Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.4 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng. Tỉnh Hải Dương bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với diện tích 2,372 km2, dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động.
1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Hải Dương có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển Nông - Lâm nghiệp, Công nghiệp, Du lịch - Dịch vụ. Là vùng đât giàu bản sắc dân tộc, mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Việt Nam
Hải Dương có nguồn lao động khá dồi dào, chăm chỉ chịu khó, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
Có thể nói rằng điều kiện kinh tế tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội là nguồn lực to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần để thực hiện công tác chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
Theo khảo sát điều tra của Sở lao động thương binh và xã hội tháng 10 năm 2015, toàn tỉnh có 35.515 người khuyết tật trong đó: nam giới là 20.226 người chiếm 56.95%, nữ giới có 15.289 người chiếm 43.05%.
Phân tích theo dạng tật :
+ Khuyết tật vận động có 14.094 người, + Khuyết tật nghe nói có 2.489 người + Khuyết tật nhìn có 3.590 người, + Khuyết tật thần kinh có 7.357 người, + Khuyết tật trí tuệ có 5.060 người,
+ Khuyết tật khác có 2.925 người.
Phân tích theo độ tuổi: Từ 0-6 tuổi có 612 người, từ 6 -16 tuổi có 2.689 người, từ 16 – 60 tuổi có 20.613 người, từ 60 tuổi trở lên có 11.601 người [2].
1.4.3 Vài nét về Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Hải Dương
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hải Dương ngày càng phát huy tốt vai trò của mình: Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được tăng cường và mở rộng, uy tín của tổ chức Hội tiếp tục được nâng cao, góp phần chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; cổ vũ, hỗ trợ thanh niên trong học tập, rèn luyện, lao động, lập thân, lập nghiệp, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên trong các tầng lớp thanh niên, xung kích, tình nguyện và đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức cơ sở của Hội bao gồm các chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm và các hình thức tập hợp thanh niên được Uỷ ban Hội các cấp thành lập theo địa bàn dân cư, trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp; nghề nghiệp; sở thích và các nhu cầu chính đáng khác của thanh niên.
Hiện nay tỉnh Hải Dương có gần 45 vạn thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 30, chiếm gần 30% dân số và gần 45% lực lượng lao động xã hội của tỉnh. Trong đó, thanh niên nông thôn: 38,2%; thanh niên học sinh, sinh viên: 20,5%; thanh niên công nhân: 20,5%; thanh niên công chức, viên chức: 6,0%; thanh niên đô thị: 10,8%; thanh niên lực lượng vũ trang: 2,5%; thanh niên là dân tộc, tôn giáo: 1% (theo số liệu báo cáo của Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Hải Dương năm 2016)
Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật thanh niên do Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Hải Dương thành lập vào tháng 8/2014. Hiện nay Hội liên hiệp thanh niên tỉnh đã chỉ đạo Hội liên hiệp thanh niên thành lập câu lạc bộ thanh niên khuyết tật của huyện Kinh Môn, Thanh Hà, Bình Giang.
Biểu 1.2 Sơ đồ Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật
Trong hai năm hoạt động kể từ khi thành lập có 30 hội viên nay đã tăng lên 200 hội viên. Câu lạc bộ được thành lập nhằm đoàn kết, tập hợp, hỗ trợ tinh thần, nâng cao tri thức, phát huy tiềm năng của thanh niên khuyết tật vượt qua mọi khó khăn, mặc cảm, tự ti, phấn đấu vươn lên tham gia hòa nhập bình đẳng và vượt qua rào cản trong xã hội, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc; phát hiện, trau dồi và giúp đỡ cho các tài năng có điều kiện phát triển với
Hội LHTN VN tỉnh Hải Dương
Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật
Hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm Hoạt động truyền thông Hoạt động phát triển mạng lưới Hoạt động chăm sóc sức khỏe, TDTT Hoạt động xã hội hóa
phương châm “lợi cho bản thân, đỡ cho gia đình, nhẹ cho xã hội”. Bên cạnh đó còn là môi trường hoạt động, là diễn đàn chia sẻ, là sân chơi lành mạnh, là cầu nối tình cảm, là nơi hỗ trợ, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên khuyết tật.
Một số hoạt động của nổi bật của câu lạc bộ như: Hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên khuyết tật cụ thể mở lớp dạy nghề miễn phí về tin học, ngoại ngữ, thiết kế thời trang, may, dịch vụ du lịch…Bên cạnh đó tổ chức các lớp học ngôn ngữ ký hiệu cho thanh niên bị câm điếc; Hoạt động chăm sóc sức khỏe , tổ chức văn hóa, thể thao cho thanh niên khuyết tật cụ thể tô chức trao tặng các suất cơm nhân ái, tuyên truyền tư vấn pháp luật, sức khỏe sinh sản, hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ, trao học bổng, tuyên dương nhân rộng mô hình, thi đấu thể thao, văn hóa văn nghệ…; Hoạt động xã hội hóa từ các nguồn lực xã hội nhằm chăm lo các hoạt động và tặng quà đối với thanh niên khuyết tật.
Chương 2. Hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại Câu lạc bộ
thanh niên khuyết tật.