Tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 30)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái

1.1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

Tài nguyên đƣợc phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con ngƣời và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. (Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam -1999)

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa...là công trình lao động đầy sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác nhau có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. (Theo luật du lịch Việt Nam -2005)

“Tài nguyên DLST là một bộ phận của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó”. [13, tr. 36]

Vì vậy, có thể đƣa đến khái niệm “Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST, bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST”. [1, tr. 107]

1.1.3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái

 Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn

Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu đƣợc hình thành từ tự nhiên, mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú, vì thế tài nguyên DLST cũng có đặc điểm này. Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi

sinh trƣởng, tồn tại và phát triển nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm, thậm chí có những loài nguy cơ bị tuyệt chủng, đƣợc xem là những tài nguyên DSLT đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

 Tài nguyên du lịch sinh thái thƣờng rất nhạy cảm với các tác động So với nhiều dạng tài nguyên du lịch khác nhƣ các bãi biển, thác nƣớc, các công trình di tích lịch sử văn hóa..., tài nguyên DLST thƣờng rất nhạy cảm đối với những tác động của con ngƣời. Sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dƣới tác động của con ngƣời sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả là tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hƣởng ở những mức độ khác nhau.

 Tài nguyên DLST thái có thời gian khai thác khác nhau

Trong các loại tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác đƣợc quanh năm, song cũng có loại mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cƣ, sinh sản các loài sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm. Nhƣ vậy, để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, các nhà quản lý, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa vụ của các loại tài nguyên để làm căn cứ đƣa ra các giải pháp thích hợp.

 Tài nguyên DLST thƣờng nằm xa các khu dân cƣ và đƣợc khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch

Một đặc điểm có tính đặc trƣng của tài nguyên DLST là chúng thƣờng nằm xa các khu dân cƣ, bởi chúng sẽ nhanh chóng bị suy giảm, bị biến đổi, thậm chí không còn nữa, do tác động trực tiếp của ngƣời dân nhƣ săn bắn, chặt cây,... nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của mình. Điều này giải thích

tại sao phần lớn tài nguyên DLST lại nằm trong phạm vi các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên - nơi có sự quản lý chặt chẽ.

Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi đƣợc khai thác có thể vận chuyển đi nơi khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại đƣợc đƣa đến tận nơi tiêu thụ, tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên DLST nói riêng thƣờng đƣợc khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Trong một số trƣờng hợp thực tế có thể tạo ra những vƣờn thực vật, các công viên với nhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trƣờng nhân tạo để du khách tham quan. Tuy nhiên các sản phẩm này chƣa phải là sản phẩm DLST đích thực, chúng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của du lịch đại chúng, đặc biệt ở các đô thị lớn, nơi ngƣời dân ít có điều kiện đến các khu tự nhiên.

Do những đặc điểm trên nên để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, cần thiết phải có đƣợc điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi tiếp cận với các khu vực tiềm năng.

 Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài Phần lớn các tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST đƣợc xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài. Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều tài nguyên DLST đặc sắc nhƣ các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoàn toàn có thể mất đi do những tai biến tự nhiên hoặc tác động của con ngƣời. Vấn đề đƣợc đặt ra là cần nắm đƣợc quy luật của tự nhiên, lƣờng trƣớc đƣợc những tác động của con ngƣời đối với tự nhiên nói chung, tài nguyên DLST nói riêng để có những định hƣớng, giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

Đây cũng là yêu cầu sống còn của du lịch nhằm góp phần thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững. Chỉ có phát triển du lịch bền vững mới đảm bảo cho nguồn tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST, ít bị tổn hại, mỗi điểm du lịch sinh thái, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không những thỏa mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, mà còn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng trong tƣơng lại. [13, tr. 39 - 43]

1.1.3.3. Phân loài tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch sinh thái là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có một số loại tài nguyên DLST chính thƣờng đƣợc khai thác và phục vụ nhu cầu của khách DLST, bao gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển...).

- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vƣờn cây trái, làng hoa...).

- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên nhƣ các phƣơng thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc...

- Văn hóa bản địa và văn hóa tâm linh, văn hóa lịch sử cũng là những dạng tài nguyên DLST.

- Các địa danh chiến trƣờng chống Pháp, chống Mỹ là những tài nguyên vô giá cho DLST. [1, tr. 108]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 30)