Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 78 - 82)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.1.2Yếu tố khách quan

3.1 Một số yếu tố tác động đến hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật

3.1.2Yếu tố khách quan

Nhiều ý kiến cũng cho rằng Việt Nam đã có một hệ thống an sinh xã hội và các chính sách tương đối khá đầy đủ cho NKT như chính sách nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục… song những chính sách này chưa được thực hiện đồng bộ. NKT nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng vẫn còn bị giới hạn trong không gian gia đình, hay rất khó khăn khi tiếp xúc môi trường bên ngoài. Tình trạng này dẫn đến thanh niên khuyết tật không có tầm nhìn rộng cũng như không thể tham gia đầy đủ các hoạt động tại địa phương họ đang sống.

Tỷ lệ thanh niên khuyết tật được học nghề còn thấp, hầu hết chỉ ở trình độ sơ cấp, kinh phí dạy nghề cho TNKT chưa được bố trí riêng; mức hỗ trợ tiền ăn, đi lại thấp, không phù hợp với TNKT, phần lớn những thanh niên khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện. Rất ít thanh niên tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Nhiều thanh niên khuyết tật sau khi ra trường không thể tìm cho mình một công việc phù hợp do nhiều nhà tuyển dụng ái ngại về khả năng lao động của

người khuyết tật. Ngoài ra TNKT tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho TNKT chưa được trực tiếp vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất, kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhiều địa phương chưa thực hiện việc hỗ trợ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động là NKT trở lên. Bản thân nhiều thanh niên khuyết tật chưa khẳng định được tiếng nói của chính mình trong xã hội do mặc cảm, tự ti, …Một thành viên Câu lạc bộ thanh niên khuyết tật - anh N,V.H, 34 tuổi, khuyết tật vận động chia sẻ:

"Trước khi quyết định xin việc tôi đã cân nhắc rất kỹ, biết rõ công việc đó có phù hợp với mình hay không. Nhưng nhà tuyển dụng lại so sánh mức độ nhanh nhẹn giữa tôi với người bình thường nên tất nhiên họ đã không chọn tôi".

Nội dung chương trình, ngành nghề và hình thức đào tạo cũng chưa hợp lý, kết cấu quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có những giáo trình dành riêng cho người khuyết tật; các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, ở trình độ bậc thấp; dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tập trung chủ yếu ở khâu dạy nghề và giới thiệu việc làm, trong khi khâu tư vấn nghề, hỗ trợ tại nơi làm việc, tạo ra các điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc còn hạn chế. Bà N.T.N – Chủ nhiệm CLB Thanh niên khuyết tật cho biết “Gia đình NKT không muốn cho con đi học; NKT thường có trình độ học vấn thấp, thậm chí không biết chữ nên tự ti, mặc cảm và rất ngại tham gia học nghề; xã hội nhìn NKT với con mắt thiếu tin tưởng và cho rằng họ học nghề không để làm gì… Đó là chưa kể giáo trình, cách truyền đạt kiến thức cho NKT cũng gặp khó khăn do mức độ tật của từng NKT khác nhau".

Đời sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên khuyết tật còn nhiều khó khăn, còn nhiều gia đình thanh niên khuyết tật thuộc hộ nghèo; vẫn còn

thanh niên khuyết tật chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm…

Hoạt động xác định mức độ KT đạt kết quả chưa cao. Công tác thống kê và quản lý NKT còn nhiều bất cập, chưa phản ánh, cập nhật được quy mô và thực trạng NKT của cả tỉnh và từng địa phương cấp huyện, xã (từ năm 2010 đến nay, dữ liệu về NKT vẫn dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm2009).

NKT còn khó tiếp cận các hoạt động văn hóa, giải trí, thể dục thể thao ở cơ sở. Việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho NKT chưa đồng bộ, nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành quy định này. Phong trào văn hóa, thể thao của thanh niên khuyết tật hàng năm Hội LHTN đều phát động và tổ chức giải thi đấu, tuy nhiên mới chỉ phát triển bước đầu và chủ yếu ở khu vực thành thị, còn khu vực nông thôn và những xã khó khăn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng NKT tiếp cận sử dụng Internet thấp, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.

Mức trợ cấp xã hội cho NKT còn thấp, mang tính bình quân, điều chỉnh mức trợ cấp còn chậm so với mức lương và giá cả thị trường. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các nhóm thụ hưởng. Quy định về nguồn kinh phí dành cho trợ giúp không ngừng được bổ sung mở rộng, huy động tối đa khả năng tài chính của Nhà nước, địa phương; tuy nhiên cơ chế tự cân đối ngân sách cũng đang tạo lên sự chênh lệch và khác biệt giữa các địa phương về phân bổ ngân sách cho hoạt động trợ cấp. Sự tham gia ủng hộ đóng góp của cá nhân, cộng đồng và các tổ chức xã hội vào ngân sách ngày càng mở rộng song tính tự nguyện tham gia đóng góp ủng hộ chưa cao.

Số lượng NKT được tiếp nhận vào các trung tâm bảo trợ xã hội còn ít; cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp NKT còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị y tế phục hồi chức năng phù hợp cho NKT, thiếu các dịch vụ trị liệu tâm lý.

Đội ngũ nhân viên phục vụ chưa đủ và còn thiếu nhiều kiến thức chuyên môn trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho các đối tượng khuyết tật khác nhau.

Trợ giúp thanh niên khuyết tật cần các chủ thể như: Nhà nước, địa phương, cộng đồng, gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự tham gia chồng chéo của các bộ, ngành nên hiệu quả không cao; một số địa phương chưa chủ động, tích cực tham gia hoạt động trợ giúp; cán bộ chức năng thực thi sai chính sách trợ giúp; một bộ phận nhỏ gia đình và cá nhân thụ hưởng chính sách còn tồn tại tâm thế ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức xã hội mà không chịu vươn lên trong cuộc sống.

Hội người khuyết tật tỉnh Hải Dương, Hội LHTN tỉnh chưa được công nhận là hội đặc thù, đặc biệt là Hội NKT là những người khuyết tật yếu thế, vì vậy, họ không được hưởng một số chế độ ưu đãi của chính sách, chưa có sự hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên. Cơ sở vật chất còn khó khăn, không có địa điểm cho người khuyết tật sinh hoạt, Hội NKT vẫn phải nhờ văn phòng của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh là địa điểm làm việc. Chủ tịch Hội người khuyết tật tỉnh Hải Dương – ông T.V.P cho biết “Nguyện vọng

của Hội là làm sao, một trong những mục tiêu của hoạt động sắp tới được tiêp cận các nguồn hỗ trợ từ chính sách, trong đó nơi mà chúng tôi có tiếng nói mang tính chính quy để đề nghị cấp ủy, chính quyền điều chỉnh quyết định, hỗ trợ người khuyết tật cho vào danh mục các tổ chức có tính đặc thù. Như Hội Người Mù cũng là hội đặc thù, vậy mà hội khuyết tật chúng tôi là cánh tay nối dài của các chương trình hoạt động của nhà nước phục vụ các đối tượng của chính sách mà không được như vậy chúng tôi rất trăn trở. Hội đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận Hội khuyết tật là Hội đặc thù từ năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được công nhận. Hội với chức năng nhiệm vụ của mình chúng tôi tiếp tục làm đề án, kế hoạch, tờ trình gửi

lên UBND tỉnh để được công nhận trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển Hội hơn nữa, là nơi tập hợp cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh nói chung”.

Xác định công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận và sự chuyển biến mới trong nhận thức của cộng đồng đối với người khuyết tật. Tuy nhiên tình hình thực tế cho thấy công tác truyền thông phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để phổ biến chính sách, pháp luật về lĩnh vực NKT chưa sâu rộng.

Có thể nói yếu tố khách quan chủ yếu ở đây là định kiến xã hội, những ảnh hưởng của xã hội đối với thanh niên khuyết tật, cần phải có sự chung tay của các bên liên quan trong việc xây dựng chương trình can thiệp hiệu quả đối với thanh niên khuyết tật. Cùng với đó các cơ quan, tổ chức liên quan đến người khuyết tật tăng cường sự phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực thi các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người khuyết tật tự vượt khó, hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp thanh niên khuyết tật tại câu lạc bộ thanh niên khuyết tật, hội liên hiệp thanh niên việt nam tỉnh hải dương (Trang 78 - 82)