Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
3.2 Đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp thanh niên
3.2.5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động văn
văn hóa, thể thao cho thanh niên khuyết tật.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe, văn hóa, thể dục, thể thao là một trong những hoạt động tạo cho người khuyết tật quên đi những mặc cảm về số phận thấy được những giá trị của cuộc sống, giúp họ tự tin vào bản thân, cố gắng vươn lên, tham gia đóng góp những trí tuệ, khả năng của bản thân trong hoạt động của cộng đồng xã hội. Đối với hoạt động này thì đây chính là thế mạnh của tổ chức Đoàn vì có nguồn lực và nhân lực có sẵn. Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Hải Dương cần chỉ đạo Hội thầy thuốc trẻ tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ như tư vấn khám phát thuốc miễn phí, tư vấn sức khoẻ sinh sản, tư vấn kế hoạch hoá gia đình, các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ cho thanh niên khuyết tật, đặc biệt quan tâm và chú trọng đến việc tuyên truyền và chăm lo sức khỏe sinh sản đối với nữ TNKT. Bên cạnh đó vận động tìm các nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong công tác phục hồi chức năng cho thanh niên khuyết tật.
Tỉnh đoàn chỉ đạo các trung tâm trực thuộc Tỉnh đoàn như Trung tâm dịch vụ việc làm, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ, nhà thiếu nhi trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao cho thanh niên khuyết tật. Tiếp tục thành lập và duy trì các nhóm theo sở thích về âm nhạc, thể thao, hội họa…của người khuyết tật, tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao dành cho thanh niên khuyết tật, nhân rộng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tới các huyện, thị, thành đoàn.
Bên cạnh đó những hoạt động này cần phải đa dạng về loại hình tổ chức; phải lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng; Đồng thời cần có chương trình kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phương tiện trợ giúp tạo điều
kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia. Chị N.T.N, Chủ tịch CLB TNKT cho biết: “Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có tác động rất tích
cực đến đời sống tinh thần, sức khỏe của thanh niên khuyết tật. Thời gian qua chúng ta mới chỉ tập trung chăm lo đời sống vật chất, hỗ trợ về y tế, giáo dục, việc làm cho họ mà chưa thực sự quan tâm đến việc luyện tập thể thao. Nếu được quan tâm đầu tư những sân chơi, trang thiết bị, bãi tập đúng tiêu chuẩn, thể thao sẽ mở ra nhiều cơ hội hữu ích giúp thanh niên khuyết tật giao lưu, học hỏi, tự tin vươn lên hòa nhập với cộng đồng…”.
Cần khẳng định rằng việc tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho thanh niên khuyết tật là những hoạt động cần thiết không thể thiếu trong đời sống của thanh niên khuyết tật, tổ chức Đoàn, Hội vận động thu hút được họ tham gia vào các hoạt động này chính là thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội đối với người khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng, đây là thế mạnh của Đoàn, Hội vì vậy cần phải được phát huy hơn nữa trong việc xây dựng các kế hoạch, các chương trình phối hợp giữa tổ chức Đoàn và các đơn vị liên quan, bên canh đó nghiên cứu tình hình thực tiễn công tác tổ chức sao cho thiết thực, phù hợp cho các đối tượng thanh niên khuyết tật khác nhau và được xã hội ghi nhận. Có lẽ đây là những hoạt động phong trào không thể thiếu của Tỉnh đoàn để tổ chức cho thanh niên khuyết tật vượt qua mặc cảm hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, giúp cho TNKH tăng cường giao lưu và học hỏi xã hội.