Nhu cầu giao tiếp với bạn bè, những người xung quanh và xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 44 - 48)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1 Nhu cầu của thanh niên khuyết tật

2.1.2 Nhu cầu giao tiếp với bạn bè, những người xung quanh và xây dựng

dựng hạnh phúc gia đình

Hầu hết nhưng người khuyết tật dù là dạng khuyết tật nào cũng mặc cả về khuyết tật mà họ có. Người khuyết tật thường có sự mặc cảm, tự ti về những khuyết tật của bản thân và sự phân biệt, kỳthịcủa xã hội. Người khuyết tật mong muốn được giao tiếp, được sự sẻ chia, thân thiện của bạn bè và những người xung quanh. Đồng thời, chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình và cộng đồng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra khó khăn cho người khuyết tật trong hôn nhân. Trong quan niệm của nhiều người, việc kết hôn với người khuyết tật là không nên và sẽ đưa đến những điều khó khăn trong cuộc sống cho chính bản thân người khuyết tật. Vì vậy, bên cạnh nhu cầu giao tiếp, sẻ chia, người khuyết tật cũng mong muốn có người hiểu, đồng cảm để xây dựng hạnh phúc gia đình.

Có thể thấy người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này có nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựa chọn bạn đời có bộ gien tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho là lựa chọn "dƣới tiêu chuẩn", đa số có ý nghĩ rằng người khuyết tật chỉ nên kết hôn với người khuyết tật - một quan điểm thể hiện sự phân biệt đối xử hết sức rõ ràng. Thứ nữa nếu một người lành lặn yêu người khuyết tật, gia đình -

đặc biệt là bố mẹ của người không khuyết tật thường phản đối vì họ sợ rằng nếu lấy con họ sẽ khổ. Ngoài ra là những lo sợ về di truyền, khả năng chăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tế khó khăn, xấu hổ với xã hội... Người khuyết tật cũng thường có mặc cảm mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm kiểu như: Đáng ra anh (cô) ấy sẽ hạnh phúc hơn nếu yêu và lấy người lành lặn. Dư luận xã hội nói chung có cách nhìn phiến diện, dư luận cho rằng sẽ là đôi đũa lệch nếu như một cô gái khỏe mạnh lấy một chàng trai khuyết tật (hoặc ngược lại) và nghĩ rằng họ đến với nhau vì một lý do khác chứ không phải tình yêu. Sự kỳ thị thậm chí được thể hiện cả trong giới tính, và như thường lệ, phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn - cùng bị khuyết tật nhưng nam giới có khả năng lập gia đình cao hơn nữ giới nhiều, theo một báo cáo của Sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Hải Dương thực hiện thì tỷ lệ người khuyết tật không kết hôn khá lớn (70% là nữ, 47% là nam). Khoảng một nửa số người khuyết tật được hỏi cho rằng, họ không thể kết hôn được là do sức khỏe. Còn lại là do cộng đồng không thông cảm với tình trạng khuyết tật của họ; gia đình không ủng hộ.

Bên cạnh đó cuộc khảo sát những người khuyết tật đã kết hôn ở Hải Dương còn cho thấy có đến 38% cho rằng khó đảm bảo được điều kiện sống cho gia đình; 30% cảm thấy nuôi con rất vất vả và 10% sinh con bị dị tật bẩm sinh; 8% không hài lòng với đời sống tình dục và 5% thiếu sự thông cảm và khuyến khích từ vợ hoặc chồng. Điều tra cũng cho biết thêm rằng nhóm người khuyết tật do chất độc màu da cam và bẩm sinh khó kết hôn hơn nhiều nhóm khuyết tật vì các nguyên nhân khác [18].

Cùng với đó khi được hỏi về việc lập gia đình một số thành viên trong Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương băn khoăn “Tôi không biết

có nên lập gia đình hay không”. Một số người được hỏi cho rằng “Tôi không thể làm vợ/chồng hoặc làm cha/mẹ” và họ “lo sợ không ai chấp nhận để lập gia đình với mình” Nhưng bên cạnh đó cũng có những người cho rằng: “Tôi có quyền được lập gia đình và đảm nhiệm các vai trò trong gia đình”. Có thể

thấy rằng bên cạnh những thanh niên khuyết tật còn mặc cảm với số phận, tự ti với hình dạng của mình thì bên cạnh đó họ vẫn có nhu cầu, mong muốn được kết bạn, được cảm thông và mong muốn khát khao tìm được hạnh phúc riêng của mình.

Đối với câu lac bộ thanh niên khuyết tật học viên đã nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu này thông qua thảo luận nhóm với 30 thanh niên khuyết tật và thu được kết quả cụ thể:

STT Nhu cầu Số lượng Tỷ số 1 Mong được hòa nhập, giao lưu với bạn bè, mọi

người xung quanh để tạo dựng các mối quan hệ

26 87

2 Mong muốn có người hiểu, đồng cảm và có thể tiến tới xây dựng cuộc sống gia đình

24 80

3 Mong muốn có các phương tiện hỗ trợ người khuyết tật giao tiếp với những người xung quanh

23 77

4 Mong muốn được tham gia các tổ chức xã hội gắn kết người khuyết tật với nhau và với cộng đồng

22 73

5 Mong muốn được mọi người xung quanh đối xử thân thiện hơn

22 73

6 Mong muốn nhận được sự động viên khuyến khích từ gia đình

Nhu cầu được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất (87%) là “mong được hòa nhập, giao lưu với bạn bè, mọi người xung quanh để tạo dựng các mối quan hệ”. Có thể nói đây chính là nhu cầu tiên quyết đề thanh niên khuyết tật dễ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và tham gia các hoạt động xã hội. Thanh niên khuyết tật thường có ít bạn bè và mối quan hệ xã hội cũng thu hẹp. Họ có nhu cầu được giao lưu, học tập, tạo sự tương tác qua đó tăng thêm cơ hội được thể hiện bản thân, lien kết cũng các cá nhân khác và tự tin chia sẻ những mong muốn, sở thích, tâm tư tình cảm của mình. Bên cạnh đó thanh niên khuyết tật có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng hạnh phúc gia đình là khá cao (tất cả đều trên 70%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 44 - 48)