Sử liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 36 - 42)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Sử liệu trực tiếp

Theo Marceli Handelsman, sử liệu trực tiếp “là những dấu vết trực tiếp của sự tồn tại và hành động của con người trong quá khứ còn lại” [121, tr.85]. Như vậy, có thể hiểu sử liệu trực tiếp là một bộ phận của sự kiện, trực tiếp tham gia vào sự kiện, cung cấp những thông tin trực tiếp về sự kiện lịch sử. Trong số các nguồn sử liệu chữ viết về Vũ khố triều Nguyễn (1802-1884), thì Châu bản và Ngự chế văn là sử liệu trực tiếp, bởi đây chính là các văn bản hành chính như Chiếu, Chỉ, Dụ, hình thành trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với Vũ khố, phản ánh trực tiếp quá trình chỉ đạo, giám sát, quản lý của triều Nguyễn đối với hoạt động của cơ quan này.

2.1.1. Châu bản triều Nguyễn

Châu bản là một loại văn bản quản lý hành chính nhà nước của triều

Nguyễn, mang dấu ấn đương thời. Đối với Vũ khố, đây là nguồn sử liệu trực tiếp để nghiên cứu.

BẢNG 2.1. THỐNG KÊ CÁC CHỈ DỤ ĐỀ CẬP ĐẾN VŨ KHỐ QUA CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN

STT LOẠI VĂN

BẢN NGÀY THÁNG NỘI DUNG NGUỒN

1 Chiếu

2 tháng 9 năm Minh Mệnh 1

(1820)

Thăng bổ quan lại [14, tr.596]

34 năm Minh Mệnh 1 (1820) 3 Tấu 29 tháng 2 năm Minh Mệnh 5 (1824)

Bổ nhiệm, thuyên chuyển nhân sự quan lại ở Vũ khố

[14, tr.969- 970] 4 Tấu 4 tháng 4 năm Minh Mệnh 7 (1826) Vũ khố cung cấp vũ khí, đạn dược cho các tỉnh thành trong cả nước [13, tr.564- 565] 5 Tấu Ngày 24 tháng 10 năm Tự Đức 10 (1857) Vũ khố chế tạo vũ khí, thuốc súng [10, tr.53] 6 Dụ Ngày 6 tháng 10 năm Tự Đức 12 (1859)

Vua Tự Đức ban thưởng cho quan lại và thợ chế tạo vũ

khí, đạn dược theo kiểu phương Tây [10, tr.81] 7 Dụ Ngày 9 tháng 10 năm Tự Đức 12 (1859) Vũ khố chế tạo vũ khí, thuốc súng [10, tr.81] 8 Tấu Ngày 14 tháng 6 năm Tự Đức 21 (1868) Vũ khố chế tạo vũ khí, thuốc súng [10, tr.141]

Các loại hình văn bản liên quan đến Vũ khố bao gồm Chiếu, Tấu, Dụ, tức là “cơng văn” hai chiều, một từ phía đội ngũ quan lại báo cáo, đề đạt lên trên, và một bên là quan điểm chỉ đạo của vua từ trên xuống. Vì vậy, trước hết, nguồn Châu bản phản ánh một cách trực tiếp phần nào hoạt động của Vũ khố ở khía cạnh hành chính, cũng như vị trí của Vũ khố trong bộ máy quản lý nhà nước, và quan điểm của người đứng đầu Nhà nước về phía hoạt động của cơ quan này.

Thông tin lịch sử liên quan đến Vũ khố trong Châu bản, như bảng thống kê ở trên đã chỉ ra, tập trung vào hai khía cạnh chính là bổ nhiệm, thuyên chuyển nhân sự, thăng thưởng quan lại ở Vũ khố và hoạt động sản xuất vũ khí của cơ quan này. Theo Châu bản tờ số 82, tập VIII, năm Minh Mệnh 5 (1824), Ty Thanh thận thuộc Vũ khố được vua Minh Mệnh chuẩn tấu cho phép tăng thêm 2 viên Chủ sự trật Chánh lục phẩm, 1 viên Thư lại Chánh bát phẩm. Những viên quan được xét đều là người “làm việc lâu năm lại siêng năng, cẩn thận” [14, tr.969-970].

35

Bên cạnh việc tăng thêm số lượng nhân sự ở Vũ khố, Châu bản cịn cho biết năm Canh Thìn (1820), một số viên quan ở Vũ khố sau một quá trình thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao thường được thăng chức làm quan ở Bộ Công như Cai bạ Đồ gia Trần Đăng Nghi được thăng chức làm Thiêm sự Bộ Công, tước Nghi Lễ hầu [14, tr.596], hay Câu kê Nguyễn Công Liệu được thăng làm Thiêm sự Bộ Cơng, tước Liêu Hịa hầu [14, tr.613].

Vũ khố là nơi chế tạo, đúc mẫu các loại vũ khí khác nhau, vậy nên Châu bản đã nhiều lần đề cập đến hoạt động của cơ quan này. Năm Đinh Tỵ (1857), Vũ khố cùng với Bộ Binh đã chế tạo thành công loại Pháo xa theo kiểu Tây Dương để trang bị cho các thuyền tuần tiễu ngoài biển [10, tr.53]. Cũng trong năm này, Vũ khố tiếp tục chế tạo thành công và đưa vào sử dụng một số loại vũ khí, đạn dược mới như hỏa chiến chúc, hỏa đầu dầu chúc, phi hoa, chấn thuyền lơi [10, tr.53]. Tiếp đó, năm Mậu Thìn (1868), Vũ khố chế tạo thêm 300 khẩu súng đại bác Quá sơn [10, tr.141].

Để khuyến khích hoạt động này, vua Tự Đức thường xuyên ban thưởng cho những người có cơng chế tạo vũ khí, đặc biệt trong các lần chế tạo vũ khí kiểu phương Tây. Năm Kỷ Mùi (1859), đội thợ súng sau khi đúc thành công súng “tam đoạn loa cơ đồng pháo” [10, tr.81], hay những lần luyện chế thuốc súng loại nhỏ, thí nghiệm tốt không khác thuốc súng của Châu Âu [10, tr.53] đều được ban thưởng. Điều này chứng tỏ triều đình Huế rất quan tâm đến thợ sản xuất binh khí nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự của Nhà nước.

Ngoài việc sản xuất, chế tạo vũ khí, Vũ khố cịn có nhiệm vụ cấp phát vũ khí cho các địa phương trong cả nước. Theo Châu bản ngày 4 tháng 4 năm Minh Mệnh 7 (1826), Vũ khố cấp cho tỉnh Bình Định 200 khẩu súng điểu thương, 40.000 viên đạn chì, 200 cái túi da đựng thuốc súng, 5 lá cờ ngũ hành, 40 cờ đuôi nheo… [13, tr.564]. Đến thời Tự Đức, Vũ khố cùng với Ty Pháo đội đã chế tạo 400 cái ống đồng phun lửa (phi hỏa đồng) để cung cấp cho quân lính ở Quảng Nam và Gia Định [10, tr.81].

Cùng với các hoạt động chế tạo, sản xuất, cung cấp vũ khí, Vũ khố cịn chế tạo các dụng cụ, đồ nghi trượng cho triều đình và hồng thất. Theo đó, tháng 6 năm Bính Tý (1816), Ngoại Đồ gia đã chế tạo mẫu một số đồ nghi trượng: kiệu đề lư,

36

hộp hương, quạt lông, tán, lọng, phất trần… cho bộ phận đường quan ở Bộ Binh [14, tr.231].

Với tư cách văn bản quản lý hành chính nhà nước của triều Nguyễn, mang dấu ấn đương thời, có độ tin cậy cao, vậy nên Châu bản là một nguồn sử liệu hết

sức quý giá để nghiên cứu về lịch sử và văn hóa cũng như tồn bộ hoạt động của triều đình và đời sống xã hội thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Và Châu bản cũng là nguồn tài liệu để biên soạn các bộ sách như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,

Minh Mệnh chính yếu…

2.1.2. Ngự chế văn

Ngự chế văn là nguồn sử liệu trực tiếp. Những đạo dụ liên quan đến Vũ khố

trong sách này chính là những văn bản do vua Minh Mệnh ban ra, phản ánh quan điểm của vị vua này đối với Vũ khố, đồng thời cung cấp những thông tin trực tiếp về hoạt động quản lý của nhà nước đối với cơ quan này.

BẢNG 2.2. THỐNG KÊ CÁC DỤ CỦA VUA MINH MỆNH ĐỀ CẬP ĐẾN VŨ KHỐ QUA NGỰ CHẾ VĂN

STT TÊN BẢN DỤ

NGÀY

THÁNG NỘI DUNG BẢN DỤ NGUỒN

1 Dụ Trần Đăng

Long ở Vũ khố

Ngày 5 tháng 8 năm Minh Mệnh

4 (1823)

Thưởng cho quan Trần Đăng Long và thợ ở Vũ khố sau khi Vũ khố chế tạo thành công súng điểu thương [72, tr.110] 2 Dụ Bộ Hộ Ngày 24 tháng 2 năm Minh Mệnh 9 (1828)

Dụ của vua Minh Mệnh cho Vũ khố về việc sắp xếp, bảo

quản nguyên vật liệu

[72, tr.258- 259] 3 Dụ Bộ Hình Ngày 16 tháng 1 năm Minh Mệnh 12 (1831)

Dụ của vua Minh Mệnh về việc trừng phạt quan lại trông coi kho Vũ khố phạm tội tham

ô và gian lận [72, tr.320- 322] 4 Dụ Bộ Binh Ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh 17 (1836)

Dụ của vua Minh Mệnh về hoạt động sửa chữa vũ khí ở

Vũ khố

[72, tr.339-

340]

Khác với sử liệu liên quan đến Vũ khố trong Châu bản, ở Ngự chế văn hoàn toàn là các đạo dụ của vua Minh Mệnh, thể hiện thái độ, quan điểm, chỉ đạo cụ thể

37

của người đứng đầu chính quyền nhà nước đương thời đối với hoạt động của cơ quan này. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Phụng, các Dụ thời Nguyễn thường nặng về bắt buộc, do đó Dụ cịn là căn cứ pháp luật để nhà nước tiến hành các biện pháp trừng phạt, cưỡng chế [72, tr.88]. Tuy vậy, điểm thú vị là các đạo dụ ở đây cũng liên quan đến hai vấn đề được phản ánh tập trung trong Châu bản là nhiệm vụ của Vũ khố và vấn đề nhân sự, thăng thưởng.

Trước hết, Ngự chế văn cung cấp thông tin về Dụ ban thưởng của vua Minh Mệnh cho quan lại và thợ ở Vũ khố sau khi chế tạo thành công súng điểu thương vào ngày 5 tháng 8 năm Minh Mệnh 4 (1823). Ngự chế văn chép: “Súng Điểu thương dùng thuốc đạn loại mạnh mới chế là súng do nước ngoài mới chế tạo được, mà thợ của Vũ khố cũng theo dụ chỉ làm được theo đúng kiểu đó, thật đáng khen thưởng. Vậy truyền thưởng cho Vũ khố 100 quan tiền và giao cho Trần Đăng Long thưởng đến tận tay các thợ giỏi, để tỏ rõ sự khen thưởng khuyến khích. Lại lệnh cho các thợ đều phải trau dồi nghề nghiệp làm cho kỹ nghệ tinh xảo, sẽ có ban thưởng” [44, tr.110]. Theo đó, sau khi chế tạo thành cơng súng Điểu thương theo cách thức của nước ngoài, thợ ở Vũ khố được thưởng 100 quan tiền. Điều này cho thấy sự quan tâm của người đứng đầu đất nước đối với hoạt động sản xuất vũ khí ở Vũ khố, mặt khác cho thấy kỹ thuật đúc súng nói riêng, kỹ thuật quân sự thời Minh Mệnh nói chung tương đối phát triển. Bên cạnh việc khen thưởng, Minh Mệnh cũng mong muốn thợ ở Vũ khố cũng cần phải luôn luôn trau dồi tay nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh Dụ về chế tạo vũ khí và khen thưởng các thợ ở Vũ khố, vua Minh Mệnh còn ban một số Dụ về việc sửa chữa và bảo quản vũ khí ở Vũ khố. Tháng 7 năm Bính Thân (1836), thợ sửa chữa và quan lại trông coi làm việc cẩu thả, tắc trách khi sửa chữa gần 1000 cây súng Điểu thương cũ, do đó đều bị trách phạt nặng.

Ngự chế văn ghi: “Vào tháng 3, trẫm có sai mang gần 1.000 cây điểu thương cũ ở

trong kho ra sửa chữa để khi cần thì dùng. Ngày hơm nay được báo đã sửa xong, trẫm sai lấy mấy cây trình xem, thấy bề ngồi cịn trơng được, nhưng đến khi tháo súng ra xem thì ống đồng cũng rời theo ln. Rõ ràng là thợ làm cẩu thả tắc trách mà đến đốc công trông coi, thị vệ nhắc nhở đều không để ý kỹ, nên súng khơng

38

chắc chắn, khó có thể dùng được. Vậy, ngoài việc đã cho lấy gậy đánh đòn ngay bọn y và thợ sửa chữa ra, trẫm vẫn nghĩ những cây súng chưa được trình xem khó đảm bảo được là đều chắc chắn. Vậy truyền cử 1 đường quan Bộ Binh, một viên sung vào làm việc ở Nội các, tới Vũ khố lấy từng cây điểu thương mới được sửa chữa ra kiểm tra, nếu có chỗ cịn chưa tốt thì tâu rõ sự thực để trừng trị khơng chút khoan dung, và còn chiếu theo từng loại bắt bồi thường” [44, tr.340-341].

Qua Dụ này cho thấy, vua Minh Mệnh rất quan tâm, chú ý đến việc bảo quản vũ khí. Trong q trình sửa chữa các loại vũ khí, triều đình u cầu phải cẩn thận, nghiêm túc khơng được phép làm một cách chiếu lệ.

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quan lại trong triều đình, ngày 9 tháng 11 năm Minh Mệnh 11 (1830), trong lời Dụ của vua Minh Mệnh đã phản ánh về việc bầu hay giới thiệu quan lại giữ chức Chủ thủ ở Vũ khố nói riêng và các kho tàng trong Kinh thành phải có năng lực làm việc. Theo bản Dụ này, viên quan Lang trung Bộ Cơng Đồn Văn Phú trước giới thiệu Lê Văn Đức, An Thắng nhưng đều là những viên quan bình thường, hiểu biết thơ sơ, vì vậy Đồn Văn Phú bị giáng xuống làm Đốc công Vũ khố [44, tr.310].

Bên cạnh đó, Ngự chế văn cịn cho biết đối với quan lại tham ô, gian dối ở

Vũ khố bị trừng trị rất nặng. Tân Mão (1831), Thư lại Vị nhập lưu Hoàng Hữu Nhận làm giám thủ coi kho ở Vũ khố bị phát hiện tham ô. Vua Minh Mệnh đã “lệnh cho cho Cẩm y vệ áp giải tội phạm chính là Hồng Hữu Nhận đến đầu cửa Vũ khố treo cổ cho đến chết” để nhằm “cảnh cáo kẻ coi thường phép nước, lừa dối vua” [44, 320-322]. Ngoài ra, những viên quan ở Vũ khố có liên quan cũng bị trừng phạt theo các mức độ khác nhau. Theo đó “kẻ cùng soạn nhưng không đưa lên là thứ phạm Dương Trọng Túc, truyền cùm chặt 2 tháng, hết hạn đánh 100 gậy đỏ, đưa đi làm lính ở đồn canh phịng Ai Lao. Năm tên đồng sự nhưng hơm ấy không can dự là Tư vụ Lê Viết Chiêm, Thư lại Chánh cửu phẩm Phạm Văn Tố, Thư lại Vị nhập lưu Trần Mậu Tuấn, Nguyễn Khiêm Thống và Lê Văn Thuật, đều truyền cắt bỏ chức dịch, cùm chặt 1 tháng, hết hạn đánh 100 gậy, đưa đến làm lính ở phủ Thừa Thiên” [44, 320-322]. Điều này cho thấy, dưới triều Nguyễn nói riêng, các triều đại khác nói chung, các kho của Nhà nước như phủ Nội vụ, Vũ khố và các kho ở trong Kinh

39

thành hay ngoài thành, phần lớn đều xảy ra tình trạng tham ơ, lừa dối. Mặt khác, cho thấy pháp luật triều Nguyễn tương đối hà khắc.

* * *

Nguồn sử liệu trực tiếp mặc dù mức độ thông tin không lớn, lại chỉ tập trung ở một vài khía cạnh như hoạt động sản xuất vũ khí, thăng bổ quan lại nhưng tất cả đều có độ tin cậy, đảm bảo tính chính xác cao, đã cung cấp những thơng tin trực tiếp về Vũ khố từ cơ cấu nhân sự, hoạt động sản xuất và bảo quản vũ khí cho đến việc khen thưởng những người có cơng hay trừng phạt những người tham ô, vi phạm pháp luật… Từ những thông tin này cho thấy đây chính là những sinh hoạt thường ngày ở Vũ khố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884) (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)