Dạy, truyền nghề gắn với tư vấn tạo việc làm cho TNKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 85 - 88)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.2 Đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp thanh niên

3.2.2. Dạy, truyền nghề gắn với tư vấn tạo việc làm cho TNKT

Việc dạy, truyền nghề gắn với tư vấn tạo việc làm cho TNKT không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn là tác động tích cực đến sự tự chủ, tự tin, khẳng định giá trị bản thân và hòa nhập cộng đồng. Theo anh V.V.A - Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTNVN tỉnh HD cho biết “Rào cản lớn nhất hiện nay là xã hội vẫn nhìn TNKT bằng con mắt thương hại, đối

đãi với TNKT theo quan điểm từ thiện, nhân đạo chứ chưa theo cách tiếp cận tích cực là bảo đảm quyền cơ bản của họ. Bên cạnh việc đi lại, giao tiếp của NKT còn khó khăn thì trình độ văn hóa còn thấp. Nhiều NKT chưa được dạy nghề, học nghề, chưa có việc làm dù chỉ là công việc giản đơn với thu nhập thấp. Phần lớn NKT có gia cảnh nghèo khó, thậm chí rất nghèo… Những yếu tố đó khiến NKT thường mang trong mình cảm giác tự ti. điều quan trọng hiện nay là xã hội phải thay đổi mạnh cách tiếp cận mang tính từ thiện, nhân đạo thuần túy hiện nay sang hướng bảo đảm quyền cơ bản của NKT; khuyến khích các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình trợ giúp NKT theo cơ chế mềm dẻo, phù hợp với họ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khôi phục lại cơ chế bắt buộc doanh nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc theo một tỷ lệ nhất định (có thể là 1%), nếu không nhận đủ thì doanh nghiệp phải đóng một khoản tương ứng vào quỹ giải quyết việc làm cho TNKT...”. Có thể nói đây là một

trong những giải pháp quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, đồng thời mở ra hy vọng về một cuộc sống ổn định cho NKT, để thúc đẩy sinh kế cho NKT sau học nghề, cùng sự nỗ lực vươn lên, tự thay đổi số phận của bản thân NKT. Xác định là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với người khuyết tật; có nghề, có việc làm giúp người khuyết tật nâng cao vị thế, tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống; Đoàn, Hội cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức đến Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh trong việc quan tâm tạo điều kiện trong việc đào tạo nghề, tạo việc làm đối đối với người khuyết tật và ưu tiên tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra; Theo dõi, thống kê tình hình dạy nghề, thực trạng việc làm của thanh niên khuyết tật hàng năm để có kế hoạch, chiến lược cụ thể, sát với nhu cầu của TN khuyết tật cần coi trọng nâng cao kiến thức và phục hồi chức năng trong đó chú trọng đến kiến thức nghề, xây dựng niềm tin, ý chí nghị lực cho người khuyết tật, bên cạnh đó cần huy động thêm nguồn lực xã hội, tạo việc làm, vốn vay để TNKT khởi nghiệp.

Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh Hải Dương (trực thuộc Tỉnh đoàn) thực hiện dự án “Việc làm bền vững và tăng cường vị

thế cho người khuyết tật trong cộng đồng” tiếp tục duy trì các nhóm sản xuất

sau dạy nghề; Tổ chức đào tạo, dạy, truyền nghề cho thanh niên khuyết tật trên địa bàn nói chung và tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật nói riêng.

Duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức thành viên, từ đó trợ giúp bằng việc đề xuất với Tỉnh đoàn trong việc chắp mối trợ giúp hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm đối với thanh niên khuyết tật.

Tổ chức mở thêm các khóa học nghề làm may, làm hàng hương, một số ngành nghề gia công khác đối với đối tượng thanh niên khuyết tật. Bên cạnh đó vận động và tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh tham gia các khoá học về làm tóc, thời trang, làm gỗ, thủ công mỹ nghệ trong việc đào tạo học nghề cũng như tạo công ăn việc làm cho thanh niên khuyết tật..

Bên cạnh đó cần tư vấn chuẩn bị tốt về tư tưởng, niềm tin, nhận thức cho người khuyết tật và gia đình; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, quan tâm tạo điều kiện đối với các cơ sở, doanh nghiệp nhận người khuyết tật sẽ tự đào tạo nghề, tạo việc làm, cần có quy định ưu tiên tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra. Cùng với đó theo dõi, thống kê tình hình dạy nghề, thực trạng việc làm của TNKT hàng năm để có kế hoạch, chiến lược cụ thể, sát với nhu cầu người khuyết tật cần coi trọng nâng cao kiến thức và phục hồi chức năng trong đó chú trọng đến kiến thức nghề, xây dựng niềm tin, ý chí nghị lực cho TNKT.

Có lẽ đây là giải pháp quan trọng thứ hai mà Hội LHTNVN cần quan tâm đến nhiều hơn. Bởi lẽ chúng ta đều biết có việc làm, tham gia vào lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội là cơ hội tốt nhất giúp cho thanh niên

khuyết tật không chỉ được phục hồi về thể chất mà còn nâng cao vai trò vị trí của họ trong cộng đồng, phát triển tiềm năng kinh tế - xã hội, tránh mặc cảm tự ty, yếu kém tạo ra tâm lý hòa hợp, tự tin, bình đẳng và trách nhiệm của một thành viên trong xã hội. Vì vậy với những nguồi lực có sẵn và với các thế mạnh của Đoàn, Hội việc đầu tư cho dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng, hỗ trợ người tàn tật sau khi học xong nghề có đủ điều kiện hành nghề là một việc làm đáng trân trọng và cần được quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất. Tỉnh đoàn đã phát huy vai trò là cầu nối quan trọng trong việc hỗ trợ thanh niên khuyết tật phát huy năng lực, sở trường. Là cầu nối giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tích cực hơn đối với người khuyết tật trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 85 - 88)