Khái quát về huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 44)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

2.1. Khái quát về huyện Phú Lộc

2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Hành chính huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế [19]

Phú Lộc là huyện phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tọa độ địa lý trong khoảng từ 16010’32’’ đến 16024’45’’ vĩ độ Bắc 107019’05’’ đến 108012’55’’ kinh độ Đông. Phía Nam giáp với Đà Nẵng, phía Bắc giáp với huyện Hƣơng Thủy và Phú Vang, phía Tây giáp huyện Nam Đông và phía Đông giáp với biển Đông.

Nằm trong vùng vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi giao thoa của miền khí hậu nhiệt đới phía Nam và nhiệt đới phía Bắc, chính vì vậy Phú Lộc có điều kiện tự nhiên khá đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, huyện Phú Lộc nằm giữa 2 thành phố Huế và Đà Nẵng, đặc biệt huyện lại nằm trên trục hành

lang kinh tế Đông Tây với 65 km đƣờng bờ biển và có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm cả tuyến đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc Nam và cảng nƣớc sâu Chân Mây. Cũng chính bởi vị trí địa lý đó đã tạo những thế mạnh riêng so với các khu vực và địa phƣơng khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Phú Lộc có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

Địa hình

Địa hình của huyện Phú Lộc khá đa dạng và phức tạp. Với địa hình vùng núi cao, núi thấp, các khu vực có địa hình dốc chia cắt mạnh và những thung lũng bãi bằng xen kẽ có độ dốc thấp hơn. Cuối cùng là vùng đồng bằng, trong đó chủ yếu là đồng bằng ven biển. Bên cạnh đó, với địa hình chạy dọc theo hƣớng Đông Bắc Tây Nam bên cạnh dãy Trƣờng sơn, có các đỉnh núi cao nhƣ Bạch Mã xen lẫn với hệ thống các đầm phá lớn nhƣ Cầu Hai Lăng Cô, các vùng đèo nhô ra biển nhƣ Mũi Né, Phƣớc Tƣợng, Phú Gia, Hải Vân. Song song với hệ thống sông ngòi có đƣờng bờ biển dài 65 km phía Bắc là bờ biển cát thuần túy và phía Nam đan xen với bờ cát và bờ đá hoa cƣơng tạo thành nhiều mũi vào đảo, sƣờn bờ ngầm cạn thoải suốt từ Bắc tới Nam góp phần hình thành nhiều bãi tắm đẹp nhƣ: Cảnh Dƣơng, Túy Vân, Lăng Cô... cùng với đó eo biển có mực nƣớc sâu có thể phát triển các loại hình du lịch biển. Chính điều đó đã góp phần tạo cho khu vực này hệ thống các điểm du lịch hấp dẫn hƣớng về thiên nhiên, trong đó là loại hình DLST.

Khí hậu

Phú Lộc có một chế độ khí hậu khá đặc biệt vừa chịu ảnh hƣởng của biển, núi cao và đầm phá. Phú Lộc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa chịu sự chi phối của gió mùa Tây Nam khô nóng vào mùa hè và có gió mùa Đông

Bắc vào mùa đông. Ngoài ra, khu vực còn chịu ảnh hƣởng của các hệ thống thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới.

Chế độ nhiệt có sự biến đổi theo thời gian và không gian. Phân bố theo không gian ở những vùng thấp, ven biển nhiệt độ trung bình năm dao động từ 24 - 250

C, vùng núi giảm xuống dƣới 240C. Phân theo thời gian sự thay đổi nhiệt độ không khí trong năm thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đời gió mùa. Cực tiểu xuất hiện vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình tháng khoảng 200C. Cực đại xảy ra vào tháng 6 - 7 với nhiệt độ trung bình tháng 290C.

Tổng lƣợng mƣa hàng năm tập trung chủ yếu vào mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 12) với tổng lƣợng mƣa khoảng 2.300 - 2.500 mm. Số ngày mƣa trung bình hàng năm có khoảng 150 - 160 ngày.

Sinh vật

Nhờ thiên nhiên ƣu đãi và là nơi chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Biển Đông, huyện Phú Lộc có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với hàng trăm loài động vật quý hiếm của vùng đầm phá nƣớc lợ và biển xanh. Nguồn động thực vật phong phú này không chỉ đem lại cho vịnh những lợi ích kinh tế cao, nó còn tạo ra môi trƣờng thiên nhiên đa dạng và độc đáo. Ở cấp độ hệ sinh thái, trên một diện tích không lớn, khoảng 7000 ha, chỉ tính riêng phần dƣới nƣớc, khu vực này đã bao gồm năm hệ sinh thái là: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân cư - lao động

Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, có dân số là 134.628 ngƣời, mật độ dân số 187 ngƣời/km2 (theo niên giám thống kê năm 2012). Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn. Xét trên địa

bàn huyện Phú Lộc hiện nay, dân số tập trung dọc theo quốc lộ 1A, đƣờng sắt và vùng ven biển đầm phá. Lực lƣợng lao động địa phƣơng đƣợc đánh giá là có trình độ chƣa cao, hầu hết lao động trong các lĩnh vực nông - ngƣ nghiệp. Vì vậy, việc điều chỉnh cũng nhƣ đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến du lịch cũng là một yêu cầu đƣợc đặt ra với huyện Phú Lộc.

Kinh tế

Phú Lộc có nền kinh tế tăng trƣởng ở mức khá cao. Năm 2014 đạt 11.584 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất ngành dịch vụ 6.050 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng 4.535 tỷ đồng và giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp 999 tỷ đồng. Qua đó cho thấy cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2014 đạt 41,5 triệu đồng/năm, mức sống của ngƣời dân không ngừng đƣợc tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo tính đến năm 2014 chỉ còn 5,56%.

Hoạt động đầu tƣ có nhiều tiến bộ, nhiều dự án trọng điểm đƣợc triển khai và gấp rút hoàn thành theo tiến độ nhƣ mở rộng Quốc lộ 1A, hầm đƣờng bộ Phƣớc Tƣợng - Phú Gia, đƣờng Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, mở rộng Quốc lộ 49B, mở rộng cảng dầu Chân Mây… làm thay đổi kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giáo dục - Y tế

Giáo dục và đào tạo của huyện Phú Lộc đã đã đạt đƣợc nhiều kết quả cao. Công tác phổ cập giáo dục đƣợc chú trọng, đến nay, có 16/18 xã, thị trấn đã đƣợc công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chiếm tỷ lệ 88,9%, duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 18 xã, thị trấn. Công tác xây dựng trƣờng học đạt

chuẩn có nhiều cố gắng; năm học 2013 - 2014 đầu tƣ xây dựng mới 17 phòng học mầm non, cải tạo, nâng cấp 15 phòng học, xây dựng thêm các phòng chức năng, tƣờng rào ở các trƣờng để đạt chuẩn. Ứng trƣớc vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản năm 2015 để đầu tƣ 10 phòng học, 06 phòng học theo chƣơng trình lồng ghép. Triển khai năm học mới 2014 - 2015, đã huy động đến trƣờng đƣợc 639 cháu nhà trẻ, đạt 65,3% kế hoạch, 4.565 cháu mẫu giáo, đạt 75,2% kế hoạch, 12.281 học sinh tiểu học, đạt 99,2% kế hoạch, 9.693 học sinh trung học cơ sở, đạt 95,8% kế hoạch, 5.123 học sinh trung học phổ thông, đạt 97,95% kế hoạch.

Ngành Y tế đã chủ động triển khai và làm tốt công tác phòng chống các dịch bệnh nhƣ tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt Rubella, tiêu chảy cấp, sởi... Chất lƣợng khám, chữa bệnh ngày càng đƣợc nâng lên, số lƣợt ngƣời khám bệnh là 328.023 lƣợt ngƣời và bằng 108,3% so với năm 2013, điều trị nội trú 12.636 lƣợt ngƣời và bằng 149,07% so với năm 2013. Công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thƣờng xuyên triển khai thực hiện, đã kiểm tra 523 cơ sở, cấp mới 22 giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm tỷ lệ 39% cơ sở cần cấp. Song song với đó là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, nhằm tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện và triển khai xây dựng, mở rộng mô hình cụm dân cƣ không có ngƣời sinh con thứ 3 trở lên theo kế hoạch).

Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hoá, thông tin phát triển, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân, góp phần định hƣớng lối sống lành mạnh và giữ gìn bản sắc dân tộc, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác giảm nghèo có nhiều tiến bộ, tiếp tục phát huy các kết quả về giảm nghèo đã đạt đƣợc. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội tiếp tục đƣợc giữ vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 44)