Thời gian và tần suất mua thực phẩm an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

8. Khung lý thuyết

2.1. Hành vi lựa chọn thực phẩm an toàn

2.1.2. Thời gian và tần suất mua thực phẩm an toàn

Khác với những sản phẩm ăn liền hay đóng hộp, đóng gói,… thực phẩm phục vụ bữa ăn gia đình thường có thời gian sử dụng trong ngày hoặc một vài ngày. Thông thường, đi chợ sớm sẽ có nhiều lựa chọn hơn đi chợ muộn, bởi chợ sớm là khi hàng hóa vừa được bày ra, còn tươi mới, đẹp mắt hơn. Tìm hiểu về khoảng thời gian đi chợ và quỹ thời gian dành cho hành vi này sẽ giúp phân tích rõ hơn về thói quen chọn thực phẩm an toàn của người dân. Bên cạnh đó, tần suất mua thực phẩm an toàn cũng phản ánh mức độ tiêu dùng của mỗi gia đình.

Nghiên cứu tiến hành trên 242 mẫu khảo sát về thời gian mua thực phẩm an toàn hàng ngày, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.4. Thời gian mua thực phẩm chủ yếu của ngƣời dân

(Đơn vị:%)

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

0 10 20 30 40 50 60 70 Trước 8h00 8h00 –11h00 11h00 – 14h00 14h00– 17h00 17h00 – 19h00 Sau 19h00 Series1

Theo thói quen sinh hoạt của người Việt, một ngày sẽ có ba bữa cơ bản đó là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Theo thống kê trên, số người tiêu dùng thực phẩm trước 8 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,7%, sau đó là khung giờ từ 8 giờ đến 11 giờ với tỉ lệ 18,2%. Trong khoảng thời gian đó, thực phẩm sẽ được dùng cho hai bữa là bữa sáng và bữa trưa. Ngoài ra, cũng theo thói quen sinh hoạt chung, đi chợ càng sớm sẽ càng dễ lựa chọn thực phẩm tươi ngon vì người bán hàng có một số lượng nông phẩm nhất định, người đến trước có nhiều lựa chọn hơn người đến sau. Khoảng thời gian từ 11 giờ đến 2 giờ chiều, 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều và sau 7 giờ tối có tỉ lệ người tiêu dùng thực phẩm rất ít, lần lượt là 5,8%; 3,3% và 2,5%. Ba khung giờ trên tương ứng với các bữa phụ, nó không phải là nhu cầu của nhiều người nên số lượng mua thực phẩm trong thời gian này ít hơn rất nhiều. Thông thường, thực phẩm được mua trong thời điểm đó sẽ là đồ ăn liền, đồ ăn nhanh, thực phẩm chín phục vụ cho các bữa ăn phụ. Mua thực phẩm từ 5 đến 7 giờ tối chiếm tỉ lệ 11,6% đa phần để chế biến món ăn trong bữa tối. Số liệu trên cho thấy các bữa chính có vai trò quan trọng hơn, thời điểm mua thực phẩm tối ưu chính là buổi sáng. Một phụ nữ là nhân viên Ngân hàng chia sẻ về thời gian mua thực phẩm như sau: “Mình thường tranh thủ đi chợ mua đồ cho gia đình vào ngày

cuối tuần được thôi. Ngày thường mình đi làm sớm, về muộn không có thời gian đi mua đồ ăn thiết yếu, chỉ thi thoảng thích ăn món gì phát sinh thì tạt chợ mua thêm trên đường về thôi. Buổi sáng thứ 7 mình hay đi chợ mua đồ cho cả tuần sau, chở đầy xe. Cả nhà ăn sáng xong cứ tầm 8 rưỡi 9 giờ là đi chợ mua thức ăn.” (Phỏng vấn sâu, Hà Đông, nữ, 28 tuổi, Cử nhân, Ngân hàng).

Quỹ thời gian sử dụng cho tiêu dùng thực phẩm cũng phản ánh sự quan tâm của người mua tới chất lượng các mặt hàng cũng như khối lượng thực phẩm mỗi gia đình tiêu thụ trong một ngày. Khảo sát với 242 mẫu về quỹ thời gian dành cho tiêu dùng, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Quỹ thời gian để mua thực phẩm cho gia đình

(Đơn vị%)

Quỹ thời gian để mua thực phẩm cho gia đình

Thời gian

Dưới 30 phút 47,9

30 phút – 1 tiếng 47,1 1 tiếng - 1 tiếng rưỡi 5,0

Tổng 100

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

Theo số liệu thống kê trên, quỹ thời gian chủ yếu mọi người dành cho việc tiêu dùng thực phẩm là từ 30-60 phút/ ngày. Trong đó, có 47,9% tổng mẫu khảo sát chỉ mất dưới 30 phút và 47,1% dành 30-60 phút. Rất ít người mất từ 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi cho hành vi mua bán thực phẩm, số này chỉ chiếm 5% trong tổng số mẫu. Có thể thấy không khó khăn để người mua lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình. Mặc dù, công việc này quyết định đến chất lượng bữa ăn, giá trị dinh dưỡng… nhưng người tiêu dùng chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để hoàn thành nó. Có tới 5% người trả lời cho rằng họ mất dưới 60 phút để lựa chọn thực phẩm, nghĩa là họ đã chọn cho ít nhất 3 bữa ăn trong ngày. Quỹ thời gian dành cho tiêu dùng thực phẩm đã phản ánh hành vi này thực sự quen thuộc và quá gần gũi với cuộc sống. Thói quen tiêu dùng cũng như kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm đã khiến công việc này trở nên đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian của mỗi người.

Trên thực tế, khoảng thời gian dành cho mua bán thực phẩm dù đa phần chỉ dưới 60 phút nhưng số lượng thực phẩm mà mỗi người lựa chọn lại không hề nhỏ. Khác với cuộc sống ngày trước, xã hội hiện đại có những thiết bị giúp bảo quản thực phẩm ngay tại nhà, không có gì bất ngờ nếu một người đi chợ 2 lần/ tuần cũng có thể cung cấp đủ thực phẩm cho cả gia đình trong 7 ngày đó. Tìm hiểu về tần suất mua thực phẩm an toàn của người dân, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Số lần mua thực phẩm tƣơi trong tuần của ngƣời dân

(Đơn vị:%)

Số lần mua thực phẩm tƣơi/ tuần

Hàng ngày 60,3

3-4 lần/1 tuần 28,1

1-2 lần/1 tuần 9,1

Khác 2,5

Tổng 100

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

Số liệu trên đã thể hiện rõ thói quen tiêu dùng của người dân hiện nay. Hành vi mua bán thực phẩm tươi sống đa phần diễn ra hàng ngày với tỉ lệ lựa chọn rất cao là 60,3%. Tần suất mua 3-4 lần/ tuần giảm xuống chỉ còn 28,1%. Rất ít người mua đồ tươi sống 1-2 lần/ tuần, tỉ lệ này là 9,1%; những lựa chọn khác chỉ chiếm 2,5%. Rõ ràng, các thiết bị hiện đại ngày nay có thể giúp con người bảo quản thực phẩm trong một thời gian dài hơn so với thời gian sử dụng tự nhiên của nó. Đơn giản nhất là tủ lạnh, thiết bị này không còn xa lạ và gia đình nào ở đô thị cũng sở hữu cho mình ít nhất một chiếc. Thay vì phải đi chợ hàng ngày, người ta có thể mua số lượng lớn thực phẩm đủ ăn trong cả tuần và bảo quản trong ngăn mát, ngăn đá tủ lạnh. Thế nhưng, có tới 60,3% tổng mẫu khảo sát vẫn dành thời gian mỗi ngày cho hành vi mua thực phẩm tươi sống. Thói quen trong hành vi đi chợ từ xưa vẫn được con người ngay nay vận dụng. Việc mua thực phẩm mỗi ngày sẽ giúp lựa chọn được nguồn thức ăn tươi mới. Ví dụ: thịt lợn được giết, mổ trong ngày; cá đánh bắt trong ngày; rau, củ, quả thu hoạch trong ngày… sẽ giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên và mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn. Chính hành vi tiêu dùng thực phẩm thể hiện ở tần suất mua thực phẩm tươi sống trong tuần đã cho thấy sự quan tâm của người dân về chất lượng bữa ăn của gia đình cũng như quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, cuộc sống đô thị với dân cư đông đúc đã hình thành rất nhiều địa điểm mua sắm, từ cao cấp như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng bán thực phẩm đặc biệt,… tới những nơi bình dân như chợ truyền thống, thậm chí là chợ tạm, chợ cóc cũng đang tồn tại và hoạt động tại đây. Sự thuận tiện trong buôn bán, mua sắm thực phẩm có thể là một nguyên

nhân khiến hành vi này diễn ra thường xuyên trong ngày với hầu hết mọi người. Số liệu trên cũng chỉ ra thói quen về hành vi sử dụng thực phẩm tươi sống. Bởi sự bận rộn của xã hội đang phát triển đã cho ra đời nhiều mặt hàng đóng hộp, đóng gói, thực phẩm ăn liền… nhưng tỉ lệ lựa chọn tiêu dùng thực phẩm tươi sống hàng ngày vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

Như vậy, hiện nay đa phần người dân chỉ mất từ 30-60 phút trong quỹ thời gian hàng ngày của mình cho việc mua thực phẩm. Khoảng thời gian được nhiều người lựa chọn để thực hiện hành vi này là trước 8 giờ sáng cho thấy sự quan tâm đến chất lượng bữa ăn của họ. Thêm vào đó, tần suất mua đồ tươi sống cũng phản ánh vai trò của thực phẩm trong cuộc sống hiện đại. Hành vi lựa chọn thực phẩm đã phản ánh một phần thói quen ăn uống và sinh hoạt, xu hướng vẫn là tiêu dùng thực phẩm tươi sống, có nhiều lựa chọn trong mua sắm dù thời gian dành cho công việc này không nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)