Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1 Nhu cầu của thanh niên khuyết tật
2.1.1 Nhu cầu về học tập, học nghề và việc làm
Thanh niên khuyết tật gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, hôn nhân, kỳ thị...Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo
dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đến trường. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là trẻ khuyết tật. Về trình độ học vấn nghiên cứu của Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện năm 1998 tỉ lệ biết đọc, biết viết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là dưới 3%, ở phụ nữ khuyết tật chỉ 1%. Ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sinh viên khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù con số này đang có xu hướng tăng [18].
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp. 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo (Bộ LĐTBXH, 2005)
Tỉnh Hải Dương là tỉnh có lượng người khuyết tật cao, hiện nay người khuyết tật trong độ tuổi thanh niên từ 16 – 30 tuổi là 13.526 người chiếm 38% tổng số người khuyết tật trên toàn tỉnh. Trong đó có khoảng 8.120 (chiếm 60%) người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống mình và tham gia đóng góp cho xã hội bằng rất nhiều công việc khác nhau, còn lại người khuyết tật có nhu cầu song chưa có việc làm là 5.406 ( chiếm 40%).
Có thể nói rất nhiều người khuyết tật vẫn còn khả năng lao động nhưng dù đã nỗ lực họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp để có thể tự
lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó trình độ học vấn của người khuyết tật theo khảo sát của Sở lao động thương binh và xã hội đang ở mức độ thấp. Tỷ lệ thanh niên khuyết tật mù chữ là 3.613 chiếm (26,7%); tỷ lệ thanh niên khuyết tật hết cấp 1 là 4.910 chiếm (36,3%); tỷ lệ thanh niên khuyết tật hết cấp 2 là 3.313 chiếm (24,5%), tỷ lệ thanh niên khuyết tật hết cấp 3 là 1.082 chiếm (8%); thanh niên khuyết tật có trình độ trung cấp, cao đẳng là 608 chiếm (4,5%), không có thanh niên khuyết tật có trình độ đại học, trên đại học.
Có thể nói khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng. Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều. Một số khác thì yêu cầu ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận. Bên cạnh đó họ có ít các điều kiện để tiếp cận với các cơ hội tìm được việc làm phù hợp cũng như họ chưa được hỗ trợ tối đa của các cơ quan chức năng, chính quyền tại địa phương sinh sống cụ thể tác giả đã có phỏng vấn sâu và tìm hiểu 2 trường hợp cụ thể:
* Trường hợp 1: Ít cơ hội
Lúc lên 2 tuổi, anh Nguyễn Văn Quân (sinh năm 1991) ở xã Đông Xuyên (Ninh Giang) đột nhiên bị sốt cao. Sau khi đến cơ sở y tế thăm khám, được chỉ định phải tiêm thuốc thì nửa trên cánh tay phải của anh cứ dần dần teo đi rồi liệt hẳn. Người bình thường đi học vất vả một thì anh Quân đi học vất vả gấp mấy lần vì anh phải tập viết bằng tay trái; đoạn đường đến lớp cũng nhọc nhằn hơn bởi sau bao lần vấp ngã anh mới có thể đi vững trên chiếc xe đạp cà tàng... Trải qua bao khó khăn như thế, tưởng như niềm vui sẽ đến khi năm 2012, anh cũng tốt nghiệp Khoa Điện dân dụng Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hải Phòng. Cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, anh đến gõ cửa rất nhiều doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng lao động. "Lúc đầu tôi háo hức lắm vì nghĩ mình tốt nghiệp loại khá thế nào cũng xin được việc. Mình lại là người khuyết tật nên có khi còn được ưu tiên. Vậy mà ngược lại, đi đến đâu biết tôi là người khuyết tật họ cũng lắc đầu, từ chối khéo", anh Quân buồn bã cho biết. Mất cả năm trời ròng rã đi xin việc không được, anh Quân nản lòng. Cất tấm bằng tốt nghiệp vào tủ, anh theo người quen đi làm phu hồ. Vì chỉ có thể làm được bằng tay trái nên nhiều đêm cánh tay này của anh mỏi rã rời không sao ngủ được.
Vẫn ấp ủ ước mơ được làm những công việc phù hợp với sức khỏe của mình, đầu năm 2015, theo chương trình tuyển sinh dạy nghề cho người khuyết tật (NKT) của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, anh Quân đăng ký học lớp tin học trong vòng 6 tháng. Vừa qua anh đã nhận chứng chỉ tốt nghiệp, nhờ người quen, bạn bè giới thiệu nhưng vẫn chưa có nơi nào nhận vào làm. Cuối cùng, theo sự giới thiệu của Trung tâm Bảo trợ xã hội, anh đến làm việc cho một xưởng may ở Gia Lộc. Mỗi ngày, lương của anh chỉ được vài ba chục nghìn đồng. Không đủ chi phí để anh đi lại hằng ngày nên làm được 2 ngày anh Quân đành phải xin nghỉ. Anh bảo: "Tôi lại tiếp tục hành trình xin việc của
mình. Lần này nhờ một cán bộ Hội NKT tỉnh giới thiệu tôi đến xin làm phục vụ ở một quán ăn". Cũng theo anh Quân, học tin học tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cùng với anh còn có 2 NKT khác nữa. Một người hiện vẫn ở nhà. Một người đành phải lên tận Cao Bằng làm việc cho người thân.
* Trường hợp 2: Chưa được hỗ trợ
Ở một số chợ và khu dân cư đông đúc ở TP Hải Dương nhiều người đã quen thuộc với hình ảnh hằng ngày có một cậu thanh niên chân đi tập tễnh mời mua tăm bông và một số hàng hóa lặt vặt khác. Đó chính là anh Nguyễn Văn Hữu, 27 tuổi, quê ở Hà Tây (cũ). "Sao anh không xin vào một cơ sở sản xuất dành cho NKT mà làm, chứ đi lại thế này thì mệt lắm". Được lời như cởi tấm lòng, anh Hữu trút bầu tâm sự với chúng tôi. Mấy năm trước anh đã từng học nghề mộc theo một dự án dành cho NKT. Sau khi có chứng chỉ anh nhờ một người quen ở Hải Dương xin việc, nhưng đến bất cứ đâu cũng bị từ chối. Có nơi nhận anh vào làm một thời gian ngắn rồi họ cũng tìm mọi cách cho anh nghỉ việc bởi anh không thể làm nhanh như người bình thường hay những lúc phải bưng vác nặng thì anh lại không làm được. Mãi không tìm được nơi làm ổn định, bất đắc dĩ anh đành phải đi bán hàng rong kiếm sống. Thậm chí anh còn không dám nói công việc hiện giờ mình đang làm với gia đình vì sợ mọi người lo lắng.
Theo bà N.T.N, cán bộ Hội NKT tỉnh, Chủ nhiệm câu lạc bộ thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương cho biết “Hiện nay Hải Dương có hơn 35.000 NKT
trong đó hơn một nửa là NKT ở trong độ tuổi lao động. Rất nhiều người vẫn có thể làm những công việc phù hợp mang lại giá trị kinh tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay những NKT được tạo điều kiện vào làm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn rất ít. Chủ yếu NKT vẫn làm những công việc do gia đình tạo ra hoặc do sự nỗ lực của bản thân mang lại. Nguyên nhân chính là do NKT gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc, kể cả khi họ đã được đào tạo một
nghề. Hội NKT tỉnh đang nỗ lực giới thiệu việc làm cho một số NKT nhưng vẫn phải theo cách là đến gõ cửa từng doanh nghiệp để vận động họ nhận chứ trên thực tế không có doanh nghiệp nào đăng ký với hội tự nguyện nhận NKT vào làm”. Qua đây có thể nói các cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng
cho NKT trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây hầu hết là những cơ sở tư nhân có số lượng lao động chỉ khoảng vài chục người. Một chủ cơ sở dành riêng cho NKT ở Thanh Hà cho biết: "Mặc dù Nhà nước đã có
một số cơ chế ưu tiên như cho vay vốn lãi suất thấp, miễn giảm thuế đối với những cơ sở mang tính đặc thù này nhưng vẫn không có nhiều người mặn mà thành lập vì nhiều lý do. Đó là vì phát triển sản xuất theo hướng này lợi nhuận thu về không nhiều; việc làm các thủ tục để hưởng chế độ ưu tiên rất cầu kỳ, tốn kém về thời gian và nhân sự...".
Hiện nay, ở Hải Dương các ngành, đoàn thể như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn Hải Dương, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ... cũng đã quan tâm mở các chương trình đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho NKT. Tuy nhiên, số lượng người được học chưa nhiều và công tác giới thiệu việc làm cũng chưa thực sự hiệu quả. Điển hình như Dự án "Hỗ trợ hòa nhập kinh tế - xã hội và việc làm cho NKT" do Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha tài trợ trong các năm 2014-2015 cũng chỉ đào tạo nghề cho 90 NKT ở 2 huyện Cẩm Giàng và Thanh Hà. Sau khi học xong chỉ có số ít NKT vào làm tại các cơ sở sản xuất được giới thiệu. Hằng năm, Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Tỉnh đoàn Hải Dương cũng mở các lớp dạy nghề may, tin học, thủ công mỹ nghệ cho khoảng 80 NKT. Nhưng sau khi học xong chỉ có chưa đầy 50% số người làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo...
Điều 14, Nghị định 81 của Chính phủ có quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là NKT vào làm việc với mức từ 2-3% (tùy vào lĩnh sản xuất đã được quy
định cụ thể). Doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ phải nộp một khoản kinh phí vào quỹ hỗ trợ việc làm NKT. Tuy nhiên, theo tìm hiểu cho thấy một số doanh nghiệp sẵn sàng nộp tiền chứ không nhận NKT vào làm vì lo ngại ảnh hưởng đến sản xuất.
Để đánh giá một cách khách quan hơn nữa về công tác tư vấn học nghề và giải quyết việc làm của Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Hải Dương, người nghiên cứu đã tiến hành tham khảo ý kiến của các thành viên hiện đang sinh hoạt tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật với số lượng thảo luận là 30 thanh niên khuyết tật sinh hoạt liên tục, kết quả thu được cụ thể:
STT Nội dung phỏng vấn Số lượng Tỷ lệ
1 Người quen giới thiệu 7 24%
2 Từ phương tiện thông tin đại chúng
3 10%
3 Từ Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Hải Dương
16 53%
Qua phỏng vấn sâu cho thấy, các thành viên trong câu lạc bộ nhận được thông tin tư vấn và giới thiệu việc làm từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là nhiều nhất chiếm 53%, tiếp đến là từ người quen giới thiệu chiếm 24%, tỷ lệ học viên biết qua thông tin đại chúng là rất ít chiếm 10%. Qua đây thấy được rằng vai trò của Hội Liên hiệp thanh niên trong việc tư vấn và giới thiệu việc làm đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những thanh niên khuyết tật sinh hoạt liên tục tại câu lạc bộ, còn đối với những thanh niên chưa thường xuyên sinh hoạt hoặc những thanh niên khuyết tật chưa có cơ hội tham gia câu lạc bộ thì con số ấy rất ít. Cần sự chung tay, liên kết của các Hội liên hiệp thanh niên các huyện, thị, thành đoàn, các trung tâm giới thiệu việc làm cấp tỉnh, huyện vào cuộc nhất là khâu tuyên truyền của đoàn cần mở rộng nội dung và hình thức sao cho thu hút và đem lại thông tin bổ ích đến cho thanh niên khuyết tật trên toàn tỉnh vì nhu cầu tìm kiếm việc làm của thanh niên khuyết tật là rất lớn, và thực tế tỷ lệ tư vấn giới thiệu việc làm còn nhiều hạn chế và thách thức trong bối cảnh chung hiện nay.
Qua đây cũng thấy được một thực tế rằng mong muốn được học tập, học nghề và việc làm là nguyện vọng hàng đầu của thanh niên khuyết tật, thu nhập
có thể ở mức rất nhỏ nhưng thể hiện sự tự lập, vươn lên của thanh niên khuyết tật và đó là điều đáng trân trọng, tuy nhiên đáp ứng nhu cầu này vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận của thanh niên khuyết tật với học tập, việc làm và dạy nghề. Thiết nghĩ rằng, sau khi mở ra các chương trình, dự án đào tạo nghề cho NKT thì cần đặt mục tiêu giới thiệu, hỗ trợ cho họ có việc làm ổn định để vừa không lãng phí nguồn lực đào tạo vừa thiết thực đối với NKT và đặc biệt để họ có điều kiện được đứng vững trên đôi chân của mình, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội.