Hoạt động tư vấn giới thiệu, hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 55 - 60)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2 Đánh giá các hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại CLB thanh niên

2.2.1 Hoạt động tư vấn giới thiệu, hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm cho

cho thanh niên khuyết tật.

Hiện nay vấn đề dạy nghề, việc làm đối với người khuyết tật đã được Nhà nước Việt Nam quan tâm và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bộ luật lao động ban hành năm 2012 đã dành một mục riêng với 3 điều quy định lao động là người khuyết tật. Luật người khuyết tật ban hành năm 2010 đã dành riêng 1 chương với 04 điều quy định dạy nghề và việc làm. Luật việc làm ban hành năm 2013 đã quy định về chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử nhiều lao động là người khuyết tật. Luật giáo dục nghề nghiệp cũng đã ban hành năm 2014 cũng quy định về chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật, người khuyết tật tham gia học nghề được miễn giảm học phí...với mục tiêu giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình, để tự tạo việc làm, hoặc tìm được việc làm, sớm ổn định đời sống và hòa nhập cộng đồng. Đối với câu lạc bộ thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương trong những năm qua được lãnh đạo Tỉnh đoàn Hải Dương, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Hải Dương và Hội người khuyết tật tỉnh Hải Dương quan tâm, tạo điều kiện cho câu lạc bộ ngày càng quy tụ và phát triển số lượng thanh niên khuyết tật vào sinh hoạt. Từ khi thành lập thực hiện dự án “Việc làm bền vững và tăng cường vị thế cho NKT trong cộng đồng”, của nhà tài trợ - tổ chức APHEDA , lãnh đạo Tỉnh đoàn Hải Dương, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam Tỉnh Hải Dương chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên mở các lớp học dạy và truyền nghề cho 150 thanh niên khuyết tật ở trong câu lạc bộ, 01 lớp dạy tin học văn phòng 20 thanh niên khuyết tật. Trên 80% học viên sau khóa học có việc làm và thu nhập. Nghiên cứu mhóm người nhà thanh niên khuyết tật cho biết

Tâm lý của chúng tôi đều không muốn con em mình ra ngoài làm việc kiếm tiền, hay xin việc ở một doanh nghiệp nào đó, vì chúng tôi nghĩ rằng con em mình sẽ gặp những khó khăn hơn, thậm chí sẽ cảm thấy mặc cảm, tự tin hơn khi làm chung môi trường với người không khuyết tật. Tuy nhiên khi sinh hoạt tại CLB thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương, con em chúng tôi được tiếp cận với nhiều hoạt động, được gặp gỡ chia sẻ những nhu cầu mong muốn, chúng tôi mới biết được con em mình tuy khuyết tật nhưng luôn muốn vượt lên chính mình, muốn được chạm đến ước mơ của mình, biết được điều này chúng tôi sẵn sàng ủng hộ nếu con em mình mong muốn như vậy, hơn nữa được sự quan tâm của Hội LHTN tỉnh trong việc hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm thì đây chính là nguồn động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để con em chúng tôi vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng”.

Ngoài ra câu lạc bộ thanh niên khuyết tật phối hợp với Hội khuyết tật tỉnh Hải Dương giới thiệu cho gần 100 thanh niên khuyết tật đi học và đi làm ở các cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh đoàn – Hội LHTN tỉnh chỉ đạo Hội LHTN các huyện, thị, thành phố tăng cường phối hợp với các ngành liên quan mở các lớp dạy nghề miễn phí cho thanh niên khuyết tật như: tin học, ngoại ngữ, thiết kế thời trang, may, dịch vụ du lịch...Kết quả từ năm 2011 đến nay đã tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho 488 thanh niên khuyết tật. Thanh niên khuyết tật học nghề được xem xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn giảm hoặc giảm học phí căn cứ mức độ khuyết tật và mức độ suy giảm khả năng lao động.

Bên cạnh đó Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN tỉnh chỉ đạo Hội Doanh nghiệp trẻ khuyến khích các doanh nghiệp hội viên hỗ trợ và tạo việc làm cho 312 thanh niên khuyết tật trong toàn tỉnh kể cả đối với các thanh niên khuyết tật không sinh hoạt tại câu lạc bộ, với thu nhập ổn định từ 2,5 – 3,5 triệu đồng/tháng...Tiêu biểu như Tập đoàn Việt Tiên Sơn, Doanh nghiệp tư nhân Xuân Doãn, Doanh nghiệp tư nhân thương mại Minh Anh, Công ty cổ phần In và thương mại Đức Trường..

Đặc biệt sau khi câu lạc bộ thanh niên khuyết tật báo cáo với lãnh đạo Hội LHTN tỉnh về việc hỗ trợ lập nghiệp đối với thanh niên khuyết tật. Hội LHTN tỉnh Hải Dương và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tham mưu với Ban Bí thư Trung ương Đoàn hỗ trợ vốn đào tạo nghề cho xưởng may của anh Mạc Văn Hát – Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tỉnh từ năm 2015 (Hiện nay, xưởng may của anh đang dạy nghề và tạo việc làm cho 120 thanh niên khuyết tật), anh Hát cho biết "Mình muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng, người khuyết tật không phải là một gánh nặng của xã hội. Họ cũng giống như những người bình thường, tự lập và làm được những việc có ích cho xã hội. Mình rất muốn tiếp tục mở rộng quy mô xưởng may mặc, nhập nguyên liệu tốt về làm ra thành phẩm để bày bán trực tiếp cho người tiêu dùng, tạo nhiều công ăn việc làm cho thanh niên địa phương. Để làm được điều đó, mình mong muốn nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất”.

Hơn nữa lãnh đạo Hội LHTN tỉnh và lãnh đạo Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên và Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân, lao động trẻ tổ chức định hướng, tư vấn và giới thiệu việc làm định kỳ cho thanh niên khuyết tật. Mỗi năm trung bình giới thiệu và tạo việc làm ổn định cho 40 – 50 người. Riêng Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tỉnh hàng năm giới thiệu cho 10 thanh niên khuyết tật tham gia học nghề tại trường

Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa và 03 suất tham gia khóa đào tạo nghề Tạo mẫu tóc miễn phí tại Sanon tóc Minh Thanh (mỗi suất trị giá 10 triệu đồng)

Hiện nay Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật còn phối hợp với Hội Người Khuyết tật tỉnh tổ chức lớp học ngôn ngữ ký hiệu cho đối tượng thanh niên bị câm, điếc (vào tối thứ 3,5,chủ nhật hàng tuần).

Phỏng vấn đồng chí Vũ Việt Anh – Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Hải Dương cho biết “năm

2017 Tỉnh đoàn sẽ tổ chức ngày hội tư vấn việc làm, đối với thanh niên khuyết tậ BTC sẽ tập trung hướng đến 2 đối tượng mới là người mù và người câm điếc. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết với các DN tổ chức hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến vấn đề việc làm cho người khuyết tật. Ngoài ra, ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Tổ chức đăng ký học nghề miễn phí, ngắn hạn cho 300 người khuyết tật; tư vấn sức khỏe miễn phí; quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm các cơ sở sản xuất của người khuyết tật; tư vấn, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến người khuyết tật…”. Bên cạnh đó cũng theo ông Trương

Văn Phước – Chủ tịch Hội người khuyết tật cho biết thêm “Điều quan trọng hiện nay là xã hội phải thay đổi mạnh cách tiếp cận mang tính từ thiện, nhân đạo thuần túy hiện nay sang hướng bảo đảm quyền cơ bản của NKT nói chung, thanh niên khuyết tật nói riêng; khuyến khích các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình trợ giúp NKT theo cơ chế mềm dẻo, phù hợp với họ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khôi phục lại cơ chế bắt buộc doanh nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc theo một tỷ lệ nhất định (có thể là 1%), nếu không nhận đủ thì doanh nghiệp phải đóng một khoản tương ứng vào quỹ giải quyết việc làm cho NKT...”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 55 - 60)