Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1 Nhu cầu của thanh niên khuyết tật
2.1.3 Nhu cầu được tôn trọng, được thừa hưởng, phát huy được khả năng của
Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao. Kỳ thị là vấn đề thường xảy ra với nhóm thiểu số và mang một số đặc điểm bị cho là bất lợi. Người ta bắt gặp thái độ đó với nhóm người mắc HIV, những người đồng tính luyến ái, tội nhân sau khi ra tù... Người khuyết tật cũng không tránh khỏi và điều đó càng làm họ khó khăn hơn để có được cuộc sống bình thường.
Nghiên cứu của Erving Goffman (1963) đã miêu tả ba loại kỳ thị (Discrimination):(1) "sự ghê sợ về cơ thể" tức là những kỳ thị liên quan đến những biến dạng thể chất; (2) "nhƣợc điểm về tính cách của một cá nhân" chẳng hạn như một người bị coi là thiếu ý chí nếu có những đam mê không bình thường hoặc không trung thực; (3) "kỳ thị bộ lạc", tức là kỳ thị về sắc tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo hoặc là việc tham gia một tổ chức xã hội bị khinh miệt. Công trình sau đó của Parker và Aggleton (2003) đã coi kỳ thị là một quá trình xã hội, sản sinh và tái sản sinh ra những mối quan hệ về quyền lực và sự kiểm soát. Họ cũng nghiên cứu kỳ thị được sử dụng như thế nào để biến sự khác biệt thành sự bất bình đẳng, giúp một số nhóm người hạ thấp giá trị của
khuyết tật có thể dẫn đến kỳ thị loại thứ nhất (sự ghê sợ về biến dạng cơ thể), tuy nhiên, một số dạng khuyết tật cũng có thể dẫn đến kỳ thị loại thứ hai.
Năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vài con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật - qua đó cho thấy sự phân biệt đối xử là lớn như thế nào, các con số biến thiên do sự khác biệt giữa các tỉnh cụ thể:
Biểu 2.5: Thái độ của cộng đồng với ngƣời khuyết tật
Thái độ của cộng đồng với ngƣời khuyết tật Tỉ lệ quan điểm đồng ý
Đáng thương 98% đến 99%
Người khuyết tật là người ỷ lại 18% đến 32%
Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình thường 40% đến 59,4% Người khuyết tật bị như vậy là do số phận 56% đến 65% Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật như
vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước 14% đến 21% Gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen 17%
Phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với những người quen biết người khuyết tật - lý do là người trong gia đình sẽ không nói thật về hành vi phân biệt đối xử của chính họ):
16 40 20,7 14,2 8,5 7,1 4,3 10,2 1,5
Hành vi phân biệt, đối xử với NKT (%)
Coi thường Gánh nặng Vô dụng Lăng mạ Bỏ mặc Bỏ rơi Bỏ đói Khóa/xích/nhốt Ép ăn xin
Có thể nói sự phân biệt đối xử của cộng đồng, và sự thiếu cảm thông từ chính gia đình người khuyết tật là nguyên nhân chính làm cản trở người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp. Cản trở lớn nhất chính là sự kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người khuyết tật ra bên lề cuộc sống. Vì vậy điều mong muốn hơn cả người khuyết tật họ luôn khát khao được tôn trọng, được thừa hưởng, được công nhận phát huy được khả năng của bản thân. Ở đây qua phỏng vấn thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ có thể chia nhỏ ra thành các mức mong muốn cụ thể: Mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật; mong muốn được tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ nhiều hơn; mong muốn được mọi người xung quanh tôn trọng, thừa nhận; mong muốn được lắng nghe và tự quyết định các vấn đề của bản thân; mong muốn được giúp đỡ và phát triển năng lực của bản thân. Qua tìm hiểu cho thấy mong muốn lớn nhất và được người khuyết tật chọn lựa nhiều nhất là mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật, có nghĩa thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ họ có nhu cầu được phát huy các khả năng của bản thân thông qua các chương trình hỗ trợ. Họ rất mong muốn được
tiếp cận với các thông tin hỗ trợ và kỳ vọng vào câu lạc bộ thanh niên khuyết tật cũng như tổ chức Đoàn, Hội đại diện tiếng nói của thanh niên khuyết tật có các hoạt động trợ giúp họ để thực hiện được các quyền lợi chính đáng của họ và cao hơn cả để hòa nhập cộng đồng.
Tác giả tiếp tục tiến hành tìm hiểu nhu cầu này thông qua khảo sát nhanh với 30 thanh niên khuyết tật và thu được kết quả cụ thể:
STT Nhu cầu Số lượng Tỷ số
1 Mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật
26 87
2 Mong muốn được tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ nhiều hơn
24 80
3 Mong muốn được moi người xung quanh thừa nhận và tôn trọng
23 77
4 Mong muốn được lắng nghe và tự quyết định các vấn đề của bản thân
23 77
5 Mong muốn được giúp đỡ để phát triển năng lực của bản thân
22 73
Khảo sát nhanh một số nhu cầu của NKT, tác giả nhận thấy tỷ lệ lựa chọn cao nhất là “mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật” chiếm 87%. Thanh niên khuyết tật có nhu cầu được phát huy các
khả năng của bản thân thông qua các chương trình hỗ trợ. Họ rất mong được tiếp cận các thông tin hỗ trợ này cũng nhu mong muốn trở thành một phần của
chương trình tham gia giúp đỡ những thanh niên khuyết tật khác thực hiện những quyền lợi chính đáng của mình.
Bên cạnh đó nhu cầu được tôn trọng, được thừa hưởng, phát huy được khả năng của bản thân thanh niên khuyết tật được thể hiện qua các lựa chọn trên 70% như: Mong muốn được tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ nhiều hơn (80%); Mong muốn được moi người xung quanh thừa nhận và tôn trọng (77%); Mong muốn được lắng nghe và tự quyết định các vấn đề của bản thân (77%);Mong muốn được giúp đỡ để phát triển năng lực của bản thân (73%). Có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau đây để thấy được nhu cầu được tôn trọng, được thừa hưởng, phát huy được khả năng của bản thân cũng là nhu cầu chính đáng, cần thiết của thanh niên khuyết tật.
Từ những phân tích trên có thể nói những nhu cầu: Nhu cầu về học tập,
và xây dựng hạnh phúc gia đình; Nhu cầu được tôn trọng, được thừa hưởng, phát huy được khả năng của bản thân chính là những nhu cầu cơ bản tối thiểu