.Ảnh hưởng của truyền thông đến hành vi lựa chọn thực phẩm an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 89)

an toàn

Theo những phân tích trên, người dân có lo lắng về tình trạng thực phẩm “bẩn” xuất hiện phổ biến nhưng lại chưa có những kiến thức, kĩ năng phân biệt các loại thực phẩm cũng như chưa có sự hiểu biết rõ ràng về pháp luật để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế những tồn tại hiện nay trong thị trường tiêu dùng khó kiểm soát.

3.2.1. Ảnh hưởng của các chương trình phổ biến kiến thức về TPAT

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng mà đặc biệt là truyền hình, truyền thanh đã liên tục, kịp thời đưa lên sóng nhiều thông tin liên quan đến tình hình VSATTP cũng như cập nhật những kiến thức về lựa chọn, chến biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, hiện nay Internet cũng là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức về vệ sinh ATTP rất nhanh chóng, đa dạng và phong phú. Do đó, khi cần cập nhật thêm thông liên quan đén ATTP thì người dân có thể tìm kiếm rất nhanh chóng.

Tại các khu dân phố hiện nay, mọi vấn đề nóng ảnh hưởng tới đời sống của người dân sẽ được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để mỗi người đều có am hiểu nhất định về vấn đề đó. Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, một số hình thức giúp người dân có thêm hiểu biết để chọn lựa thực phẩm an toàn được thể hiện như sau:

Bảng 3.3. Một số chƣơng trình phổ biến về thực phẩm an toàn

(Đơn vị:%)

Hình thức Không Tổng

Sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí 11,6 88,4 100% Tuyên truyền qua loa phường 38,8 61,2 100% Phát tờ rơi về tài liệu phổ biến ATTP 8,3 91,7 100% Cán bộ xuống nhà dân phổ biến 5,8 94,2 100% Không có hoạt động này 37,2 62,8 100%

Từ thống kê trên, có thể thấy ở địa phương hiện nay chưa có nhiều hoạt động phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho người dân. Có tới 37,2% tổng mẫu khảo sát cho biết họ không thấy hoạt động này diễn ra tại nơi họ sống, tỉ lệ khá cao như trên phản ánh sự mờ nhạt của các chương trình phổ biến về thực phẩm an toàn cũng như vai trò chưa cao của cán bộ địa phương trong lĩnh vực này. Chỉ có 11,6% người tham gia khảo sát cho biết được tiếp cận với những thông tin đó qua chương trình sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí. Tuy nhiên, số lượng thành viên trong câu lạc bộ hưu trí sẽ chỉ là một phần nhỏ của khu dân cư, họ đa phần lại là người không nắm giữ vai trò chính trong việc tiêu dùng thực phẩm bởi đây đều là những người đã có tuổi. Như vậy, kiến thức mà họ có được không chắc sẽ áp dụng và mang lại an toàn cho bữa ăn gia đình họ. Có 8,3% cho biết bản thân tiếp nhận thông tin về thực phẩm an toàn qua các tờ rơi, tài liệu phổ biến kiến thức chung. Tỉ lệ trên khá ít cho thấy sức ảnh hưởng của hoạt động này chưa cao, cách làm cũng chưa hiệu quả. Tương tự như vậy,chỉ có 5,8% người dân được tiếp xúc với thông tin an toàn thực phẩm qua các cán bộ địa phương. Thời gian để các cán bộ xuống từng nhà dân phổ biến chắc chắn không nhiều và hoạt động này cũng không có tính cộng đồng cao vì sức lan tỏa của nó quá ít. Mặt khác, đội ngũ cán bộ chuyên trách của một địa phương cũng không nhiều để có thể thực hiện nội dung này tới từng đơn vị nhỏ là hộ gia đình như vậy. Hoạt động tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm dường như phổ biến nhất qua loa phát thanh của phường với 38,8% cho biết họ tiếp nhận thông tin dưới hình thức này. Tuy nhiên, tại các khu đô thị, loa phường có hoạt động nhưng hiệu quả hoạt động lại không hề cao bởi tiếng ồn của khu đông dân cư, thời gian lao động và làm việc của mỗi người lại khác nhau. Như vậy, việc người dân không tiếp cận được các thông tin về an toàn thực phẩm là một điều thiệt thòi khiến họ ít có kinh nghiệm hơn để lựa chọn được thực phẩm chất lượng cho gia đình.

3.2.2. Mức độ ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến hành vi sử dụng thực phẩm an toàn dụng thực phẩm an toàn

Ngoài các chương trình phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm còn cónhững phương pháp khác giúp thay đổi hành vi lựa chọn thực phẩm của người dân, cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sử dụng thực phẩm an toàn (Đơn vị:%) Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Tương đối ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Tổng

Truyền thông đại chúng

5 17,4 6,6 17,3 18,2 35,5 100 Chương trình tập

huần tại địa phương

14,6 19 14,9 15,7 28,1 10,7 100 Chia sẻ kinh nghiệm

với nhau

3,3 5 9 19 27,3 36,4 100 Thói quen sử dụng

thực phẩm

0,8 5,8 10,7 16,5 40 32,2 100 Chế tài quản lý của

nhà nước với các vấn đề ATTP

2,4 14,9 14,9 9,9 18,2 39,7 100

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

Từ thống kê trên, có thể thấy yếu tố về chế tài quản lý của nhà nước được đánh giá là ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi lựa chọn thực phẩm của người dân, chiếm tỉ lệ 39,7% (Đánh giá ở mức 5 – rất ảnh hưởng). Rõ ràng, khi chế tài quản lý nghiêm minh và đủ sức răn đe, tình trạng buôn bán, sản xuất thực phẩm kém chất lượng sẽ được hạn chế rất nhiều, mở ra một thị trường nông sản sạch giúp người dân dễ dàng lựa chọn, không phải đắn đo quá nhiều, cân nhắc quá nhiều mới đưa ra được quyết định cho mình. Yếu tố thứ hai được cho là ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân chính là sự chia sẻ thông tin, kiến thức về an toàn thực phẩm với nhau. Sống trong cùng một khu dân cư, các địa điểm để mua bán thực phẩm sẽ giống nhau, các mặt hàng được bày bán cũng có sự tương đồng. Từ kinh nghiệm của những người nội trợ, họ có thể chia sẻ cho nhau những lưu ý trong cách phân biệt thực phẩm an toàn, cách chế biến hay bảo

quản thức ăn hợp lý… Đó là những câu chuyện đời thường dễ nhớ, dễ áp dụng nên có khả năng mang lại hiệu quả. Các phương pháp truyền thông đại chúng cũng được đánh giá với sự ảnh hưởng khá cao, chiếm 35,5% tỉ lệ lựa chọn ở mức 5 – rất ảnh hưởng. Điều này cho thấy các phương tiện truyền thông đại chúng hoàn toàn có khả năng định hướng người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bằng cách đưa tin về kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm an toàn, các khuyến cáo cũng như giúp người dân biết đến những nhãn hiệu đảm bảo… Một trong những yếu tố chi phối quyết định lựa chọn thực phẩm của người dân chính là thói quen của họ trong tiêu dùng, chiếm 32,2% đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng và tới 40% đánh giá ở mức độ tương đối ảnh hưởng. Rõ ràng, có nhiều trường hợp người dân biết sử dụng loại thực phẩm đó là không an toàn, ví dụ: sử dụng nội tạng của động vật không rõ nguồn gốc, được mua ở chợ tự phát… nhưng vì thói quen, sở thích mà người tiêu dùng vẫn chọn mua và chế biến. Hay sở thích ăn các loại hoa quả trái mùa sẽ khiến người ta biết rõ là không tốt nhưng vẫn chọn mua… Bảng thống kê trên còn cho thấy người dân không tin tưởng vào hiệu quả của các chương trình tập huấn tại địa phương về lĩnh vực này, chỉ có 10,7% đánh giá nó rất quan trọng tuy nhiên lại có tới 19% nhận xét nó ít quan trọng và 14,6% cho biết nó không ảnh hưởng gì đến hành vi tiêu dùng của họ.

Như vậy, trong hoạt động tiêu dùng thực phẩm, yếu tố truyền thông ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định của người dân. Mặc dù, hiện tại chưa có nhiều hình thức truyền thông hiệu quả nhưng trong tương lai, nên cân nhắc tới tác động của hình thức trò chuyện trực tiếp về vấn đề này giữa những người sống cùng một địa bàn để họ có thể học hỏi lẫn nhau.Ngoài ra, các phương pháp truyền thông bằng luật, chế tài xử phạt hay truyền thông qua các phương tiện đại chúng cũng được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn tới hành vi tiêu dùng thưc phẩm an toàn hiện nay. Đặc biệt, thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet xuất hiện nhiều vi phạm trong hoạt động quảng cáo các sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành y tế, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm. Cụ thể như: quảng cáo lẫn vào nội dung tin, sai lệch, không đúng chất lượng sản phẩm hàng hóa, thổi phồng công dụng của thực

phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng…, gây tổn thất và thiệt hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tóm lại, hình thức và nội dung truyền thông ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng. Ghi sai thông tin thành phần hoặc nói quá về hình ảnh, chất lượng sản phẩm sẽ khiến tăng lượng tiêu thụ nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người dùng. Bên cạnh những hình thức truyền thông hiệu quả như phát tin trên các phương tiện công cộng, trên đài truyền hình quốc gia… thì những đơn vị chức năng cũng cần vào cuộc để xử lý nghiêm tình trạng làm giả thực phẩm, ghi sai thông tin và chức năng của thực phẩm… đây là điều cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng trước thị trường phức tạp hiện nay. Để khắc phục những yếu điểm của sự phát triển kinh tế thị trường, để tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát tốt hơn, cần tăng cường truyền thông với người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về cách phân biệt thực phẩm bẩn và sạch, cách xử lý khi nghi ngờ, phát hiện ra một cá nhân, tổ chức nào đó có hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, việc đưa tin về những vụ rủi ro do thực phẩm bẩn gây nên cũng như phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này là điều cần thiết để người dân có sự cảnh giác cao để bảo vệ bản thân cũng như xây dựng một cộng đồng lành mạnh.

3.3. Quá trình đô thị hóa ảnh hƣởng tới tình hình tiêu dùng thực phẩm của nƣớc ta trong những năm gần đây. của nƣớc ta trong những năm gần đây.

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...

Tại Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2016, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt 36%, và theo dự đoán thì đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 40%. Ông Đỗ Viết Chiến, Phó Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam - nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng phát biểu tại một cuộc tọa đàm về đô thị hóa

Việt Nam cho biết: “Mỗi năm tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam tăng 1%, tương đương với mỗi năm sẽ có 1-1,2 triệu dân nông thôn ra sinh sống tại đô thị. Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như hiện nay, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hóa. Mặt trái của quá trình đô thị hóa quá nhanh thể hiện ở nhiều lĩnh vực. Quá trình công nghiệp hóa và di dân sẽ kéo theo đô thị hóa tự phát, đô thị sẽ mở rộng và dân số hội tụ trong khu vực đô thị sẽ ngày một gia tăng, có thể kể tới một số mặt trái như sau:

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã khiến một lượng lớn cư dân nông thôn bị mất đi số lượng đất đai sản xuất nông nghiệp, thiếu công ăn việc làm, không có thu nhập và trở thành dân nghèo đô thị. Điều này dẫn đến tỷ lệ nghèo đói tại các đô thị trở nên trầm trọng hơn. Một thực tế là người dân nghèo đang dần dần bị đẩy ra xa các khu đô thị hoặc bị dồn vào những ngõ nhỏ, những khu vực có điều kiện sống thấp và ít được tiếp cận với các khu dịch vụ đô thị, không phúc lợi xã hội, hoặc phải trả chi phí dịch vụ cao hơn.

Môi trường sống ở đô thị nhiều khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng rác thải ngày một nhiều hơn, điều kiện xử lý rác thải xuống cấp hoặc chưa được đầu tư đồng bộ. Tình trạng úng ngập, tắc nghẽn giao thông tại đô thị diễn ra phổ biến. Đất cho cây trồng, sinh hoạt cộng đồng ngày càng bị thu hẹp… Chính những điều này đã khiến cho người dân tuy ở đô thị phát triển nhưng chất lượng cuộc sống lại không cao. Các vấn đề thiết yếu trong đời sống của họ không được đảm bảo, đặc biệt là về an toàn thực phẩm. Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, mỗi năm, thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 900.000 tấn rau... Trong đó, các hộ sản xuất trên địa bàn chỉ cung cấp lượng thực phẩm đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, số còn lại do các địa phương khác cung cấp hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Riêng về rau an toàn, diện tích mới đạt 5.100 ha trong tổng số 12.000 ha trồng rau, với 72 cơ sở sơ chế, công suất mỗi ngày đạt gần 8 tấn rau, trong khi nhu cầu về rau, củ, quả mỗi ngày của thành phố khoảng 2.500 tấn.

Điều này dẫn đến một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường Hà Nội, gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn nạn ở Việt Nam khi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gần 10.000 người mỗi năm và là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Số nạn nhân ngộ độc thực phẩm mỗi năm không ngừng tăng khiến Việt Nam trở thành điểm nóng vềvệ sinh an toàn thực phẩmvới gần 500 ca ngộ độc/năm.

Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra những con số đáng lo ngại về ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam mỗi năm. Cụ thể như sau:

 Trung bình có 250 – 500 ca ngộ độc thực phẩm xảy ra mỗi năm.

 Ảnh hưởng xấu đến 7.000 – 10.000 người.

Mặc dù vấn đề an toàn thực phẩm liên tục được cập nhật trong các tin tức mới trong ngày, tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn không ngừng tăng. Những thống kê trên khiến Việt Nam trở thành quốc gia thuộc vùng nóng về vấn đề an toàn thực phẩm khi các vấn đề về thực phẩm ngày càng đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng VSATTP trên toàn cầu xác định rằng: nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh về đường ruột, phổ biến là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 89)