Một số vấn đề trong trợ giúp thanh niên khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 68 - 75)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.3 Một số vấn đề trong trợ giúp thanh niên khuyết tật

Đối với hoạt động tư vấn giới thiệu, hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên khuyết tật: Trước hết có thể khẳng định rằng đây là một nội dung quan trọng trong công tác trợ giúp thanh niên khuyết tật ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, là một trong những yếu tố căn bản đảm bảo thực hiện quyền người khuyết tật theo tinh thần Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Chính vì vậy hệ thống chính sách cũng như cơ chế về dạy nghềm tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật cần được quan tâm hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tình hình người khuyết tật. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy rằng từ khi thành lập câu lạc bộ thanh niên khuyết tật đến nay hoạt động này đã được lãnh đạo Hội LHTN VN tỉnh Hải Dương quan tâm hàng đầu, hàng năm Tỉnh đoàn Hải Dương đã chỉ đạo

các đơn vị trực thuộc như Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên mở rộng các hoạt động tư vấn giới thiệu học nghề, việc làm chú trọng đến đối tượng thanh niên khuyết tật thông qua câu lạc bộ thanh niên khuyết tật. Các đơn vị đã có những buổi tư vấn riêng đối với các đối tượng khác nhau trong thanh niên khuyết tật để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng mong muốn của các bạn thanh niên để từ đó xác định được những nghề nghiệp, việc làm phù hợp. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh đoàn giao cho Ban đoàn kết tập hợp thanh niên Tỉnh đoàn Hải Dương – Ban thường trực công tác Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh tham mưu, kết nối và triển khai chủ trương của lãnh đạo Tỉnh đoàn đến Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh trong việc hỗ trợ, giới thiệu, bố trí học nghề cũng như việc làm đối với thanh niên khuyết tật. Có thể nhận thấy như ở trên đã trình bày một số doanh nghiệp trên toàn tỉnh đã có hướng tuyển sinh học nghề cũng như hỗ trợ việc làm đối với thanh niên khuyết tật như Công ty in Đức Trường – giám đốc là chị Nguyễn Thị Thu Hương; công ty sản xuất đồ gỗ, nội thất – giám đốc là anh Đoàn Xuân Doãn; công ty dệt may – giám đốc là chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt; salon tóc trẻ Xuân Huy...đã hỗ trợ tối đa trong việc học nghề và giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó Hội LHTN tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Hội người khuyết tật tỉnh trong việc kết nối giới thiệu tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên khuyết tật ở một số công ty tư nhân và một số gia đình làm nghề như đan nát mây tre thủ công mỹ nghệ, nghề làm hàng mã, nghề may, mộc dân dụng, trồng nấm.. Có thể thấy hoạt động tư vấn giới thiệu học nghề, giới thiệu việc làm bước đầu cho kết quả khả quan trong việc hỗ trợ thanh niên khuyết tật tìm được công việc cũng như niềm đam mê, ước vọng lập nghiệp để xây dựng tương lai phía trước cũng như tự tin để hòa nhập xã hội. Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy một thực tế rằng việc tư vấn giới thiệu học nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên khuyết tật của Câu lạc bộ

thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương mới chỉ dừng lại ở việc dựa vào các nguồn lực hỗ trợ có sẵn của Tỉnh đoàn Hải Dương như Hội Liên hiệp thanh niên khuyết tật, Hội người khuyết tật tỉnh, Doanh nghiệp trẻ tỉnh, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh mà chưa mở rộng đến đến các nguồn lực khác. Câu lạc bộ có thể tiếp tục kết nạp những thành viên mới vào CLB không nhất thiết các thành viên đó có thể sinh hoạt thường xuyên được hay không, qua đó có những giải pháp trong việc đáp ứng các nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của thanh niên khuyết tật, giúp họ tự tin trong việc nói ra những ước mơ, khát vọng lập nghiệp của họ. Cùng với đó CLB chỉ ra được những khó khăn vướng mắc, những kiến nghị đề xuất lên lãnh đạo cấp trên trực tiếp trong việc hỗ trợ giới thiệu tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, để từ đó Tỉnh đoàn Hải Dương có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động này phát triển hơn nữa, phạm vi hỗ trợ rộng hơn nữa, kêu gọi và tuyên truyền, phối hợp với cả các ban ngành đoàn thể khác như Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Ngân hàng chính sách tỉnh, ngoài ra phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp ngay từ trong các trường học như các hoạt động ngày hội việc làm, ngày hội tư vấn vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, hành tình đến với trường nghề, làng nghề, tư vấn mùa thi, tư vấn hướng nghiệp...

Đối với hoạt động truyền thông nâng cao vị thế thanh niên khuyết tật thông qua các hoạt động xã hội: Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền bằng một số hoạt động tặng quà, các chương trình thiện nguyện phối hợp giữa các tổ chức, vì vậy mà phạm vi tuyên truyền bị bó hẹp và hình thức tuyên truyền chưa sâu rộng. Cần thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong việc tuyên truyền nâng cao vị thế thanh niên khuyết tật để báo cáo với Tỉnh đoàn trong việc hoàn thiện chiến lược phát

triển thanh niên và tập trung vận động mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược đã vạch ra. Tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận, quan tâm của các ban ngành đoàn thể, của các tổ chức trong toàn tỉnh trong việc chung tay thực hiện chiến lược phát triển thanh niên. Có như vậy mới từng bước khẳng định vị thế tổ chức để đưa tiếng nói của thanh niên khuyết tật đến với các bên liên quan. Bên cạnh, tham mưu với Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Hải Dương phối hợp với các ngành lien quan có những hình thức tuyên truyền sâu rộng về Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm tạo điều kiện tốt nhất để người khuyết tật hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Cùng với đó truyền thông đại chúng, bản tin và tường thuật trên báo đài, chia sẻ những tấm gương sang trong học tập, lao động, cống hiến, những câu chuyện về thanh niên khuyết tật vượt khó vươn lên. Qua đây để họ có cơ hội được nâng cao vị thế của mình, được xã hội công nhận đối với quyền của người khuyết tật và những đóng góp của họ cho xã hội. Ngoài ra tuyên truyền nâng cao vị thế bằng cách tham mưu với lãnh đạo cấp trên trong việc chủ động tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, hội thảo, sự kiện, chương trình ca nhạc, đêm thơ..đến với các thành phần khác nhau trong xã hội như sinh viên, phụ huynh, khách thăm, tình nguyện viên, thanh niên khuyết tật, từ đó thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và truyền thông nhằm tạ nhiều cơ hội bình đẳng hơn cho thanh niên khuyết tật và xây dựng trách nhiệm xã hội cho cộng đồng.

Đối với hoạt động tổ chức phát triển mạng lưới câu lạc bộ thanh niên khuyết tật: Qua nghiên cứu thực tế cũng như báo cáo của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Hải Dương thì tỉnh Hải Dương hiện nay có 12 huyện, thị, thành phố, có 265 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên mạng lưới câu lạc bộ được thành lập cấp huyện mới chỉ có 5 đơn vị thành lập; có 8 xã thành lập được câu lạc bộ. Như vậy theo số liệu thực tế thì cần phải mở rộng đến tối đa các huyện thành lập được câu lạc bộ cấp huyện, đối với cấp xã cần khảo sát đối với

những xã có nhu cầu cũng như số lượng thanh niên khuyết tật để đôn đốc việc thành lập câu lạc bộ thanh niên khuyết tật. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn thanh niên khuyết tật muốn có một nơi để hội tụ, để chia sẻ hoài bão, ước mơ, để cùng nhận ra rằng tất cả thanh niên khuyết tật đều có thể sống hạnh phúc, làm việc và cống hiến cho xã hội, vì vậy mạng lưới câu lạc bộ cần phải nhân rộng hơn nữa, cách thức hoạt động cần phải linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị. Tập hợp đa dạng hóa các nhóm khuyết tật vào sinh hoạt tại câu lạc bộ, bên cạnh đó có sự thống nhất trong tôn chỉ hoạt động câu lạc bộ thanh niên khuyết tật từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp phải là nòng cốt trong việc tập hợp và thu hút các thanh niên khuyết tật tham gia vào câu lạc bộ, để họ thấy được những lợi ích cũng như được bảo về quyền hợp pháp của họ trong tổ chức.

Đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho thanh niên khuyết tật: Có thể nói đây là hoạt động thế mạnh của câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, với các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa diễn ra thường xuyên và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Hải Dương là nòng cốt trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động này. Tuy nhiên có thể thấy rằng hoạt động chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho thanh niên khuyết tật là phần không thể thiếu trong đời sống của họ, giúp họ tham gia đầy đủ vào mọi mặt hoạt động chính là thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội đối với người khuyết tật nói chung, nhưng để làm được điều này không chỉ mỗi tổ chức đoàn thanh niên đứng ra làm công tác chăm lo đời sống tinh thần cho họ mà cần có những tổ chức chính trị khác như Hội phụ nữ, Hội nông dân, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương...mở rộng hình thức vận động tìm nguồn kinh phí hoặc nguồn tài trợ: đó có thể là các hãng sản xuất và kinh doanh dụng cụ thể thao, hãng đồ chơi, hoặc xí nghiệp, nhà máy, các tổ chức xã hội...hoặc thông qua cuộc vận động

quyên góp...Các nguồn vật chất này có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, quà tặng hay giải thưởng. Những điều này vẫn hạn chế và bó hẹp bởi các hoạt động của đoàn thanh niên chứ chưa nhận rộng sang các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội khác. Đặc biệt đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe, Hội LHTN VN tỉnh Hải Dương mới chỉ dừng lại ở các hoạt động như tuyên truyền, tư vấn, khám phát thuốc miễn phí cho đối tượng khuyết tật, cần phải chú trọng, quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với các đối tượng khuyết tật, quan tâm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ khuyết tật, tuy nhiên nhận thức vấn đề này hiện nay đang là một khoảng trống lớn và chưa được đề cập đầy đủ trong các chính sách cũng như chương trình can thiệp. Nữ khuyết tật họ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản như mang thai, nạo phá thai, sinh con, viêm nhiễm đường sinh sản cần được chăm sóc, thậm chí do tính dễ bị tổn thương và khả năng phòng vệ thấp họ còn có nguy cơ bị quấy rối, lạm dụng tình dục cao hơn, vì vậy nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản cao hơn so với những người không khuyết tật, ngoài ra họ cũng phải đối mặt với các nguy cơ cao trong việc ép buộc bị triệt sản, ép buộc nạo thai, hôn nhân cưỡng bức...Điều hơn cả là Tỉnh đoàn thấy được thực trạng này cần có những hoạt động tuyên truyền sâu rộng hơn cũng như phối hợp với các bệnh viện tỉnh, trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Sở y tế, Sở lao động thương binh và xã hội...cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ.

Đối với hoạt động xã hội hóa các hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật: Cho thấy rằng Hội liên hiệp thanh niên khuyết tật mới chỉ huy động nguồn lực trong việc trợ giúp thanh niên khuyết tật ở mức độ đi từ thiện hoặc chăm lo về cơ sở vật chất hoặc tặng quà, tức là mới chỉ dừng lại ở các hoạt động bề nổi mà chưa thực sự có các hoạt động mang tính chiều sâu. Vì công tác xã hội

hóa các hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật có thể mở rộng sang một số vấn đề trợ giúp khác như xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý; trong công tác tuyên truyền Luật Người khuyết tật rộng rãi đến tận người dân, giúp họ hiểu và thực hiện các quyền và lợi ích của người khuyết tật; trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe thanh niên khuyết tật

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp thanh niên khuyết tật, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp thanh niên khuyết tật.

Tóm lại, hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật đã đạt được những kết quả cụ thể bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Các hoạt động tư vấn giới thiệu, hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên khuyết tật; hoạt động truyền thông nâng cao vị thế thanh niên khuyết tật thông qua các hoạt động xã hội; hoạt động tổ chức phát triển mạng lưới câu lạc bộ thanh niên khuyết tật; hoạt động chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho thanh niên khuyết tật; hoạt động xã hội hóa các hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật đã được triển khai hoàn toàn là thế mạnh của Đoàn, Hội trong việc trợ giúp. Mặc dù vậy vẫn còn một số vấn đề trong việc trợ giúp thanh niên khuyết tật, các hoạt động vẫn mang tính chất lối mòn, chưa có nhiều thay đổi so với tình hình thực tế, việc nắm bắt các nhu cầu của thanh niên khuyết tật vẫn còn chung chung, chưa mở rộng các mô hình trợ giúp đối với các huyện, thị, thành đoàn để học tập. Ngoài ra các hoạt động mang tính bề nổi nhiều hơn, chưa chú trọng đến việc phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức các hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật mnag lại hiệu ứng cao hơn trong cộng đồng, xã hội.

Chƣơng 3. Một số yếu tố tác động và đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại Câu lạc bộ

thanh niên khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 68 - 75)