KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 93 - 114)

Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế - Văn hóa – Xã hội, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên. Ngoài chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người dân, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo sát sao hơn công tác trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội như Người cao tuổi, người già cô đơn, trẻ em mồ côi…và đặc biệt là Người khuyết tật. Nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác trợ giúp người khuyết tật vẫn còn một số khó khăn bất cập của những đối tượng khuyết tật khác nhau trong xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu đối tượng là thanh niên khuyết tật, tác giả đã nghiên cứu về hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, Hội LHTNVN tỉnh Hải Dương, qua quá trình tìm hiểu, phân tích đánh giá các hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật tác giả đưa ra một số kết luận sau:

1. Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, Hội LHTNVN tỉnh Hải Dương đã thực hiện các mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ hướng đến giá các hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật. Thanh niên khuyết tật sinh hoạt tại CLB được xem là trung tâm trong các hoạt động tại Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, Hội LHTNVN tỉnh Hải Dương.

2. Các hoạt động trợ giúp có mặt tích cực nhưng cũng có những mặt hạn chế nhất định như tỷ lệ thanh niên khuyết tật được học nghề còn thấp, phần lớn những thanh niên khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện; Phong trào văn hóa, thể thao của thanh niên khuyết tật mới chỉ phát triển bước đầu và chủ yếu ở khu vực thành thị, còn khu vực nông thôn và những xã khó

khăn chưa được quan tâm đúng mức. Đây là những thế mạnh của Đoàn tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên khuyết tật.

3. Thanh niên khuyết tật được sinh hoạt trong CLB TNKT là nơi chia sẻ, là sân chơi lành mạnh, là cầu nối tình cảm, là nơi hỗ trợ, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên khuyết tật giúp họ vơi đi những nỗi đau tật nguyền, xóa bỏ mặc cảm, tự tin hòa nhập với cộng đồng. Điều đó cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của lãnh đạo, cán bộ, ban chủ nhiệm tại CLB TNKT, Hội LHTNVN tỉnh Hải Dương trong hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật. 4. Hòa nhập cộng đồng là mục tiêu quan trong việc trợ giúp thanh niên khuyết tật, tuy nhiên thực tế các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội vẫn mang tính phong trào, chưa chỉ đạo chặt chẽ đối với các đơn vị trực thuộc cũng như chưa có sự phối hợp với các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc liên kết tổ chức các hoạt động như tư vấn, giới thiệu, dạy nghề; huy động các nguồn lực (nhân lực, tài chính).

Có thể nói đối tượng Thanh niên là đối tượng nòng cốt cho sự phát triển của xã hô ̣i. Tuy vâ ̣y, mô ̣t số thanh niên vẫn chưa đủ điều kiê ̣n để thể hiê ̣n hết khả năng của bản thân, trong đó có thanh niên khuyết tâ ̣t. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đó có các tổ chức chính trị xã hội (đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên) trong việc hỗ trợ người khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng tự tin hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Bên cạnh đó hệ thống chính sách pháp luật về NKT cần tiếp tục được điều chỉnh và hoàn thiện để thực hiện Hiến pháp và Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật theo hướng tạo cơ hội bình đẳng và điều kiện thuận lợi để NKT nói chung và TNKT nói riêng tiếp cận, thụ hưởng các thành quả phát triển kinh tế - xã hội và tích cực đóng góp, khẳng định vị thế của mình trong đời sống xã

hội, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động trợ giúp TNKT dựa vào cộng đồng một cách hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa sự gia tăng NKT.

Có thể thấy, khi đi sâu vào nghiên cứu bản thân đã được nghe qua những câu chuyện có thật từ chính cuộc đời của họ - những TNKT đã tự tin vào bản thân mình, thay đổi suy nghĩ để hòa nhập vào cuộc sống và họ đã thành công hơn dù có bị khiếm khuyết thân thể. Và điều đó cho thấy rằng, cuộc sống của những người khuyết tật thay đổi khi suy nghĩ của chính họ thay đổi. Và thiết nghĩ, chính quyền các cấp, ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội nên quan tâm hơn đến nguyện vọng chính đáng của người khuyết tật để tạo động lực giúp họ đứng vững trên đôi chân của mình.

Khuyến nghị

1. Đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trong việc hướng nghiệp và dạy nghề cho người khuyết tật cần phải chú ý tới tam giác "đào tạo - việc làm - thu nhập". Bên cạnh đó, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Tỉnh đoàn cùng chung tay tháo gỡ được những rào cản, vướng mắc để giúp người khuyết tật có công việc và thu nhập để ổn định cuộc sống.

2. Các phòng ban Tỉnh đoàn, các huyện, thị, thành đoàn cần đẩy mạnh giao lưu, tuyên truyền về vấn đề người khuyết tật để cộng đồng hiểu hơn và đánh giá người khuyết tật như là những người bình thường.

3. Khuyến khích các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đánh giá, nhìn nhận người khuyết tật như là những người có khả năng lao động và nhận người khuyết tật vào làm việc nhằm tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Cùng với đó Ủy ban nhân dân tỉnh cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích hơn đối với những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc.

4. Đoàn thanh niên cần có Đề án trợ giúp thanh niên khuyết tật trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trong đó đề nghị các sở, ban nghành trên toàn tỉnh chung tay phối hợp thực hiện, có thể cụ thể như sau:

* Phối hợp với Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội trong việc tổ chức rà soát, tổng hợp, báo cáo cập nhật các thông tin về thanh niên khuyết tật để làm căn cứ tham mưu đề xuất với Đảng, chính quyền xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật; Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh niên khuyết tật của tỉnh; Trong việc triển khai thực hiện việc xác nhận dạng tật, mức độ khuyết tật, xét duyệt trợ cấp xã hội hàng tháng; cấp thẻ Bảo hiểm y tế, thẻ xe buýt miễn phí cho người khuyết tật; miễn, giảm học phí, học nghề cho thanh niên khuyết tật; trong việc triển khai chương trình dạy nghề cho người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện học nghề theo hướng học nghề, truyền nghề dành riêng cho người khuyết tật; tổ chức các phiên giao dịch giới thiệu việc làm lồng ghép cho người khuyết tật hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận được với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động.

* Phối hợp với Sở Y tế trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn thanh niên khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.

* Phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo trong việc bảo đảm các điều

kiện dạy và học phù hợp đối với thanh niên khuyết tật, không được từ chối tiếp nhận thanh niên khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật; Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học, bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với thanh niên khuyết tật; được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác theo quy định; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng

học tập tại các trường học văn hóa, học nghề và phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh.

* Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc đầu tư

cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khuyết tật tham gia sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ thanh niên khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với thanh niên khuyết tật.

* Phối hợp với Sở Tài chính trong việc bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề án trợ giúp thanh niên khuyết tật giai đoạn 2017-2022.

* Phối hợp với Cục Thuế tỉnh trong việc kiểm tra, hướng dẫn xét miễn, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên tổng số lao động là người khuyết tật theo quy định.

* Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc nghiên cứu và trình UBND tỉnh

xem xét công nhận Hội người khuyết tật tỉnh, Hội LHTN tỉnh là hội đặc thù.

* Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc đảm bảo thanh niên khuyết tật

tiếp cận sử dụng được các công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến tàu; bến xe, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đối với thanh niên khuyết tật.

* Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc kiểm tra, cấp thẻ xe buýt miễn phí cho người khuyết tật có nhu cầu và có khả năng tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt công cộng; Khuyến khích các đơn vị vận tải đầu tư phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

* Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc hỗ trợ người

khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo, hướng dẫn cho người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin; cùng với các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên khuyết tật, các biện pháp phòng ngừa khuyết tật, phòng chống bạo lực, phân biệt đối xử đối với thanh niên khuyết tật, tạo điều kiện để thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

* Phối hợp với Sở Tƣ pháp trong việc trợ giúp pháp lý cho thanh niên

khuyết tật trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; Biên soạn và phát hành sách hỏi, đáp pháp luật, tờ gấp, đĩa CD và các ấn phẩm chuyên mục dành cho thanh niên khuyết tật có nội dung tuyên truyền về quyền được trợ giúp pháp lý, các quyền, nghĩa vụ khác của thanh niên khuyết tật để người khuyết tật, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

* Phối hợp với Hội ngƣời mù, Hội ngƣời khuyết tật tỉnh trong việc

tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho các hội viên, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật; hàng năm chủ động tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12, ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4, ngày lễ, tết và các hoạt động trợ giúp người khuyết tật thiết thực, hiệu quả.

* Phối hợp với Báo Hải Dƣơng, Đài PT&TH tỉnh trong việc xây

dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật Người khuyết tật, Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật của tỉnh và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội

về các hoạt động trợ giúp người khuyết tật; Tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, khẳng định và phát huy vai trò của người khuyết tật.

* Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo trợ xã hội, Hội Nạn nhân chất độc da cam.

Tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc giúp đỡ thanh niên khuyết tật; Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khuyết tật nhằm góp phần thực hiện tốt Đề án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ LĐ-TB&XH - VNAH – CRS (2015), Dạy nghề/việc làm đối với người khuyết tật ở Việt

Nam - Chính sách và thực tiễn, NXB Quân đội nhân dân - Hà Nội 2015.

2. Báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương (2015), Báo cáo “về rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật hỗ trợ đối với người khuyết tật trên toàn tỉnh”.

3. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2013), nghiên cứu “Chi phí kinh

tế của sống với khuyết tật và sự kỳ thị ở Việt Nam”, NXB Lao động - Hà Nội

2013.

4. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2008), nghiên cứu “Khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam”, Văn phòng ILO

tại Việt Nam – In theo đặt hàng của tổ chức Lao động Quốc tế tháng 8/2008. 5. Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) (2009) Một số kết quả chủ yếu

từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, NXB Thống Kê – Hà

Nội 2009.

6. Ban điều phối các hoat động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (2013) Báo cáo về hoạt động trợ giúp người khuyết tật Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2013 của Ban điều phối các hoat động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam – Hà Nội ngày 13/3/2013.

7. Tiến sĩ Trần Văn Kham (2011), Công tác xã hội với người khuyết tật

ở Úc - cách tiếp cận hội. Hội thảo về Đổi mới Công tác xã hội trong nền kinh

tế thị trường, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, 22/9/2011

8. Tiến sĩ Trần Văn Kham (2011), Mô hình xã hội về khuyết tật và áp dụng trong công tác xã hội với người khuyết tật ở Việt Nam. In tạp chí Nhân

lực Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Số tháng 2/2015.

9. Victor Santiago – Chủ tịch quỹ Victor Pineda (2008), Cuốn sách “Chúng ta có thể” - giải thích công ước về Quyền Người Khuyết tật, do bộ

phận truyền thông của UNICEF biên tập và in ấn.

10. Vũ Thị Thu Ngà (2008), Vấn đề người khuyết tật qua sự phản ánh của báo chí hiện nay. Luận văn thạc sĩ khoa học báo chí - Hà Nội 2008, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn khoa Báo chí - Truyền thông.

11. Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) (2015), Chính sách trợ giúp người khuyết tật, quyền và quy trình thực thi quyền của người khuyết tật.

12. Tổ chức y tế thế giới (WHO) (1999), Bảng phân loại Quốc tế về khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật (International Classification of Functioning, Disability and Health-ICF) của tổ chức y tế thế giới (WHO).

13. Liên hiệp quốc (2006), Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật A/RES/61/106, Ngày 13 tháng 12 năm 2006.

14. DDA (Disability Discrimination Atc – Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành), Định nghĩa về người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 93 - 114)