Bối cảnh trong nước và địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 78 - 80)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

3.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng phát triển du lịch sinh thái tại huyện

3.1.2. Bối cảnh trong nước và địa phương

Phú Lộc là một huyện có điều kiện về địa lý cũng nhƣ tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là DLST. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định mô hình kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và cộng đồng dân cƣ, tăng nguồn thu ngân sách, làm tiền đề thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển.

Phú Lộc là Huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, mà Phú Lộc có vị trí khá thuận lợi cho phát triển du lịch, là địa bàn nằm giữa hai thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng, trên con đƣờng di sản miền Trung Phong Nha - Kẻ Bàng - Cố đô Huế - Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, trên hành lang kinh tế Đông Tây đang trên đà hội nhập và phát triển.

Phú Lộc có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn cho phép Phú Lộc phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch, nhất là DLST.

Phú Lộc là quê hƣơng giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng với nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích, có cảng nƣớc sâu Chân Mây và vịnh Lăng Cô đƣợc tổ chức các vịnh biển đẹp thế giới bầu chọn là vịnh biển thứ 28 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới.

Phát triển du lịch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: Sự bất lợi của thời tiết, trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chƣa đáp ứng nhu cầu, chƣa có định hƣớng đào tạo nghề,...

Sự quan tâm của các ngành, các cấp còn thiếu, chƣa có sự quan tâm đúng mức đến sự phát triển của ngành, công tác quản lý nguồn tài nguyên cũng nhƣ các hoạt động còn chồng chéo, chƣa đƣợc chú trọng đồng bộ, khả năng quản lý của các cấp còn hạn chế.

Nguồn vốn huy động để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển du lịch và DLST của Phú Lộc trong tình hình mới.

Sản phẩm du lịch của Phú Lộc còn nghèo nàn, các sản phẩm vui chơi giải trí hầu nhƣ chƣa có, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài địa phƣơng.

Về mặt chủ quan, chƣa có quy hoạch các cụm tuyến, điểm du lịch, sự phối hợp giữa các ngành còn nhiều hạn chế, các định hƣớng về sự phát triển du lịch bền vững còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 78 - 80)