Nhóm giải pháp về tổ chức quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 84)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

3.2. Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc

3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quy hoạch

Trên địa bàn huyện Phú Lộc hiện nay có nhiều điểm và cụm du lịch hạt nhân thiên nhiên có ý nghĩa vùng và địa phƣơng nhƣ: điểm du lịch Nhị Hồ, Cảnh Dƣơng, cụm du lịch Cảnh Dƣơng - Bạch Mã - Lăng Cô, cụm thác Nhị Hồ - Suối Voi... Tuy nhiên việc thực hiện ở các điểm và khu du lịch trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu tính định hƣớng. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc xây dựng, quy hoạch du lịch trên địa bàn huyện Phú Lộc cần phải tiến tới quy hoạch tổng với một số nội dung nhƣ:

+ Có sự quy hoạch về môi trƣờng và các điểm phục vụ khách du lịch. Thực hiện việc quy hoạch về cảnh quan thiên nhiên, phân vùng các khu dân cƣ, khu thƣơng mại và các công trình khác.

+ Quy hoạch du lịch phải định hƣớng phòng ngừa các loại hình du lịch mang tính tàn phá tràn lan bằng việc lập một sơ đồ phân bố vùng nghiêm

ngặt. Các ràng buộc tự nhiên của các điểm du lịch trên địa bàn huyện phải đƣợc xem nhƣ là một nhân tố chủ yếu trong việc nghiên cứu quy hoạch vùng.

+ Các bƣớc triển khai du lịch vùng phải bao gồm cả việc xét đến yếu tố môi trƣờng, do trong phạm vi địa bàn của huyện tập hợp nhiều hệ sinh thái rất mảnh mai, phụ thuộc vào chất lƣợng của các mối liên hệ giữa chúng, với sông, biển. Phát triển du lịch không đƣợc biến vùng thành nơi hội trụ các nguồn ô nhiễm cũng nhƣ làm suy giảm tính đa dạng sinh học của các loài động, thực vật, dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Khuyến khích phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp văn hoá nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 84)