Nghiên cứu trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 33)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Nghiên cứu trên Thế giới

Trong những năm gần đây, DLST đã trở thành một lĩnh vực thu hút sức đầu tƣ và nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ttrong các nƣớc phát triển nhƣ các nƣớc trong khối cộng đồng Châu Âu (EU), Mỹ, Canada... DLST đƣợc phát triển mạnh. DLST cũng đƣợc xây dựng ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Nepan, Thái Lan, Malaysia... Trên cơ sở đó, nhiều mô hình DLST nhƣ mô hình Ecomost của EU, làng DLST của nƣớc Áo, mô hình DLST dựa trên cơ sở cộng đồng ở Nepan. Đồng thời, nhiều tổ chức, chƣơng trình về DLST đƣợc ra đời nhƣ Hội du lịch sinh thái năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) năm 1994. Đặc biệt năm 2002 đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế Du lịch sinh thái. Chính từ đó, DLST đã và đang phát triển rộng khắp trên nhiều nƣớc và khu vực trên thế giới. Chúng ta có thể lấy ra một số nƣớc trên thế giới đã và đang phát triển loại hình DLST nhƣ:

Ở Trung Quốc

Trong thập kỷ gần đây Chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững, thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ xây dựng các quy hoạch tổng thể về du lịch, quản lý phát triển du lịch bền vững bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn lực dành cho xây dựng và thực hiện các chính sách du lịch quốc gia. Thúc đẩy và tạo điều kiện thu hút nhiều sự tham gia của khu vực tƣ nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà nƣớc với các thành phần kinh tế khác.

Du lịch xanh là một chủ đề chính của du lịch Trung Quốc. Họ đã tổ chức các hội thảo về phát triển du lịch bền vững, về quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng địa phƣơng, xây dựng và truyền bá những thuận lợi của

tiện nghi du lịch... kết quả của những hội thảo ấy là hƣớng Trung Quốc đi vào việc phát triển DLST và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực đến việc phát triển bền vững.

Chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, đồng thời Chính phủ đã xây dựng và quản lý sâu rộng hệ thống xanh của đất nƣớc. Họ cố gắng đƣa du lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu và có mối quan hệ bền chặt với môi trƣờng. [16, tr. 13]

Ở Thái Lan

Trong những năm gần đây, quốc gia này đã tập trung vào hai hƣớng ƣu tiên chính là bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch phục vụ phát triển bền vững lâu dài và để thế giới công nhận là một điểm du lịch nổi tiếng nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc riêng của nền văn hóa Thái Lan. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan hỗ trợ các cộng đồng bản địa trong việc duy trì sức hấp dẫn của các điểm tham quan du lịch, xây dựng các quy hoạch tổng thể và hỗ trợ về kỹ thuật, trong một số trƣờng hợp còn hỗ trợ về tài chính nhằm giúp các địa phƣơng phát triển du lịch. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan còn phối hợp với Cục bảo tồn rừng và các cơ quan liên quan ở địa phƣơng triển khai các dự án giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và nhân dân địa phƣơng về giá trị của các di sản thiên nhiên và văn hóa cũng nhƣ lối sống của họ.

Đối với các hoạt động DLST tại Thái Lan, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã bắt đầu phát triển một phong trào nhằm khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nƣớc Thái Lan. Trung tâm của phong trào là

phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nƣớc.

Trong mối quan hệ của cộng đồng với sự nghiệp phát triển du lịch sinh thái, Thái Lan thông qua hiến pháp mới nhằm công nhận sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng tìm các phƣơng thức để quản lý các nguồn lực của mình vì lợi ích phát triển của cộng đồng, điều này tạo cơ sở cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. [16, tr. 13-14]

Ở Philippines

Philippines là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, địa hình phong phú đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, là một quốc gia có lợi thế về cảnh biển đảo. Một số điểm đạt đƣợc trong du lịch của Philippines, đó là Chính phủ chủ trƣơng đẩy mạnh “phát triển du lịch bền vững trên quan điểm bảo vệ môi trƣờng”. Ngoài ra Chính phủ Philippines còn quan tâm đầu tƣ xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm, các hải đảo đều đƣợc quy hoạch rõ ràng và đƣợc bao phủ bởi những thảm xanh của các vƣờn cây ăn trái.

Bên cạnh đó, để phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc phục vục cho hoạt động du lịch, Chính phủ còn tiến hành các chƣơng trình phục hồi các di sản văn hóa và lịch sử nhằm thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản phẩm du lịch văn hóa bền vững đặc hữu. Ngoài ra, Chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tƣ nhân hợp tác với chính phủ nhằm đảm trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trƣờng. Song song

với hoạt động này, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng đƣợc tiến hành rộng rãi. Các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, tài liệu đƣợc in ấn gồm nhiều hình ảnh minh họa rõ và có tính giáo dục cao, đƣợc phát miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trƣờng trong lòng mỗi ngƣời dân. [16, tr. 15]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 33)