Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)

8. Khung lý thuyết

1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu

1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

Quận Thanh Xuân

Thanh Xuân là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội. Quận nằm ở cửa ngõ phía tây, là quận mới được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1996, trên cơ sở tách 4 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Giang, Phương Liệt từ các quận huyện khác nhập vào Thanh Xuân. Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm, phía Tây Nam giáp quận Hà Đông, phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.

Quận Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá; tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%, trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 1,9%, giá trị thương mại, dịch vụ tăng 7,8%; đến năm 2015, có trên 8.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động (tăng 46,44% so với năm

2010), 10.200 cơ sở kinh doanh cá thể (tăng 77,82% so với năm 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp, do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn di dời dần cơ sở sản xuất ra ngoại thành theo chủ trương của Chính phủ; tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, do cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng. Đến năm 2015, tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 65,5% (giảm 7,5% so với năm 2010); tỉ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 34,5% (tăng 7,5% so với năm 2010). Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kê khai đăng ký thuế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Chú trọng công tác quản lý thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo 127 quận (nay là Ban Chỉ đạo 389), thường xuyên kiểm tra, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động sản xuất hàng giả, hàng cấm, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, làm lành mạnh thị trường và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác thu, chi ngân sách. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận bình quân tăng 6,95% so với kế hoạch Thành phố giao, tăng 4% so với chỉ tiêu Đại hội IV đề ra. Chi ngân sách tập trung vào những mục tiêu và lĩnh vực trọng điểm; bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên và tăng dần cho đầu tư phát triển, đúng chế độ, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả

Công tác quản lý và phát triển hạ tầng đô thị, quản lý đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường được xác định là hướng đột phá, nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội có trọng điểm; từng bước giải quyết nhu cầu dân sinh bức xúc. Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, cấp nước sinh hoạt, thoát nước, giao thông đô thị; các công trình về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Chủ động phối hợp với các sở, ngành Thành phố hoàn thành việc xây dựng các quy hoạch như: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015)- quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội”, Tập trung cao chỉ đạo công tác giải phóng mặt

bằng, nhất là các công trình, dự án trọng điểm của Thành phố đạt kết quả tốt. Chỉ đạo nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị quận, phường trong lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường; từng bước tạo sự chuyển biến tích cực. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc UBND các phường trong quản lý đất nông nghiệp, đất xen kẹt. Đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân và đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện cải cách hành chính về quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị - xã hội trọng đại của Thủ đô và đất nước, đặc biệt Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo không khí phấn khởi, đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của quận; đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân trong quận tiếp tục được nâng lên rõ rệt. Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,“Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, những quy định trong xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa và các phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở. Quy chế dân chủ, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được triển khai và tổ chức thực hiện có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực tại các cơ quan nhà nước, khu dân cư và tổ dân phố 1. Công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động dịch vụ văn hoá được tăng cường. Hệ thống các thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở được đầu tư, cải tạo, nâng cấp; xây mới 03 nhà văn hóa phường, 15 nhà hội họp khu dân cư, đến nay 08/11 phường có nhà văn hóa và 105 nhà hội họp khu dân cư; tôn tạo, bảo tồn 06 di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, xây mới phòng truyền thống quận, góp phần quan trọng vào công tác giáo dục truyền thống, giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hoá

trên địa bàn và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Giáo dục - Đào tạo được đầu tư theo hướng phát triển toàn diện; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được nâng lên theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, thu hút 98,9% trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo; hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; 57,5% trường đạt chuẩn Quốc gia 2 ; 100% học sinh Tiểu học, 57,49% học sinh THCS học 02 buổi/ngày, vượt chỉ tiêu Đại hội IV đề ra; duy trì tốt nền nếp dạy và học, xây dựng phong trào“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng mũi nhọn trong giáo viên, học sinh được nâng cao; công tác xã hội hoá giáo dục có bước phát triển tốt 3. Quản lý Nhà nước đối với các trường, lớp, nhóm trẻ gia đình ngoài công lập chặt chẽ, hiệu quả. Trong 5 năm qua, năm học sau kết quả cao hơn năm trước; năm học 2013- 2014 ngành giáo dục - đào tạo quận xếp thứ 2/30 quận, huyện của Thành phố. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chủ động nắm tình hình, đấu tranh có hiệu quả với chiến lược“Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị; làm tốt công tác hoà giải, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra đột biến bất ngờ. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; kiềm chế tốc độ gia tăng tội phạm, không để xảy ra tội phạm có tổ chức, những tụ điểm phức tạp, giảm trọng án đặc biệt nghiêm trọng. Quản lý hành chính về TTXH, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, phòng cháy, chữa cháy được duy trì, có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được đẩy mạnh; đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các cơ quan, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tham gia giữ vững an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn; bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát giai đoạn 2015 - 2020

Giai đoạn 2015 - 2020, tình hình quốc tế và trong nước dự báo tiếp tục có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Kết

quả trong 30 năm đổi mới; đặc biệt, những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI đề ra, sẽ tạo thế và lực mới, yếu tố thuận lợi cho sự phát triển Thủ đô; sự ổn định chính trị, đồng thuận xã hội, niềm tin của các tầng lớp nhân dân trong quận vào sự lãnh đạo 18 của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; những thành tựu, tiềm năng, nguồn lực và giúp đỡ của nhân dân trong quận; cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, phối hợp của các sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố; là những thuận lợi cơ bản để xây dựng và phát triển quận trong những năm tới. Một số khó khăn, bất cập của Quận do hệ thống giao thông, thoát nước, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí chưa hoàn chỉnh, nhu cầu vốn đầu tư lớn, dân số cơ học tiếp tục tăng nhanh; một số khu chung cư cũ đã xuống cấp phải xây dựng lại; sức cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp; đặc biệt trong những năm tới, trên địa bàn quận sẽ triển khai nhiều dự án lớn gắn với công tác giải phóng mặt bằng, tác động nhất định đến đời sống của nhân dân; mặt khác, quận Thanh Xuân có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, với số lượng sinh viên đông là đối tượng các thế lực thù địch thường tìm cách lôi kéo, kích động; … ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội V Đảng bộ quận trong những năm tới.

Quận Hà Đông

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội.

Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội, giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và tỉnh lộ 70. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và Hà Nam, Ninh Bình.

Địa giới hành chính: phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai.

Quận Hà Đông gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh tây bắc: Hòa bình, Sơn La, Điện biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà đông - Cát Linh chạy qua địa bàn quận.

Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa...

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A hiện đang được gấp rút hoàn thành để chạy thử nghiệm vào đầu tháng 10-2017 và chính thức vận hành vào quý I-2018.

Kinh tế- xã hội

Trong năm 2015, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND TP; sự phối hợp giúp đỡ

của các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; sự đồng thuận cao của các tầng lớp Nhân dân, quận Hà Đông đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, góp phần củng cố và nâng cao vị thế cho quận.

Tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu trên địa bàn bình quân 5 năm (2011 - 2015) tăng 19,8% (giá cố định năm 2010), quy mô năm 2015 ước đạt 85.931 tỷ 260 triệu đồng, gấp 2,47 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 90,48 triệu đồng/người/năm - mức cao so với mặt bằng chung trên địa bàn TP.

Đặc biệt, là địa bàn có nhiều làng nghề lâu đời, vấn đề phát triển bền vững các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (CN) được Quận ủy, UBND quận Hà Đông đặc biệt quan tâm và tập trung mọi nguồn lực để phát triển các cụm CN, cụm làng nghề trên địa bàn theo hướng vững chắc. Bên cạnh đó, với sự quan tâm và chú trọng đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đến nay, 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận có phòng học kiên cố, đạt chuẩn về chiếu sáng, có đủ nhà vệ sinh đạt chuẩn; 100% các trường tiểu học và THCS có phòng thư viện, y tế đạt chuẩn. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia trên địa bàn ngày càng tăng, 3 năm liên tục, quận Hà Đông xếp thứ 3/30 quận, huyện của TP.

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế khu vực và Việt Nam năm 2016 còn gặp nhiều thách thức đã tạo ra những khó khăn không nhỏ với quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận Hà Đông. Tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hà Đông quyết tâm huy động và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện 3 khâu đột phá.

Với những thành tích đã đạt được trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, với quyết tâm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân; đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)