Kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 62)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc

2.3.1. Kết cấu hạ tầng

Hệ thống giao thông vận tải

Phú Lộc có vị trí địa lý thuận lợi nên mạng lƣới và phƣơng tiện giao thông ở khu vực này khá thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trên tất cả các phƣơng tiện di chuyển. Tính đến năm 2014, khối lƣợng hàng hóa luân chuyển trên toàn huyện đạt 15.000 tấn/km (tăng 7,1% so với năm 2013), lƣợng hành khách luân chuyển đạt 40.000 hành khách/km (tăng 8,1% so với năm 2013), chất lƣợng các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng đƣợc nâng cao. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 3 tuyến xe buýt Huế - Vinh Hƣng, Huế - Cầu Hai và Huế - Cảnh Dƣơng phục vụ đi lại của ngƣời dân, có 2 doanh nghiệp mở hoạt động kinh doanh taxi tại thị trấn Phú Lộc và thị trấn Lăng Cô.

- Mạng lƣới giao thông công cộng: Hiện tại trên địa bàn huyện mạng

lƣới dịch vụ giao thông công cộng còn khá nghèo nàn. Phƣơng tiện di chuyển chủ yếu của ngƣời dân trong khu vực là xe máy. Bên cạnh đó, một lƣợng khá lớn loại phƣơng tiện công cộng thƣờng xuyên chạy qua địa bàn huyện là các tuyến xe taxi, xe “tour” của các công ty du lịch chạy theo tuyến Huế - Đà Nẵng và theo hƣớng Bắc Nam và ngƣợc lại tham gia với mật độ tƣơng đối cao. Đây cũng là một phƣơng tiện đi lại quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch.

- Giao thông đƣờng bộ: Đƣờng bộ ở đây phải kể đến trục đƣờng chính

quốc lộ 1A với chiều rộng 7.5 m, trải nhựa bê tông, mật độ xe trên 1245/ngày đêm. Ngoài ra còn có hệ thống đƣờng quốc lộ (đƣờng đi Lộc Bình) đang đƣợc

đầu tƣ xây dựng và đang đƣợc hoàn chỉnh. Các tuyến đƣờng ven biển Cảnh Dƣơng, Lăng Cô, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phú Lộc đang đƣợc bƣớc đầu đƣợc triển khai xây dựng với các trục đƣờng chính. Bên cạnh đó nhiều tuyến đƣờng giao thông khác cũng đang trong quá trình chuẩn bị đầu tƣ. Hệ thống giao thông ven đầm Lập An, khu phi thuế quan và các khu công nghiệp tập trung, đƣờng trục chính khu đô thị mới Chân Mây, đƣờng hầm Hải Vân đã đƣợc đƣa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nông thôn liên xã đã đƣợc nhựa hóa và bê tông hóa. Cụ thể là hoạt động cải tạo và đổ nhựa cho các tuyến đƣờng giao thông chính từ quốc lộ 1A đến Cảnh Dƣơng, Bạch Mã, Hồ Truồi, Nhị Hồ,...

- Giao thông đƣờng sắt: đƣờng sắt quốc gia chạy song song với quốc

lộ 1A, với các ga lớn nhỏ đi ngang địa phận huyện Phú Lộc. Tuyến đƣờng sắt Thống Nhất chạy song song với quốc lộ 1A, đến đoạn sát chân núi rẽ nhánh sang hầm Hải Vân đi Đà Nẵng với khổ đƣờng đơn 1 km. Năng lực chuyên chở mỗi ngày đêm vào khoảng 8 đôi tàu khách và 3 đôi tàu hàng từ đoạn Huế - Đà Nẵng. Ga gần nhất là ga Thừa Lƣu và ga Lăng Cô là các ga nhỏ chỉ cho phép tránh tàu, không đón tiễn hành khách và hàng hóa.

- Giao thông đƣờng hàng không: Phú Lộc là điểm nối của hai thành phố lớn trong khu vực và cả nƣớc bởi vậy điểm đến nằm ở 2 sân bay lớn đó là sân bay quốc tế Đà Nẵng - Tp. Đà Nẵng và sân bay Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm số lƣợng khách di chuyển qua đƣờng hàng không chiếm số lƣợng khá lớn. Đây đƣợc coi là một trong những điều kiện thuận lợi cho du lịch Phú Lộc về khả năng thu hút khách cũng nhƣ thu hút các công ty lữ hành thiết kế các chƣơng trình du lịch đến với điểm đến này.

- Giao thông đƣờng biển: Trên địa bàn huyện Phú Lộc có cảng nƣớc sâu Chân Mây nằm trong khu đô thị mới Chân Mây, điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây nối Lào với Thái Lan. Cảng cách thành phố Huế 50 km, thành phố Đà Nẵng 30 km, nằm gần quốc lộ 1A và đƣờng sắt xuyên Việt. Diện tích đất khu vực cảng là 227 ha, cảng có độ sâu 6 – 14 km chiếm gần 70% diện tích mặt nƣớc. Cảng tổng hợp 6 bến với chiều dài 1350 m với chức năng đón tàu chở khách du lịch cỡ lớn và đón tàu chở hàng. Năm 2014, cảng Chân Mây đón 24 chiếc tàu khách du lịch quốc tế với 19.870 lƣợt khách đến tham quan Huế - Đà Nẵng và Hội An.

Qua đây, có thể thấy hệ thống giao thông đã đáp ứng đƣợc phần nào đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, để đáp ứng và phát triển đƣợc các loại hình du lịch bền vững trong tƣơng lai, đặc biệt là DLST, thì hệ thống giao thống giao thông cần tiếp tục đƣợc xây dựng và nâng cấp.

Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc đƣợc coi là điều kiện cần hỗ trợ cho nhóm cung cấp trong việc hình thành và cung cấp sản phẩm du lịch đồng thời cũng hỗ trợ cho khách du lịch tiếp cận với điểm đến và trao đổi thông tin trong nƣớc và quốc tế. Đối với huyện Phú Lộc, hoạt động viễn thông trong thời gian qua đã đƣợc huyện chú trọng đầu tƣ và phát triển. Năm 2014 tăng thêm 2.210 thuê bao, nâng tổng số thuê bao có trên mạng lên 115.370 máy, đạt mật độ 83 máy điện thoại/100 dân, tăng thêm 16 thuê bao Internet, nâng tổng số thuê bao Internet là 278 thuê bao, đạt mật độ 0,2 thuê bao sử dụng/100 dân, từng bƣớc nâng cao các dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Hệ thống điện, nước

Ngoài mạng lƣới điện trên địa bàn huyện cũng đƣợc trang bị tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phục vụ tại các điểm du lịch nhƣ xây dựng hệ

thống cáp ngắn qua vƣờn quốc gia Bạch Mã, trạm 110 KV Lăng Cô và các trạm hạ thế phục vụ cho khu dụ lịch Cảnh Dƣơng - Lăng Cô và ven đầm Lập An. Hệ thống cung cấp và thoát nƣớc, xử lý rác thải các điểm du lịch chính cũng đƣợc đầu tƣ và xây dựng...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 62)