Đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

8. Khung lý thuyết

2.4.1.Đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm hiện nay

2.4. Sự quan tâm đến thực phẩm an toàn

2.4.1.Đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm hiện nay

Với cuộc sống hiện tại, ăn và uống không chỉ giúp con người duy trì sự sống mà còn phải đảm bảo cả về vấn đề thể lực, sức khỏe. Đó cũng là lý do khiến cho thực phẩm bẩn trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nó liên quan đến chất lượng bữa ăn hàng ngày, ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản nhất của họ. Theo thông tin thu được từ 242 mẫu khảo sát, đánh giá của họ về sự quan trọng của việc sử dụng thực phẩm an toàn thể hiện như sau:

Biểu 2.9. Đánh giá của ngƣời dân về mức độ quan trọng của việc sử dụng thực phẩm an toàn

(Đơn vị:%)

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

Theo số liệu trên, có tới 57 % người dân trả lời phỏng vấn đánh giá sự quan trọng trong an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay ở mức 5 nghĩa là một vấn đề “rất quan trọng”, có 28% người dân cho rằng đây là vấn đề “quan trọng” (Đánh giá mức 4). Tỉ lệ đánh giá “bình thường” chiếm 11,6% (Đánh giá mức 3) và chỉ có 1,5% người dân cho rằng an toàn thực phẩm hiện nay ở mức 1, mức 2, nghĩa là không quan trọng lắm. Như vậy, có khoảng 95% người đánh giá sử dụng thực phẩm sạch là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống. Đây là một tỉ lệ lớn, phản ánh tình trạng thực phẩm bẩn đe dọa cuộc sống của người dân đô thị. Trên thực tế, có không ít những bài báo, những vụ việc phản ánh vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí nó còn là đề tài cho cả những chương trình trên kênh truyền hình quốc gia như “Nói không với thực phẩm bẩn”. Những thông tin đó khiến cho người dân nói chung, đặc biệt là những người sống tại khu vực đô thị đông đúc với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cao càng lo lắng hơn, hoang mang hơn khi thực phẩm bẩn lan tràn trên thị trường và cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa. Nghiên cứu cho thấy đa phần người dân nhận thức được vai trò của thực phẩm

2% 2% 11% 28% 57% Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng

an toàn đối với cuộc sống của gia đình mình. Tỉ lệ trên mang lại sự khả quan về việc đẩy lùi thực phẩm bẩn trong tương lai của cộng đồng người tiêu dùng.

Rõ ràng, việc sử dụng thực phẩm an toàn được đánh giá là rất quan trọng nhưng thực tế, mức độ an toàn của thực phẩm hiện nay lại được thể hiện như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của ngƣời dân về mức độ an toàn của thực phẩm hiện nay

(Đơn vị %)

Mức độ an toàn Tỉ lệ

Không an toàn 19

Ít an toàn 36,3

An toàn 29,8

Tương đối an toàn 11,6

Khá an toàn 3,3

Rất an toàn 0

Tổng 100

Nguồn: Điều tra của đề tài tháng 4-5/2017

Theo biểu đồ trên, có thể thấy ngay không ai đánh giá thực phẩm hiện nay ở mức “rất an toàn” (Mức 5). Có lẽ, chưa bao giờ việc đi chợ lại trở nên khó khăn với người nội trợ như hiện nay, khi mà người tiêu dùng nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn: thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái cây “tắm” trong hóa chất độc hại… Người tiêu dùng bị khủng hoảng niềm tin khi liên tiếp tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm nhập lậu. Thực trạng về an toàn thực phẩm được phản ánh qua những thống kê sau:

Theo số liệu của Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội, từ ngày 20-12-2015 đến ngày 19-11-2016, đơn vị này kiểm tra, xử lý 2.246 vụ vi phạm về đo lường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phạt hành chính hơn 14.301 tỷ đồng và trị giá hàng vi phạm hơn 10.337 tỷ đồng. Trong khi đó, 11 tháng qua, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thí điểm lập 15 đoàn thanh tra chuyên ngành tại năm quận, huyện và

10 phường, xã, kiểm tra 1.377 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 799 cơ sở vi phạm.

Dù không thống kê được hết, nhưng có thể thấy tình trạng mất an toàn thực phẩm đã tới mức báo động đỏ trong đời sống của người dân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp mà còn đe dọa sức khỏe của cộng đồng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có tới 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm, còn đối với các nước đang phát triển thì tình trạng càng trầm trọng hơn (khoảng 2,2 triệu người tử vong/năm do liên quan đến vấn đề thực phẩm).

Theo số liệu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, trong năm năm qua(2011- 2016), mỗi năm Việt Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, hằng năm chúng ta nhập về khoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật. Chúng ta nhập tới 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Đánh giá về việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vô cơ gây tác hại lâu dài và nguy hiểm trong thời gian dài, GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng phân tích: “Bất cứ một người nông dân nào cũng có thể dễ dàng mua được thuốc trừ sâu hóa học tại các cửa hàng đại lý, họ sử dụng ra sao, liều lượng như thế nào thì rất khó quản lý. Hiện nay, chúng ta chưa có những máy móc hiện đại để có thể kiểm tra hết được 4.100 thương phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp. Bởi vậy, để quản lý chất lượng sản phẩm, điều quan trọng phải tổ chức sản xuất tốt từ giống, phân bón và thay đổi tập quán canh tác của người nông dân”.

Về chăn nuôi, theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân: “Quá trình sản xuất một sản phẩm chăn nuôi bao gồm rất nhiều công đoạn: sản xuất giống, nuôi con giống thương phẩm, tổ chức giết mổ, chế biến và đưa ra thị trường. Hiện nay, phần lớn các công đoạn này bị cắt khúc, người chăn nuôi chỉ chăn nuôi, con giống do người khác sản xuất, sau đó lại phải bán con giống thành phẩm cho nhiều thương lái, lò mổ khác nhau rồi mới đưa ra thị trường. Chính vì vậy, các bước thực hiện là an toàn nhưng sản phẩm đưa ra thị trường lại không an toàn”.

Như vậy, có thể thấy hiện nay từ sản xuất đến thu hoạch là cả một quy trình chặt chẽ cần được kiểm soát tốt mới đảm bảo chất lượng thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Thực tế, việc kiểm soát chưa tốt, ý thức người sản xuất chưa tốt dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, người tiêu dùng từ đó hoang mang và mất lòng tin vào chất lượng nông sản. Theo 242 mẫu khảo sát, có tới 19% đánh giá an toàn thực phẩm hiện nay ở mức 0 – không an toàn chút nào, đây là một tỉ lệ khá cao cho thấy thực phẩm sạch trở thành điều khó khăn trong một đất nước với thành phần kinh tế nông nghiệp chủ yếu. Có tới 36,3% đánh giá độ an toàn của thực phẩm ở mức 1 – Không an toàn, 29,8% đánh giá ở mức 2- ít an toàn, 11,6% ở mức 3 – khá an toàn và chỉ có 3,3% đánh giá ở mức 4 – an toàn. Như vậy, có trên 80% tổng mẫu khảo sát cho biết thực phẩm hiện nay không mang lại sự hài lòng, yên tâm cho người tiêu dùng.

Nhìn chung, người dân đô thị hiện nay đang rất quan tâm đến vấn đề tiêu dùng thực phẩm. Hầu hết mọi người cho rằng sử dụng thực phẩm an toàn có ý nghĩa rất lớn, có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mất an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề đáng ngại, liên quan mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của họ. Tuy không phải người dân nào cũng có những nhận thức đúng, cũng có hiểu biết rộng về vấn đề này nhưng đa phần họ đều cảnh giác cao với các loại thực phẩm thiếu an toàn trên thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân thành phố hà nội nghiên cứu trường hợp tại quận thanh xuân, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)