Tài nguyên du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc

Phú Lộc là huyện có nguồn tài nguyên DLST tự nhiên, nhân văn đa đạng và đặc sắc. Với hệ thống các bãi biển, đầm phá, sông suối, núi đồi, cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề cổ truyền đã đem lại nhiều tiềm năng lớn về DLST cho huyện.

2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái biển và ven biển

- Vịnh biển Lăng Cô

Đây là vịnh biển thứ ba của Việt Nam, sau Hạ Long và Nha Trang. Có trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới với chiều dài 10 km, rộng 40 - 50 m, cách Huế 68 km. Nằm trên trục giao thông Bắc Nam nơi có cả đƣờng bộ lẫn đƣờng sắt. Lăng Cô là một bãi tắm có bờ biển thoải, cát trắng. Vào mùa tắm biển, nhiệt độ trung bình là 250C và số giờ nắng là 158 giờ/tháng.

Lăng Cô có hệ thống sinh thái đa dạng, phong phú với hàng trăm loài động vật quý hiếm của vùng đầm phá nƣớc lợ và biển xanh. Ở khu vực ven bờ quanh mũi đèo Hải Vân, đảo Sơn Chà và Đầm Lập An thuộc Vịnh Lăng Cô đƣợc đƣa vào danh sách 15 khu vực bảo tồn biển Việt Nam vì tính độc đáo và đa dạng sinh học biển. Ở cấp độ hệ sinh thái, trên một diện tích không lớn, khoảng 7000 ha, chỉ tính riêng phần dƣới nƣớc, khu vực này đã bao gồm năm hệ sinh thái là: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây là nơi có thể tổ chức các loại hình du lịch nhƣ nghỉ ngơi, thể thao, đặc biệt là DLST.

Bãi biển Lăng Cô còn nằm trên trục đƣờng chính của “con đƣờng di sản miền Trung” gần với các điểm du lịch nổi tiếng nhƣ Hải Vân Quan, mũi Chân Mây, đầm Lập An, làng chài, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc ở đây tƣơng đối tốt, đã có hệ thống cơ

sở lƣu trú nhƣ khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dƣỡng và một số nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản và quầy lƣu niệm. [12, tr. 13]

- Bãi biển Cảnh Dƣơng

Đây là điểm du lịch đƣợc đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của Thừa Thiên Huế, có chiều dài 8 km, chiều rộng 200 km với hình vòng cung đƣợc tạo nên bởi hai mũi Chân Mây Đông và Chân Mây Tây nhô ra biển. Phong cách ở đây là nơi giao thoa giữa sông và biển tạo nên một điểm du lịch đẹp thu hút rất nhiều du khách đến với khu vực này. Cảnh Dƣơng cách Huế 50 km, cách quốc lộ 1A khoảng 5 km với độ thoải, cát mịn trắng, biển trong xanh. Hệ động vật biển ở đây cũng tƣơng đối đa dạng với gần 12 loài tôm, 18 loài cua, 190 loài cá và nhiều loại hải sản quý khác. Các loại hình du lịch có thể phát triển tại đây là các loại hình du lịch nhƣ DLST, nghỉ biển, thể thao và vui chơi giải trí. [12, tr. 14]

- Bãi biển Vinh Hiền

Nằm cách thành phố Huế 50 km về phía Nam, bãi biển Vinh Hiền thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Khác với các bãi biển khác trên cùng địa bàn, biển Vinh Hiền vẫn còn giữ đƣợc nét nguyên sơ, ít có tác động mạnh của con ngƣời. Tính từ đất liền ra theo trình tự, biển Vinh Hiền bao gồm núi đá, bãi đá ngầm, bờ cát rộng và biển. Hệ thống những bãi đá ngầm nhô cao và lấn sâu vào đất liền góp phần tạo nên nét đẹp đặc biệt của bãi biển này. Đây là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nội địa, đặc biệt là khách du lịch địa phƣơng đến tham gia các hoạt động giải trí nhƣ tắm biển, câu cá đêm cũng nhƣ tham quan, nghĩ dƣỡng, trong đó có DLST. [12, tr. 14]

Ngoài 2 bãi biển nổi tiếng nói trên, trên địa bàn huyện Phú Lộc đang mở rộng và triển khai xây dựng một số các bãi biển mới đƣa vào phục vụ du khách nhƣ bãi biển Lộc Bình, bãi biển Vinh Hiền và một số các bãi biển nhỏ

nằm rải rác dọc theo đƣờng ven biển thuộc các xã Lộc Hải, Vinh Hiền, Lăng Cô, thị trấn Phú Lộc đều có nhiều tiềm năng cho phát triển DLST.

- Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Đƣợc xác định là kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với hệ thống đầm phá, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích mặt nƣớc 21.600 ha, chiếm 48,2% tổng số diện tích mặt nƣớc các đầm phá ven bờ Việt Nam. Về mặt địa lý, khu đầm phá này bao gồm bốn đầm phá nối nhau từ Bắc xuống Nam là phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung - Thủy Tú, đầm Cầu Hai chạy qua địa phân 5 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Hệ sinh thái đầm phá là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái biển và lục địa, vì vậy nó có tính đa dạng cao về sinh thái, sinh cƣ, khu hệ, giống loài và nguồn gen.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh vật, về kiểu loại thủy vật ven bờ, về sự phức tạp của các yếu tố động lực và môi trƣờng nƣớc, về dinh dƣỡng, về nguồn lợi thủy sinh và đa dạng sinh học. Với vị trí địa lý đặc biệt, cấu trúc địa hình phong phú kèm với những yếu tố liệt kê ở trên đã tạo cho khu vực này một tiềm năng hết sức đa dạng để phát triển nhiều loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong đó phải nói đến là DLST. Với một phần của hệ đầm phá nằm trong địa phần huyện Phú Lộc có thể nói rằng đây là một trong những tiềm năng và thế mạnh của du lịch Phú Lộc để phát triển loại hình DLST.

- Đầm Cầu Hai

Với độ rộng 10.400 ha, sâu 1 – 4 m, có dáng vẻ lòng chảo hình bán nguyệt, tƣơng đối đẳng thƣớc và có diện tích 104 km2, đầm thông với phá Tam Giang và đổ ra biển qua cửa Tƣ Hiền. Đầm có nhiều đảo nhỏ, xung quanh có các điểm du lịch nhƣ Bạch Mã, núi Túy Vân, bãi biển Cảnh Dƣơng. Đầm Cầu Hai có trầm tích mềm rời Đệ Tứ lẫn đá granit phức hệ Hải Vân

tham gia cấu tạo bờ và đáy đầm. Đầm liên thông với biển Đông qua cửa Tƣ Hiền, có bề rộng 100 – 300 m, độ cao 1 - 1,5 m, lại luôn biến động nhƣ một bãi ngang. Nhờ dung tích trữ nƣớc khổng lồ (từ 300 - 500 triệu mét khối đến 400 - 500 triệu mét khối vào mùa khô, thậm chí tới 600 triệu mét khối vào mùa lũ, hệ thông đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đóng một vai trò quyết định đối với hiện tƣợng chậm lũ trên lãnh thổ đồng bằng cũng nhƣ vấn đề ổn định cửa biển và dãy cồn đụn cắt chắn bờ khi có lũ lịch sử xảy ra. Hệ động thực vật của khu vực đầm phá cũng rất phong phú và đa dạng, trong đó động vật phù du có mật độ phân bố là 67.967 cy/m3 và động vật đáy biến động theo mùa và theo khu vực đạt giá trị 2.665 ct/m3, có giá trị rất cao so với các khu vực khác. [12, tr. 15]. Điều đó thuận tiện cho việc phát triển loại hình DLST và các loại hình du lịch khác nhƣ tham quan, nghiên cứu tài nguyên môi trƣờng.

- Đầm An Cƣ (còn có tên là Lập An, Lăng Cô)

So với hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm An Cƣ là thủy vực tách biệt, kéo dài gần nhƣ theo hƣớng Bắc - Nam và nằm ở phía Bắc dãy Bạch Mã - Hải Vân. Đây cũng là loại đầm gần kín, tƣơng đối đẳng thƣớc và chiềm diện tích 15 km2. Cũng giống nhƣ đầm Cầu Hai, ngoài trầm tích biển Đệ Tứ ở dãy cồn đụn cát chắn cao 3 - 10 m, rộng 0,3 -1,5 km, bờ đầm An Cƣ cũng đƣợc cấu tạo từ đá Granit. Còn ở đáy đầm phá, bên trên bề mặt Granit gồ ghề thƣờng gặp cát, sỏi chứa vỏ sò, ốc, ít hơn có bột xám tro phân bố ở trung tâm. Đầm An Cƣ liên thông với biển qua cửa lạch sâu tới 6 – 10 m ở phía Nam Lộc Hải (cửa Lăng Cô). Cũng có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch, trong đó có DLST.

Hệ sinh thái sông, hồ, suối

- Vũng Voi

Hay còn gọi là suối Voi (suối Mệ) thuộc địa phận Thừa Lƣu, xã Lộc Tiến huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách khoảng 60 km, cách quốc lộ

1A khoảng 3 km về phía Nam. Khu du lịch sinh thái đƣợc hình thành từ năm 1994, suối Voi có nhiều ngọn thác bao quanh bởi rừng nguyên sinh khá dày thảm thực vật. Tại suối Voi có Đầm Voi với hình tảng đá giống con voi thật dƣới chân thác và Hang Nai, cách con suối khoảng 1 km nằm dƣới chân dãy núi cao trên dãy Trƣờng Sơn. Điểm du lịch này có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch nhƣ cộng đồng, DLST hay du lịch mạo hiểm.

- Thác Nhị Hồ

Cách trung tâm thành phố Huế 45 km về phía Nam, cách quốc lộ 1A khoảng 4 km, thuộc thôn Hòa Hậu, xã Lộc Trì (Phú Lộc). Thác nƣớc đổ xuống từ vách núi tạo nên hai hồ nƣớc với diện tích mỗi hồ khoảng 9 m2. Bao quanh khu vực thác là những hoang sơ và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Tại điểm du lịch này, ngƣời dân địa phƣơng xây dựng các lán trại để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Sự hòa lẫn giữa yếu tố tự nhiên và con ngƣời ở đây tạo ra một sức hấp dẫn đặc biệt thu hút du khách đến với điểm du lịch này. [1, tr. 16]. Vị trí địa lý của Thác Nhị Hồ rất thuận lợi, có thể kết hợp dễ dàng với Đập Truồi - Suối Voi - Lăng Cô tạo thành một tuyến du lịch hấp dẫn, trong đó có DLST. Tuy nhiên khả năng tiếp cận với điểm đến này khá khó khăn. Các phƣơng tiện vận chuyển nhƣ ô tô, xe máy đều khó di chuyển. Bên cạnh đó, hệ thống các biển hƣớng dẫn đến với điểm này cũng chƣa nhiều. Điều này đã gây không ít khó khăn cho khách du lịch khi đến với điểm đến này.

- Hồ Truồi

Thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách thành phố Huế 30 km về phía Nam và cách quốc lộ 1A khoảng 10 km. Đây là công trình thủy điện lớn nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đƣợc xây dựng vào năm 1996, có đâp tràn cao 50 m và dung tích lòng hồ chứa 60 triệu m3

nƣớc. Khu vực Hồ Truồi không chỉ đẹp bởi kiến trúc của hồ mà hệ thống cảnh quan tự nhiên bao quanh còn giá trị du lịch rất cao. Hồ Truồi đƣợc bao phủ xung

quanh bởi núi rừng từ dãy Bạch Mã, cảnh quan khu vực này rất hoang sơ và hùng vĩ. Hệ thống các con suối đổ ra hồ Truồi bao gồm suối Hợp Hai, Vũng Thông, Ông Viên và Ba Trại góp phần tạo nên nét đẹp tự nhiên cho khu vực Hồ Truồi. Cạnh Hồ Truồi còn có hệ thống rừng nguyên sinh tại chân núi Thanh Long với các bãi đá phẳng lì từ các dòng suối nhỏ. Sự kết hợp phong phú của cảnh quan thiên nhiên đồng thời hệ thống động thực vật của khu vực này tạo nên nét đặc biệt, có giá trị cao để phát triển các loại hình du lịch, trong đó có DLST.

- Đảo Hòn Chảo (Đảo Ngọc)

Nằm giữa vùng biển của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Đảo thuộc địa giới hành chính của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đảo rộng khoảng 1,5 km với diện tích vào khoảng 60.000 m2 và có đỉnh cao khoảng 235 m so với mặt nƣớc biển. Địa hình của khu vực đảo phức tạp với những bãi đá chồng lên nhau. Vùng biển đảo là nơi giao thoa giữa hai vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nên rất đa dạng về sinh học. Đảo đƣợc thống kê có khoảng 144 loài san hô, 135 loài rong biển và 162 loài cá. Đây không chỉ là khu vực có giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên thích hợp phát triển các loại hình DLST, nghỉ dƣỡng mà còn có giá trị văn hóa cao bởi chính hòn đảo này còn có tên là đảo Huyền Trân để tƣởng nhớ đến công chúa Huyền Trân - ngƣời mang về cho Đại Việt hai châu Thuận - Hóa và đƣợc vua Quang Trung đổi tên thành Đảo Ngọc dƣới thời Tây Sơn để nói về vẻ đẹp của hòn đảo này. Ngoài ra hòn đảo này còn đƣợc đổi tên là Cù Lao Hàn dƣới thời Nguyễn và Hòn Sơn Chà dƣới thời Pháp thuộc và có tên là Hòn Chảo theo địa danh khu vực hành chính. [12, tr 17]

- Thác Bồ Ghè

Thác Bồ Ghè nằm trên địa phận xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, giữa lòng thác là 2 hồ lớn, mỗi hồ rộng khoảng 400 m2.

Thác đƣợc bao quanh bởi vách núi đá và hệ thống núi rừng xung quanh. Khu vực này vẫn chƣa bị tác động của con ngƣời nên còn giữ nguyên vẻ hoang sơ tự nhiên. Loại hình du lịch có thể phát triển ở khu vực này là du lịch khám phá mạo hiểm, DLST.

Ngoài ra ở trên địa bàn huyện còn có hệ thống các sông suối, đầm phá khác nhƣ thác thủy điện, thác Mơ, Hồ Nông và cửa biển Tƣ Hiền. Đây là những địa điểm có tiềm năng lớn về du lịch nói chung và DLST nói riêng.

Hệ sinh thái trên cạn

Với địa hình khá phức tạp, bao gồm hệ thống đồi núi, sông suối, ao hồ đan xen lẫn nhau đã góp phần tạo cho huyện Phú Lộc những giá trị du lịch độc đáo liên quan đến hệ thống rừng núi ở đây:

- Vƣờn quốc gia Bạch Mã

Thủ tƣớng chính phủ đã có Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02-01- 2008 về việc điều chỉnh mở rộng Vƣờn Quốc gia Bạch Mã có tổng diện tích là 37.487 ha. Theo quy định mở rộng, Vƣờn nằm trên địa bàn ranh giới hành chính của hai tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 34.380 ha và Quảng Nam, có diện tích 3.107 ha. Vƣờn quốc gia Bạch Mã cách thành phố Huế 40 km về phía Nam, Bạch Mã là phần cuối cùa dãy Trƣờng Sơn với đỉnh cao là đỉnh Núi Mang 1.712 m đã tạo cho nơi đây tính chất đặc thù so với các vƣờn quốc gia khác. Núi Bạch Mã có đỉnh rộng, địa hình nhấp nhô dạng răng cƣa với những đỉnh cao sàn sàn 1.200 - 1.300. Dáng vẻ đồ sộ, hấp dẫn còn đƣợc tô đậm thêm vì Bạch Mã áng ngữ ngay bên bờ đầm Cầu Hai. Từ ngọn núi cao ở Hải Vọng Đài gần 1.400 m có thể phóng tầm mắt ra xa bốn phƣơng, thƣởng thức cảnh đẹp của núi rừng, sông biển, đầm phá. Mặc dù ở độ cao lớn nhƣng nhờ thảm thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới dày đặc, mƣa nhiều, đá Granit nứt nẻ chứa nƣớc tốt mà các khe suối quanh năm vẫn luôn luôn đầy nƣớc. Ở đây có suối Hoàng Yến với thác Bạc, thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ.

Bạch Mã có khí hậu độc đáo nhất của các khu nghỉ dƣỡng trên vùng cao Đông Dƣơng. Nhiệt độ lạnh nhất vào mùa đông không thấp hơn 4o

C và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè không vƣợt quá 22oC. Tại vƣờn quốc gia Bạch Mã có nhiều loài sinh vật quý hiếm. Tại vƣờn hiện có khoảng 1.286 loài thực vật, đặc biệt là các loài có giá trị về khoa học nhƣ dƣơng xỉ than gỗ, tùng, cốm Bạch Mã, Chìa Vôi hay các loài quý hiếm nhƣ Cầm Lai, Trắc, Trầm Hƣơng, một số loài hoa đẹp nhƣ hoa Đỗ Quyên, địa lan đỏ tím, phong lan, lan hồng, xanh, trắng...về động vật đã thống kê đƣợc 723 loài, trong đó có 124 loài thú với nhiều loài quý hiếm nhƣ hổ, voi, vƣợn, báo, gấm, 330 loài chim (chiếm 36% tổng số loài chim ở Việt Nam), trong đó có nhiều loài đặc hữu rất đẹp nhƣ Gà Lôi lam mào trắng và mào đen, Trĩ sao..., có 31 loài bò sát, 20

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44)