Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.2 Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Thuyết vai trò
Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ.
Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực hiện ra sao. Những hành vi được thực hiện đúng với mong muốn của xã hội được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó.
Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không được tổ chức và vận dụng logic, hài hòa sẽ dân đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không.
Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hướng thứ hai giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai [17].
Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, tôi nhận thấy mỗi một bộ phận tại Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Hải Dương bao gồm: Lãnh đạo Hội, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ, bản thân các thanh niên khuyết tât; người thân…có những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò thể hiện qua những công
việc, nhiệm vụ cụ thể. Như qua nghiên cứu luận văn tôi thấy rằng: Vai trò của lãnh đạo Hội LHTN VN tỉnh Hải Dương trong việc đưa ra các chủ trương, định hướng về việc đoàn kết và tập hợp thanh niên khuyết tật trên toàn tỉnh trong một tổ chức xã hội, nghề nghiệp thống nhất để phát huy tình đoàn kết, gắn bó, tiềm năng, trí tuệ và tài năng của thanh niên, cùng phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vai trò của Ban Chủ
nhiệm Câu lạc bộ TNKT trong việc đoàn kết, tập hợp, khuyến khích, động viên, giúp đỡ và tạo cơ hội để thanh niên khuyết tật khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập, học nghề và tạo việc làm để tự lực trong cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của chính người khuyết tật và xã hội đối với người khuyết tật, giúp họ vượt qua sự mặc cảm, tự ti nỗ lực vươn lên hòa nhập cộng đồng. Vai trò của thanh niên khuyết tật khi tham gia CLB TNKT là tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được CLB phân công, bên cạnh đó, mỗi thành viên phải luôn tích cực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, siêng năng học tập, lao động và rèn luyện cơ thể, phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng…. Vai trò của người thân thanh niên khuyết tật thể hiện sự ủng hộ, động viên, đồng hành cùng thanh niên khuyết tật trong việc đạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên khuyết tật tham gia các hoạt động của CLB thanh niên khuyết tật… Như vậy, mỗi vai trò xã hội là một tập hợp các quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người phải đối mặt và thực hiện đầy đủ.
1.2.2 Thuyết nhu cầu Abraham H. Maslow
Theo lý thuyết của A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú và luôn phát triển. Nhu cầu con người thường phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Việc đáp ứng các nhu cầu của con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động lao động sản xuất – xã hội.
Bậc thang nhu cầu của Maslow (5 bậc):
Biểu 1.1 Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
+ Bậc 1: Nhu cầu về vật chất gồm nhu cầu ăn, mặc, hít thở... + Bậc 2: Nhu cầu về an toàn xã hội như: tình yêu thương, nhà ở,..
+ Bậc 3: Nhu cầu xã hội: được hội nhập nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên.
+ Bậc 4: Nhu cầu được coi trọng: được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm người.
+ Bậc 5: Nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình.
1 1 2 3 1 4 5
Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn [17].
Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, mỗi đối tượng cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những khách thể độc lập với những đặc điểm, hoàn cảnh riêng. Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp người nghiên cứu tránh được việc đánh đồng và chủ quan khi cung cấp những dịch vụ hỗ trợ. Thay vào đó, người nghiên cứu cần tìm kiếm những nhu cầu thực mà đối tượng đang mong muốn được thỏa mãn.
Thanh niên khuyết tât là nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt cần được Nhà nước, xã hội và cả cộng đồng chung tay giúp đỡ. Mang trên mình những khiếm khuyết, thanh niên khuyết tật không chỉ gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày mà còn chịu sư kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng. Đó là rào cản để họ không có cơ hội được đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật qua tìm đi sâu tìm hiểu các nhu cầu của thanh niên khuyết tật áp dụng tháp nhu cầu của Maslow làm căn cứ để hỗ trợ thanh niên khuyết tật đáp ững những nhu cầu từ thấp đến cao, bên cạnh đó cần có sự nhìn nhận đúng đắn về thanh niên khuyết tật và thừa nhận những giá trị cũng như khả năng của họ đóng góp cho xã hội.