụ, Thư lại Bát cửu phẩm. Như vậy, có thể hiểu rằng vào đầu năm

1821, khi tiến hành điều chỉnh, bổ sung cơ cấu nhân sự của các bộ, nha, vua Minh Mệnh đã đổi đặt chức danh, đồng thời đặt thêm số người của các chức danh này tại Vũ

95

khố. Theo cách hiểu này, chức Câu kê trật Tản giai Tịng ngũ phẩm bị xóa bỏ1 , thay thế vào đó là chức Lang trung trật Chánh ngũ phẩm, chức Cai hợp Tản giai Tòng lục

phẩm được thay thế bằng chức Chủ sự trật Chánh lục phẩm, chức Thủ hợp Tản giai Tòng thất phẩm được thay thế bởi chức Tư vụ trật Chánh thất phẩm, chức Bản ty Tản giai Tòng bát phẩm được thay thế bằng chức Thư lại Chánh bát, cửu phẩm. Việc đặt

các chức mới như Lang trung, Chủ sự, Tư vụ… không chỉ diễn ra ở nha Vũ khố mà ở các Bộ, Nha khác.

Bên cạnh việc thay thế tên gọi các chức quan ở Vũ khố, năm 1825 vua Minh Mệnh còn cho đặt thêm chức Thiêm sự ở Nha này. Theo như lời Dụ của vua Minh Mệnh, công việc của nha Vũ khố trước đó thường lấy thêm các viên quan trật Thiêm sự ở các Bộ để bổ sung vào làm việc, nay được cho đặt riêng một chức Thiêm sự mới và do Vũ khố quản lý. Nhưng cũng theo chỉ dụ trên, việc đặt thêm chức Thiêm sự lại lấy từ chức vụ Lang trung Vũ khố sang. Đại Nam thực lục chép: “Ất Dậu, năm Minh Mệnh thứ 6 [1825], bắt đầu đặt chức Thiêm sự ở Nội vụ phủ và Vũ Khố. Trước kia công việc các nha ấy đều lấy những người trật Thiêm sự ở các Bộ sung làm, đến nay mới đặt riêng. Lấy thự Thiêm sự Hộ bộ là Lê Bá Tư làm Thiêm sự Nội vụ phủ, Lang trung Vũ Khố giám Tạo các cục Bắc Thành là Trần Văn Hoằng làm Thiêm sự Vũ Khố” [79, tr.393]. Như vậy, bắt đầu từ năm Ất Dậu (1825), ở kho Vũ khố có thêm 1 chức quan mới là Thiêm sự.

Sau một quá trình điều chỉnh, bổ sung cơ cấu nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước, vua Minh Mệnh nhận thấy hệ thống quan chế tồn tại từ thời Gia Long đã trở nên khơng phù hợp với tình hình mới của đất nước. Do vậy, vị vua thứ hai triều Nguyễn đã cho hoạch định lại quan chế văn giai, võ giai, kèm theo đó với ý nghĩa “nay đất nước thăng bình, nhà nước nhàn rỗi, đáng nên tỏ rõ chế độ đời thái bình để mãi về sau” [79, tr.655]. Và trong cuộc tổng duyệt định lại quan chế năm Đinh Hợi (1827), vua Minh Mệnh đã cho thay đổi tên gọi và đặt thêm một số chức quan trong bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Đối với nha Vũ khố, triều đình Nguyễn thời kỳ vua Minh Mệnh lần đầu cho đặt chức Thị lang Vũ khố giữ làm người đứng đầu kho

1 Tác giả Đỗ Bang không rõ dựa vào tài liệu nào đã cho rằng: Năm 1827 “bỏ chức Câu kê và đặt chức Viên Ngoại lang” [7, tr.64]. Song trên thực tế, việc bỏ các chức Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp đã được tiến hành từ năm 1821, và muộn nhất là đến năm 1827, kết thúc việc xóa bỏ chức vụ trên.

96

với trật trật Chánh tam phẩm1. Đây cũng là lần đầu tiên, chức Thị Lang xuất hiện trong cơ cấu tổ chức quan lại Vũ khố nói riêng và cơ cấu nhân sự các Bộ, Nha trong triều đình nhà Nguyễn nói chung.

Cùng với việc đặt thêm chức Thị lang vào trong hệ thống quan lại triều Nguyễn, dẫn đến sự thay đổi phẩm trật ở các chức quan Lang trung và Viên ngoại lang. Sau khi được đặt mới vào đầu năm 1821, Lang trung có trật Chánh ngũ phẩm, song đến đợt định quan chế này, chức Lang Trung có trật Chánh tứ phẩm, chức Viên ngoại lang có trật Chánh ngũ phẩm [79, tr.655-657]. Cũng trong đợt định quan chế văn giai, võ giai này không thấy nhắc đến chức quan Thiêm sự trong hệ thống quan lại ở nha môn Vũ khố triều Nguyễn. Theo Đại Nam thực lục, ba tháng sau khi hạch định quan chế mới, triều đình nhận thấy các chức quan trong ngồi kinh khi được đặt đối chiếu với quan chế mới định có nhiều chỗ khơng hợp lý. Do vậy trên cơ sở quan chế mới, triều đình nhà Nguyễn đã khơng chỉ đổi lại tên gọi, phẩm trật mà còn cấp văn bằng để cho rõ thứ tự các ban quan văn võ và tên gọi được chính xác. Theo đó “cho đổi chức Thiêm sự các nha sáu Bộ làm Lang trung; Lang trung làm Viên ngoại lang…” [79, tr.678]. Như vậy, chức Thiêm sự, muộn nhất đến năm 1827 đã khơng cịn xuất hiện trong cơ cấu quan lại Vũ khố triều Nguyễn, và chức vụ này tồn tại chính thức ở Vũ khố, nhiều nhất cũng chỉ có 3 năm thơi!

Theo Đại Nam thực lục, từ năm Mậu Thìn (1868), cùng với sự tinh giản cơ cấu nhân sự Vũ khố các chức quan Viên ngoại lang, Chủ sự và Thư lại bát phẩm cũng khơng cịn2. Tiếp đó, đến năm Giáp Thân (1884), chức Lang trung3 không xuất hiện trong các quan lại ở nha Vũ khố. Như vậy, từ năm Giáp Thân (1884), cơ cấu quan lại ở Vũ khố chỉ còn lại chức Thị lang làm người đứng đầu, các chức Tư vụ, Thư lại Chánh cửu phẩm và Thư lại Vị nhập lưu làm nhiệm vụ phụ trách các kho và giúp việc cho Thị lang.

1 Trong đợt định quan chế này (1827), quan lại ở Vũ khố có phẩm trật như sau: - Vũ Khố Thị lang trật Chánh tam phẩm;

- Vũ Khố Lang trung trật Chánh tứ phẩm;

- Vũ Khố Thanh thận ty Viên ngoại lang trật Chánh ngũ phẩm; - Vũ Khố Thanh thận ty Chủ sự trật Chánh lục phẩm;

- Vũ Khố Thanh thận ty Tư vụ trật Chánh thất phẩm;

- Thư lại Vũ Khố Thanh thận ty trật Chánh bát phẩm, Chánh cửu phẩm. [79, tr.655-657].

2 Đến thời điểm này, Vũ khố chỉ còn lưu lại các chức Thị lang, Lang trung, Tư vụ, Thư lại Chánh cửu phẩm, Thư lại Vị nhập lưu. [84, tr.1157].

97

Tiểu kết chương 3

Quá trình biến chuyển về cơ cấu nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính của Vũ khố triều Nguyễn đã trải qua các giai đoạn biến đổi từ Gia Long đến Kiến Phúc. Trong đó, cơ cấu nhân sự trải qua 10 sự thay đổi với xu hướng tăng trong giai đoạn đầu (1805-1828), và sau đó là một q trình giảm (1828-1884). Đồng thời, cơ cấu tổ chức bộ máy có thể xác định trải qua 3 giai đoạn là 1802-1820, 1821- 1829, 1829-1884.

Cùng với quá trình biến chuyển của cơ cấu nhân sự và bộ máy tổ chức là sự thay đổi tên gọi quan lại ở Vũ khố. Giai đoạn từ năm 1802 đến 1826, Vũ khố thường do một viên Thiêm sự ở Bộ Binh hoặc Bộ Công kiêm quản. Bắt đầu từ năm 1827, Vũ khố chính thức do một viên Thị lang trật Chánh tam phẩm đứng đầu, phụ trách tất cả các hoạt động của Vũ khố. Giúp việc cho Thị lang có các chức Lang trung, Viên ngoại lang.

Trong quá trình hoạt động, các quy định của triều Nguyễn liên quan đến tổ chức và hoạt động của Vũ khố được không ngừng bổ sung, thay đổi. Các quy định bảo đảm này rất đa dạng và phức tạp, từ công đường, phẩm phục, ấn triện cho đến chế độ lương bổng, thanh tra giám sát… Các quy định đó ngày càng chặt chẽ, đảm bảo cho các hoạt động của Vũ khố được diễn ra với nhịp độ thường xuyên, liên tục và ổn định.

Các hoạt động của Vũ khố triều Nguyễn tập trung vào các nhóm hoạt động như sản xuất, chế tạo vũ khí, chi phát vũ khí, tích chứa nguyên vật liệu và các hoạt động khác… Như vậy, Vũ khố khơng chỉ là cơ quan chế tạo, tích chứa và phân phát vũ khí, vật liệu lớn nhất trong cả nước thời bấy giờ, mà còn là nơi thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, từ đúc tiền đến chế tạo các loại dụng cụ cân đong, đo đạc…

98

KẾT LUẬN

1. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) hiện còn lại

khá phong phú, đa dạng. Qua việc phân tích, phê phán các nguồn sử liệu trực tiếp như Chiếu, Chỉ, Dụ trong Châu bản, Ngự chế văn, hay các nguồn sử liệu gián tiếp như Đại

Nam thực lục, Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam điển lệ toát yếu, Đại Nam nhất thống chí

cho thấy đây là những tư liệu có độ tin cậy cao, cung cấp những thơng tin khá đầy đủ và cụ thể về Vũ khố.

2. Mỗi loại sử liệu với tư cách là các dấu tích của quá khứ thường mang những

đặc điểm riêng, chứa đựng những thông tin lịch sử ở nhiều mức độ, trên các lĩnh vực khác nhau. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Nguồn sử liệu trực tiếp về Vũ khố như Châu bản, Ngự chế văn cung cấp những thơng tin đa dạng, nhưng cịn tản mát, chủ yếu tập trung phản ánh các khía cạnh về cơ cấu nhân sự, hoạt động chế tạo, sửa chữa, tích chứa vũ khí… của Vũ khố. Trong khi đó, các nguồn sử liệu gián tiếp như Đại Nam thực lục, Minh Mệnh chính yếu, Khâm định

Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam điển lệ toát yếu, Đại Nam nhất thống chí cung cấp thông tin về Vũ khố có phần phong phú

hơn, từ cơ cấu nhân sự, bộ máy tổ chức cho đến các hoạt động sản xuất, chế tạo vũ khí cũng như vị thế, địa điểm…

3. Vũ khố triều Nguyễn có tiền đề là Ty Lệnh sử Đồ gia thời chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh. Trải qua hai giai đoạn phát triển là Ngoại Đồ gia (1802-1820) và Vũ khố (1820-1884), cơ quan Vũ khố đã được Gia Long và các vua kế vị không ngừng cố gắng xây dựng ngày càng kiện tồn hơn, trở thành cơ quan hành chính cấp trung ương phụ trách kho tàng - quân nhu làm nhiệm vụ chế tạo, tích chứa và phân phát vũ khí, vật liệu lớn nhất trong cả nước thời bấy giờ. Qua việc phân tích giá trị các nguồn sử liệu cho thấy, Vũ khố thực sự là một tổ chức “động”, chứ không hề cứng nhắc, bất biến. Điều này được thể hiện qua một quá trình điều chỉnh, bổ sung từ tên gọi, số lượng quan lại đến phẩm trật trong cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự của Vũ khố. Cùng với q trình đó, các quy định về cơ chế vận hành, quy cách làm việc, chế độ lương

99

bổng, tử tuất, phẩm phục, ấn triện được quy định ngày càng chặt chẽ, chi tiết. Cũng từ các nguồn sử liệu cho thấy Vũ khố triều Nguyễn có những nhiệm vụ chính thức, từ cơ quan sản xuất, chế tạo binh khí, lưu trữ, phân phối, chi phát vũ khí, cho đến tích chứa ngun vật liệu cơng. Ngồi ra, Vũ khố còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, như đúc tiền, chế tạo cân thiên bình, xe ngọc kính, các dụng cụ đo đạc, cân đong… Điều này minh chứng Vũ khố triều Nguyễn hoạt động thường xuyên, liên tục.

4. Qua thực tế khảo cứu các nguồn sử liệu trực tiếp cũng như nguồn sử liệu gián

tiếp về Vũ khố triều Nguyễn cho thấy một nguyên tắc quan trọng trong nghiên cứu về Vũ khố cũng như đối với các cơng trình nghiên cứu nói chung là cần phải nắm vững niên đại, nguồn gốc hình thành của các nguồn sử liệu, đồng thời phải kết hợp các nguồn tài liệu để có thể rút ra được những thơng tin lịch sử đáng tin cậy. Khi sử dụng thông tin để đánh giá, phân tích, người nghiên cứu cần phải kết hợp nhiều nguồn, có kiểm tra, đối chiếu các nguồn với nhau thì kết quả nghiên cứu mới có thể tiếp cận càng gần đến các yêu cầu khách quan, trung thực, biện chứng, toàn diện và tổng thể.

5. Nguồn sử liệu về Vũ khố nói riêng, triều Nguyễn nói chung khá phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình, phản ánh quá trình biến chuyển của lịch sử triều Nguyễn qua các triều vua khác nhau. Đi sâu nghiên cứu kho tàng sử liệu về triều Nguyễn có thể cung cấp các cơ sở để tiến hành những thao tác xử lý sử liệu học, từ đó phát hiện, khai thác những thơng tin lịch sử quý giá từ kho tàng vô giá ấy. Đây là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến những nhận thức, đánh giá về triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thuận An (1997), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.

2. Phan Thuận An (1983), B.A.V.H mấy trang nhật ký của John Crawfurd về kinh thành Huế, Tạp chí Sơng Hương, số 4, Tr.75-77.

3. Đào Duy Anh (2005), Hán - Việt từ điển giản yếu, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

4. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb Văn học, Hà Nội.

5. Nguyễn Thế Anh (1974), Nhập môn phương pháp sử học, Sài Gịn.

6. Huỳnh Cơng Bá, Huỳnh Văn Nhật Tiến (2014), Định chế hành chính và quân sự

triều Nguyễn (1802-1885), Nxb Thuận Hóa, Huế.

7. Đỗ Bang (Chủ biên) (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884, Nxb Thuận Hóa, Hà Nội.

8. Đỗ Bang (Chủ biên) (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều

Nguyễn, những vấn đề đặt ra hiện nay, Nxb Thuận Hóa, Huế.

9. Hà Duy Biển (2015), Định mức lương bổng của quan lại Bộ Binh dưới triều Minh Mệnh (1820-1840), Tạp chí Lịch sử quân sự, Số 2 (278), Tr.51-56.

10. Châu bản triều Tự Đức 1848-1883 (Tuyển chọn và lược thuật) (2003), Vũ Thanh

Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ quang Phát tuyển chọn và dịch, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập I, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

12. Đào Xuân Chúc (1995), Ảnh - nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử (Qua tài liệu ảnh về kháng chiến chống thực dân Pháp), L.A.T.S Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

13. Cục Lưu trữ nhà nước (1998), Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập II, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

14. Cục Lưu trữ nhà nước (2010), Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập I, Nxb Văn

101

15. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1998), Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn, Nxb

Thuận Hóa, Huế.

16. Phan Tiến Dũng (2005), Vai trị của Bộ Cơng trong việc xây dựng Kinh đô Huế

dưới triều Nguyễn (Giai đoạn 1802-1884), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện Sử học

Việt Nam, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Đăng (2001), Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884, Luận

án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

18. Nguyễn Đình Đầu (1978), Góp phần nghiên cứu vấn đề đo, đong, cân, đếm của Việt Nam xưa, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 5 (105), Tr.65-71; Số 6 (106), Tr.40-49.

19. Lê Quý Đôn (2007), Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội. 20. Lê Q Đơn (2007), Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

21. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm mũ áo (Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009-1945), Nxb Thế giới, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 97 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)