Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 76 - 78)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.1 Một số yếu tố tác động đến hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật

3.1.1 Yếu tố chủ quan

Tâm lý của khá đông thanh niên khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Nhiều thanh niên khuyết rất nhạy cảm hay mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể của mình đến nỗi chẳng muốn vươn lên, vượt qua và hòa nhập. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, thực tế cho thấy cũng có nhiều thanh niên khuyết tật nỗ lực tồn tại, vươn lên, vượt qua, hòa nhập, giao lưu, lập gia đình, sinh con cái như những người lành lặn. Họ coi khuyết tật như một “tai nạn” để rồi vượt lên chính mình. Nhưng có thể nói đây cũng là một trong những lý do khiến thanh niên khuyết tật khó hòa nhập cộng đồng và là rào cản đối với các hoạt động trợ giúp.Trường hợp anh T.T.Q – thành viên CLB TNKT - là một ví dụ. Bị mù từ lúc lên hai tuổi, anh luôn cảm thấy mình bất lực trước cuộc sống, một thời gian dài anh sống không định hướng, chán nản và cảm thấy mình vô dụng. Anh Q tâm sự: “Không có gì đau đớn hơn khi bạn khác biệt với mọi người xung quanh, nhưng chỉ có điều bạn có biết chấp nhận nó hay không mà thôi”. Tuy nhiên nhờ gia đình, bạn bè động viên an ủi, anh đã học và tốt nghiệp khoa tiếng Anh trường Cao đẳng Hải Dương. Ra trường, có bằng nhưng đến nơi nào cũng đều bị từ chối, không nản chí anh lại học tiếp môn tin học; tự lùng sục khắp nơi để tìm mua cho được chương trình dành cho người khiếm thị rồi tự mày mò học. Và anh đã chứng minh cho mọi người thấy được rằng TNKT cũng có cuộc sống như bao người bình thường, thậm chí họ còn hơn cả về mặt ý chí và nghị lực.

Bên cạnh đó bản thân thanh niên khuyết tật một phần vì hạn chế về sức khỏe, kinh tế, mặc cảm, tự ti, phần vì ỷ lại vào chính sách của Nhà nước nên chưa chủ động nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thậm chí có phần buông xuôi. Cùng với đó thông qua các cuộc nói chuyện chia sẻ với thanh niên khuyết tật tác giả nhận thấy rằng thanh niên khuyết tật cho rằng mình bị người khác coi thường, thiếu tôn trọng, không công nhận họ, qua đây thấy được rằng nhận thực đã bị bóp méo, không phản ánh hiện thực khách quan

Một số NKT có mặc cảm không nhận thức được nhu cầu đích thực của mình là gì, không biết mình thực sự là ai, nhìn mình và người khác có chiều hướng tiêu cực, ngại giao tiếp, chỉ thích ngồi, ngại đi lại, sợ đám đông, trong mối quan hệ xã hội thấy rõ sự thua kém

Ngoài ra sự phân biệt đối xử của cộng đồng cũng là nguyên nhân chính làm cản trở người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp. Cản trở lớn nhất với người khuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc sống. Nhiều thanh niên khuyết tật không dám đến các nơi công cộng vì sợ bị nhiều ánh mắt để ý khiến họ cảm thấy tự ti. Ngay tại các doanh nghiệp, người khuyết tật tưởng như được nhiều ưu đãi nhưng thực chất họ lại gặp nhiều khó khăn không mong đợi như cơ sở vật chất, thời gian làm, công việc làm….

Một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức chưa đẩy đủ về vấn đề người khuyết tật, xem công tác người khuyết tật thuộc trách nhiệm của ngành Lao động thương binh và xã hội và các hoạt động trợ giúp người khuyết tật chỉ là hoạt động từ thiện.

Thêm vào đó, ở một số nơi, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật còn chậm, chưa kịp thời, thiếu sâu sát, vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT.

Có thể nói các yếu tố chủ quan ảnh hưởng chủ yếu là sự tự ý thức, tự nhận thức của TNKT, nhận thức hình thành trong quá trình người khuyết tật nhìn nhận sự vật hiện tượng xảy ra với họ trong cuộc sống. Khi họ bị gán

nhãn khuyết tật, một loạt những điều kèm theo với cái nhãn ấy và họ cảm thấy mình là nạn nhân như nạn nhân của các dịch vụ không thể tiếp cận được, từ đó sinh ra những nhận thức như: mọi người không coi trọng họ, họ là gánh nặng... Từ những nhận thức này, người khuyết tật sẽ gặp những khó trong học những điều mới, tổng hợp từ những gì cụ thể, và sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt bằng cả lời và qua văn bản. Ngoài ra khi nhận thức bị méo mó, sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của họ, những trải nghiệm của bản thân và cả tương lai của họ.Tiếp đó, nó ảnh hưởng đến cảm giác và hành động ngăn cản người khuyết tật hoàn thành mục tiêu hay giải tỏa các vấn đề và những mối quan tâm. Và như thế, càng ngày họ càng thu mình trong cái vỏ bọc về những nhận thức đó và sinh ra mặc cảm tự ti về chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)