Khía cạnh đáng quan tâm nhất của an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 75 - 80)

8. Khung lý thuyết

2.4.2.Khía cạnh đáng quan tâm nhất của an toàn thực phẩm

2.4. Sự quan tâm đến thực phẩm an toàn

2.4.2.Khía cạnh đáng quan tâm nhất của an toàn thực phẩm

Hiện nay, rất khó để người dân tin tưởng vào các mặt hàng nông sản được bày bán đại trà đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Người tiêu dùng thông thái sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình để quan sát và đọc thông tin sản phẩm, tuy nhiên, mỗi người lại có những tiêu chí khác nhau khi lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình. Trao đổi với 242 mẫu khảo sát về các tiêu chí này, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Mức độ ƣu tiên các tiêu chí khi lựa chọn thực phẩm. (Đơn vị:%) Tiêu chí Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm Rất quan tâm Tổng Nguồn gốc, xuất xứ 7,4 42,1 50,5 100 Giá cả 2,5 14 60,3 23,2 100 Hình thức tươi ngon 7,4 63,6 28,9 100 Mùi hương 3,3 14 57,9 24,8 100 Ngày sản xuất, hạn sử dụng 0,8 5,7 29,8 63,7 100 Khối lượng, thể tích 18,3 38,8 28,9 14 100 Thành phần dinh dưỡng 4,1 9,9 48,8 37,2 100 Nhãn mác, tem, bao bì 2,5 22,3 33 42,2 100

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

Theo số liệu từ bảng trên, có thể thấy yếu tố đầu tiên người dân quan tâm khi lựa chọn thực phẩm đó chính là ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của nó,ở mức “rất quan tâm” là 63,7%; “quan tâm” là29,8% và chỉ có 0,8% cho biết mình “không quan tâm”. Như vậy, có trên 90% tổng mẫu khảo sát coi vấn đề hạn sử dụng là điều quan trọng trong việc kiểm tra thông tin và ưu tiên lựa chọn thực phẩm. Hạn sử dụnglà cam kết của nhà sản xuất với khách hàng và bắt buộc phải ghi rõ trên bao bì khi đưa thực phẩm ra thị trường. Hạn sử dụng của thực phẩm cho biếtthời hạn mà chất lượng thực phẩm phù hợp cho việc sử dụng khi được bảo quản trong điều kiện bảo quản thông thường của thực phẩm ấy. Trong thời hạn sử dụng, nhà sản xuất có trách nhiệm về mặt chất lượng của thực phẩm và người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng chúng.Các loại thực phẩm khác nhau có thời hạn sử dụng cũng khác nhau, nguyên nhân là do mỗi loại sản phẩm có một đặc trưng và đồng thời cũng do cách thức đóng gói thực phẩm, công nghệ chế biến cũng như cách thức bảo quản thực phẩm quyết định. Nếu thực phẩm hết hạn, chắc chắn các giá trị dinh dưỡng của nó sẽ thay đổi, người sử dụng vô tình ăn, uống phải còn có thể gây hại cho sức khỏe. Xác định chất

phải người tiêu dùng nào cũng có thể thực hiện được. Nhưng hiểu biết và quan

tâm đến hạn sử dụng của thực phẩm giúp cho người tiêu dùng bình thường cũng

có thể yên tâm phần nào khi sử dụng thực phẩm.

Yếu tố được đánh giá quan trọng thứ hai sau hạn sử dụng chính là nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm. Nếu thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì thấy rằng đa số các vụ đều có lỗi vi phạm là nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng. Mặc dù đây là một vấn đề rất quan trọng trong quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào đề cập cụ thể rõ ràng. Thực tế, các cơ quan chức năng vẫn thực hiện tiêu hủy hoặc điều tra để truy nguyên nguồn gốc của thực phẩm không rõ ràng mà người sản xuất, kinh doanh không chứng minh được. Do vậy, hiện nay tình trạng kinh doanh các loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng vẫn còn khá phổ biến, đang là mối lo ngại rất lớn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là kinh doanh các loại thực phẩm không bắt buộc phải ghi nhãn. Mặt khác, tình trạng làm giả con dấu, tem, mác để thực phẩm nhập lậu trở thành thực phẩm an toàn không còn xa lạ, ví dụ như tình trạng làm giả tem trên các loại hoa quả nhập khẩu đã khiến người dân ngày càng hoang mang hơn trước việc lựa chọn cho mình thực phẩm an toàn. Thống kê cho thấy có 50,5% người tiêu dùng “rất quan tâm” đến khả năng truy xuất nguồn gốc của thực phẩm, 42,1% đánh giá ở mức “quan tâm”, chỉ có một tỉ lệ nhỏ là 7,4% người dùng “ít quan tâm” và khảo sát cũng cho thấy không ai không quan tâm đến vấn đề này. Một trong những xu hướng tiêu dùng hiện đại của người dân đô thị hiện nay chính là xu hướng niềm tin, nghĩa là tin vào khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy quét mã vạch… hiện nay đều trang bị một phần mềm cho phép người dùng có thể kiểm tra thông tin hàng hóa như phần mềm icheck. Sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ này càng cho thấy sự quan tâm của người dùng đến nguồn gốc sản phẩm hơn, đặc biệt là khi thói quen và xu hướng tiêu dùng hiện nay của người dân đô thị là ưu tiên chất lượng, sự an toàn.

Một yếu tố được người tiêu dùng cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn đó chính là hình thức tem, mác, bao bì của chúng. Có 42,2% cho biết tiêu chí này “rất quan trọng”, 33% đánh giá “quan trọng”, chỉ có khoảng 25% tổng mẫu khảo sát ít coi trọng tiêu chí này trong việc chọn mua thực phẩm. Như đã nói ở trên, việc làm giả con dấu, tem, mác thậm chí làm giả nhãn hiệu cũng không còn xa lạ đối với thị trường tiêu dùng hiện nay. Chính vì thế, người tiêu dùng đôi khi phải chú ý cả hình thức bao bì, những dấu hiệu nhận diện thương hiệu thực phẩm mà mình tiêu dùng xem có phải hàng đạt chất lượng cao hay không, có thể kể đến một số dấu hiệu như: chữ in có rõ không, bao bì sản phẩm có chứa đầy đủ thông tin quy định như thành phần dinh dưỡng, khối lượng… hay không.

Yếu tố dinh dưỡng cũng được người tiêu dùng khá coi trọng với 37,2% “rất quan tâm” và 48,8% “quan tâm”. Như vậy, tổng mẫu khảo sát đạt tỉ lệ trên 85% quan tâm đến vấn đề này. Trên thị trường có những loại thực phẩm sẽ được ghi rõ thành phần dinh dưỡng,nhưng cũng có những sản phẩm như rau, củ,… thì người dùng phải tự có những hiểu biết về chúng. Trong bữa ăn hàng ngày, tùy theo thể trạng, giới tính mà khẩu phần ăn cần thiết của mỗi người lại khác nhau, các dưỡng chất mỗi người cần bổ sung cũng khác nhau. Thành phần dinh dưỡng còn đặc biệt quan trọng khi chăm sóc trẻ con, người già, người có bệnh, người muốn tăng cân hay giảm cân… Nếu không cân đối được thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của gia đình, rất có thể dẫn tới tình trạng có chất thừa, chất thiếu, không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, các tiêu chí như giá cả, hình thức tươi ngon, mùi hương hay khối lượng, thể tích cũng được quan tâm ở mức trung bình. Người tiêu dùng không quá coi trọng các yếu tố trên bởi nó không quyết định chất lượng của thực phẩm. Có 23,2% tổng mẫu khảo sát cho biết họ rất quan tâm và gấp hai lần đó, 60,3% ở mức “quan tâm” tới giá cả thực phẩm khi đưa ra quyết định lựa chọn thực phẩm an toàn. Theo những phân tích ở trên, giá cả là một yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn của người tiêu dùng, tuy nhiên, nó không phải là yếu tố quan trọng nhất vì ngày nay con người coi trọng giá trị sức khỏe hơn là nhu cầu ăn no, ăn đủ, ăn

ngon miệng. Mặt khác, cuộc sống của người dân đô thị với nền kinh tế phát triển cũng mang lại cho họ đời sống không khó khăn, chi phí phục vụ nhu cầu ăn, ở không phải vấn đề quá lớn với họ. Có 14% ít quan tâm và 2,5% không quan tâm tới giá cả thực phẩm khi lựa chọn mua, điều này cho thấy sự quan trọng của chất lượng bữa ăn đã được đánh giá cao hơn rất nhiều so với các nhu cầu khác. Hình thức tươi ngon cũng được 63,6% người tiêu dùng quan tâm ơ mức trung bình và 7,4% ít quan tâm. Trên thực tế, tình trạng sử dụng thuốc kích thích, tăng trưởng để sớm được thu hoạch nông sản đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng củ chúng. Những bó rau quá xanh, quá non… đôi khi lại không phải lựa chọn của người tiêu dùng vì sự lo sợ dư lượng chất kích thích trên sản phẩm. Tuy nhiên, với thực phẩm là thịt tươi sống, yếu tố tươi ngon ở hình thức lại có vai trò lớn trong việc phân biệt chất lượng tốt hay không. Với yếu tố mùi hương, có 24,8% rất quan tâm, 57,9% quan tâm và 14% ít quan tâm tới tiêu chí này. Tùy từng thực phẩm sẽ có những mùi đặc trưng khác nhau, nhưng hiện nay trên thị trường vẫn có những sản phẩm làm giả như thịt lợn tẩm hương liệu thịt bò,… vì vậy người tiêu dùng cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, không phải lúc nào mùi hương của thực phẩm cũng phản ánh chất lượng của nó. Yếu tố khối lượng, thể tích của thực phẩm không phải là một vấn đề được đánh giá quan trọng trong lựa chọn tiêu dùng của người dân. Có tới 18,3% đánh giá không quan tâm và 38,8% ít quan tâm đến thể tích, khối lượng thực phẩm khi chọn mua.

Tóm lại, trong hành vi tiêu dùng thực phẩm, người dân có xu hướng quan tâm nhiều nhất tới thời gian sản xuất cũng như hạn sử dụng của sản phẩm. Các yếu tố liên quan đến chất lượng thường được đề cao hơn rất nhiều như: nguồn gốc xuất xứ, tem, mác, nhãn hiệu và thành phần dinh dưỡng. Tiêu chí về mùi hương, độ tươi hay giá cả lại không nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía người tiêu dùng. Điều này cho thấy nhu cầu ăn uống của người dân đô thị đã trở nên cao cấp hơn, không chỉ dừng lại ở ăn ngon mà còn là ăn đủ dinh dưỡng, ăn sạch, ăn an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 75 - 80)