Ảnh hƣởng của một số đặc điểm nhân khẩu xã hội đến hành vi lựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)

8. Khung lý thuyết

3.1.Ảnh hƣởng của một số đặc điểm nhân khẩu xã hội đến hành vi lựa

lựa chọn thực phẩm an toàn.

Người dân để sử dụng thực phẩm an toàn sẽ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Nhất là khi người dân đang phải sống trong xã hội hiện nay, rối loại về thông tin chính thống, thông tin chân thực, hay mối người dân lại có điều kiện sống khác nhau, khi đó họ lại được tiếp cận với nguồn thực phẩm tốt ở mức độ khác nhau. Dưới đây, là những phân tích của tác giả về những ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khẩu xã hội đến hành vi lựa chọn thực phẩm an toàn.

3.1.1. Giới tính và mức độ quan tâm đến an toàn thực phẩm

Từ xưa tới nay, nữ giới vẫn nắm vai trò chính trong việc nội trợ, chăm lo cơm nước cho gia đình. Chính vai trò này đã khiến họ tiếp xúc với thực phẩm nhiều hơn nam giới và sẽ có những đánh giá cũng như hành vi tiêu dùng rất khác so với nữ giới. Đảm bảo ATTP gia đình là một quá trình gồm nhiều công đoạn, trong đó việc lựa chọn thực phẩm được xem là bước quan trọng đầu tiên giúp người dân có nguyên liệu tốt để chuẩn bị cho chế biến những đồ ăn đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Trong gia đình, trọng trách này đặt lên vai người phụ nữ trước hết.

Nghiên cứu cho thấy mức độ quan tâm đến chất lượng thực phẩm an toàn của hai giới như sau:

Bảng 3.1. Tƣơng quan giữa giới tính và mức độ quan tâm đến an toàn thực phẩm của ngƣời dân

(Đơn vị :%) Giới tính Mức độ quan tâm Tổng Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm Rất quan tâm Nam giới 44,4 52,6 48,6 29,3 39,7 Nữ giới 55,6 47,4 51,4 70,3 60,3 Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

Từ bảng tương quan trên, rõ ràng nam giới tỏ ra ít quan tâm đến mức độ an toàn thực phẩm hơn nữ giới rất nhiều. Có 29,3% nam giới đánh giá sự quan tâm của mình ở mức độ 5- rất quan tâm, trong khi đó nữ giới gấp khoảng 2,5 lần, chiếm 70,3%. Tương tự, ở mức 4 – Quan tâm đến an toàn thực phẩm, có 48,6% nam giới và 51,4% nữ giới đánh giá mức này. Có thể trong vấn đề ăn uống sao cho hợp vệ sinh,nam giới chưa có sự cẩn trọng như nữ giới. Chính từ ý thức đó, nam giới sẽ có hành vi tiêu dùng thực phẩm đại khái hơn, không kĩ lưỡng và tỉ mỉ trong sự lựa chọn sản phẩm hợp với gia đình mình cũng như mang lại sự an toàn trong bữa cơm như nữ giới.Phụ nữ là những người có mặt trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, kinh doanh đến tiêu dùng thực phẩm, hàng hóa. Hơn ai hết, phụ nữ sẽ là những người đóng góp chính cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Rõ ràng, phần lớn người tiêu dùng nói chung và phụ nữ nói riêng rất quan tâm và lo lắng về chất lượng của các loại thực phẩm được bày bán trên thị trường hiện nay. Trước nỗi lo ấy, phụ nữ tại hai địa điểm khảo sát đã thể hiện sự quan tâm hơn cả so với nam giới về chất lượng thực phẩm an toàn cho gia đình.

3.1.2. Mức thu nhập và hành vi tiêu dùng thực phẩm của người dân

Trong các nghiên cứu về xã hội học, thì thu nhập được xem là một yếu tố quan trọng để phân tích về ảnh hưởng của nó đến các yếu tố khác. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người là chỉ báo quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi cá nhân, hộ gia đình, khu vực địa lý cũng như là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội khác. Bởi vậy trong đề tài này, tác giả chỉ rõ rằng không chỉ giới tính, mức thu nhập cũng ảnh hưởng khá nhiều tới hành vi tiêu dùng thực phẩm của người dân. Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.Cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Tƣơng quan giữa mức thu nhập và hành vi tiêu dùng thực phẩm của ngƣời dân

(Đơn vị:%) Chợ có ban quản lý Chợ tự phát Siêu thị Cửa hàng TPAT Internet Hàng rong Dưới 5 triệu 36,4 35,4 25,5 17,2 14,3 27,3 Từ 5-10 triệu 45,5 49 53,3 58,6 57,1 57,6 Từ 10-15 triệu 7,3 3,9 10,6 13,8 6 Từ 15-20 triệu 7,2 7,8 10,6 10,4 14,3 3 Trên 20 triệu 3,6 3,9 14,3 6,1 Tổng 100 100 100 100 100 100

Theo bảng thống kê trên, có thể thấy tùy theo mức thu nhập mà người dân sẽ có những địa điểm mua hàng thường xuyên khác nhau. Ở mức dưới 5 triệu đồng/ tháng, người dân có xu hướng mua hàng ở các chợ (chợ có ban quản lý là 36,4% và chợ tự phát là 35,4%). Giá cả thực phẩm ở các chợ luôn có tính ổn định và rẻ hơn rất nhiều so với các nơi khác. Mua thực phẩm ở chợ, người tiêu dùng có thể được mặc cả, còn những địa điểm có niêm yết sẵn giá bán, người dân sẽ không thể trả giá theo ý nghĩ của mình được. Khi thu nhập chưa cao, người dân sẽ lựa chọn nơi mua hàng phù hợp với kinh tế của mình. ở mức thu nhập từ 5-10 triệu/ tháng, đa phần chọn mua thực phẩm ở cửa hàng thực phẩm an toàn với tỉ lệ 58,6%, và ở mức 10-15 triệu/ tháng tỉ lệ này cũng khá cao, chiếm 13,8%. Khi thu nhập khá, người dân sẽ quan tâm hơn tới chất lượng thực phẩm và địa điểm mua hàng của họ có chọn lọc hơn, không còn là ở chợ - nơi chất lượng khó được kiểm soát nữa, thay vào đó là những nơi có uy tín hơn. Mức thu nhập từ 15-20 triệu/ tháng, khá nhiều người tiêu dùng chọn mua thực phẩm ở siêu thị, chiếm 10,6%. Có thể nói, thu nhập cao khiến người dân muốn mua hàng đảm bảo và có quy mô lớn để lựa chọn được thoải mái hơn. Ngoài ra, khi thu nhập cao đi kèm với thời gian dành cho công việc không ít, hình thức mua hàng qua internet lại được họ lựa chọn nhiều hơn. Ở cả mức 15- 20 triệu và trên 20 triệu/ tháng, đều có 14,3% người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua hàng qua internet để tiết kiệm thời gian của mình.

Như vậy, mức thu nhập cũng phần nào phản ánh thói quen tiêu dùng của người dân. Khi thu nhập thấp, nhu cầu về an toàn thực phẩm của nhóm này sẽ không thể cao bằng nhóm có thu nhập tốt hơn. Ngoài ra, mức thu nhập còn ảnh hưởng tới hình thức mua thực phẩm của người tiêu dùng thông qua các dịch vụ mà họ sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)