Phát triển mạng lưới, phát triển hội viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 83 - 85)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.2 Đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp thanh niên

3.2.1. Phát triển mạng lưới, phát triển hội viên

Phấn đấu phát triển từ mở rộng mạng lưới câu lạc bộ thanh niên khuyết tật trên toàn tỉnh, mỗi huyện có 01 đến 02 câu lạc bộ dành cho thanh niên khuyết tật.

Có mối liên hệ chặt chẽ với Hội người khuyết tật tỉnh Hải Dương, bên cạnh đó tiếp tục hỗ trợ duy trì và củng cố đối với 2 Hội cấp huyện (Chí Linh, Gia Lộc) mới được thành lập để từ đó thành lập thêm các CLB và chi Hội người khuyết tật thành viên (CLB và chi hội người khiếm thính, CLB thanh niên khuyết tật, hoạt động Nhóm NKT).

Thông qua các tổ chức thành viên tổ chức khảo sát nắm bắt tình hình, tình trạng người khuyết tật trên địa bàn, nắm bắt đời sống và nhu cầu của người khuyết tật, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ thanh niên khuyết tật tại các huyện, thị, thành phố và lên phương án vận động các tổ chức chung tay trợ giúp cho phù hợp. Mạng lưới CLB sẽ bao gồm người từ nhiều dạng khuyết tật khác nhau như khuyết tật vận động, khiếm thị, khiếm

thính, dị tật phát triển, gặp vấn đề về tâm thần. Sẽ trở thành nơi chia sẽ suy nghĩ về giá trị và năng lực của những TNKT và cả những thanh niên không khuyết tật giúp họ tự tin hơn chia sẽ câu chuyện và tài năng của họ. Người không khuyết tật như nghệ sĩ, sinh viên, tình nguyện viên và doanh nhân đến để học hỏi, thực tập, và hỗ trợ cho hoạt động cho CLB… Anh Hoàng Thế Văn – thành viên CLB TNKT bị khuyết tật hai chân từ nhỏ, lớn lên anh rất mặc cảm và tự ti với hoàn cảnh bản thân mình. Thế nhưng qua mạng lưới CLB TNKT, anh đã tham gia sinh hoạt vào câu lạc bộ và từ đó anh tự tin đi học nghề vi tính và đi làm kiếm tiền nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình. Anh V, 30 tuổi, dạng khuyết tật vận động chia sẻ: "Khi tôi tham gia có những

chương trình rất hay, đi tập huấn, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm, giúp cho tôi giảm bớt phần tự ti, mặc cảm. Đi giao lưu về giúp tôi thay đổi nhận thức, cách nhìn từ trước giờ. Ngày trước, mỗi khi ra đường rất ngại, người khác nhìn với ánh mắt không được thân thiện lắm. Khi được tham gia hoạt động có nhiều chương trình tôi mạnh dạn hòa nhập xã hội, không như lúc trước".

Xác định đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng nòng cốt nhằm nâng cao tiếng nói của TNKTNhững hoạt động của CLB sẽ tập trung vào quyền, tiếng nói và năng lực của TNKT để hướng đến mục tiêu chung là tìm kiếm sự công nhận của xã hội đối với quyền của người khuyết tật và những đóng góp của họ cho xã hội.Truyền thông đại chúng, bản tin và tường thuật trên báo đài sẽ cùng vào cuộc để giúp công chúng hiểu rõ hơn các hoạt động này và đem đến cho họ câu chuyện của các thành viên.

Anh V.V.A - Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTNVN tỉnh HD cho biết thêm: "Mục tiêu cảu Hội LHTNVN tỉnh HD đối với các vấn đề của thanh niên khuyết tật là trong thời gian tới sẽ chỉ đạo các Hội LHTN các huyện, thị, thành phố thành lập các câu lạc bộ TNKT, trở

thành là nơi các TNKT đoàn kết, chia sẻ thông tin và hỗ trợ nhau trong các hoạt động để tạo thành một mạng lưới CLB hoạt động mang tính tập trung, mạnh hơn, mang tính hiệu quả phục vụ cho người khuyết tật. Từ đó tư duy của xã hội đối với TNKT và cá nhân các TNKT sẽ thay đổi và hiểu ra thông điệp rằng đời rất đẹp dù có hay không những khuyết tật trên cơ thể".

Tóm lại giải pháp phát triển mạng lưới, phát triển hội viên là một trong những giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu, với thế mạnh của Hội LHTNVN tỉnh Hải Dương hiện nay là tập hợp đoàn kết quy tụ thanh niên thuộc các đối tượng, ngành nghề khác nhau trên địa bàn thì việc chú trọng mở rộng phát triển mạng lưới, phát triển Hội không phải quá khó khăn để nhân rộng, nên quan tâm và đầu tư để Hội LHTN các huyện, thị, thành phố ít nhất có 01 CLB TNKT. Tuy nhiên về bản thân TNKT cũng cần phải biết chấp nhận khuyết tật của mình để tự tin đứng lên, họ phải liên kết nhau qua các nhóm hội, CLB, cần kiên trì học tập và rèn luyện bản thân để thích nghi với cộng đồng; can đảm dựa vào bản thân và xã hội để đứng lên. TNKT cũng cần phải biết bản thân họ cũng có thể đem lại lợi ích cho xã hội, nếu như họ biết dựa vào xã hội để vươn lên với sự nỗ lực của bản thân mình. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong công tác xã hội là nhân rộng mô hình nhằm quy tụ cộng đồng người khuyết tật trên địa bàn đồng thời câu lạc bộ có nhưng hoạt động riêng để phát huy thế mạnh, năng lực của NKT giúp họ tự tin, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)