Biển đổi khí hậu (BĐKH)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 67)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc

2.3.4. Biển đổi khí hậu (BĐKH)

Du lịch, DLST chịu ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố nhƣ chiến tranh, bệnh dịch... Trong đó biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân có ảnh hƣởng nặng nề. Ngành du lịch, nhất là loại hình DLST đƣợc cho là một ngành kinh tế rất nhạy cảm với môi trƣờng tự nhiên. Có thể nói, môi trƣờng tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của du lịch, nhất là DLST.

Biến đổi khí hậu tác động tới sự phát triển du lịch ở nhiều hình thức. Theo viện nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở 3 hình thức. Thứ nhất, đó là tác động đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch trong đó có cả những tài nguyên du lịch tự nhiên đã hình thành, tồn tại hàng triệu năm qua nhƣ Vịnh Hạ Long, vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Thứ hai, các hoạt động, chƣơng trình du lịch

đặc biệt là hoạt động lữ hành, bị ảnh hƣởng, đình trệ thậm chí hủy do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra. Thứ ba, biến đổi khí hậu cũng tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lƣu trú, khu vui chơi giải trí. [34]

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch phát triển mạnh cũng làm gia tăng việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và tác động tới khí hậu. Ví dụ nhƣ du lịch làm gia tăng rác thải, nƣớc thải, gia tăng lƣợng phát thải khí nhà kính, tiêu thụ năng lƣợng... Do đó, ngành du lịch cần tiến hành các nghiên cứu để tìm ra năng lƣợng sạch thay thế nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, xử lý lƣợng rác thải, nƣớc thải triệt để nhằm bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Có thể thấy, tác động của BĐKH tới ngành du lịch, dịch vụ đối với huyện Phú Lộc cũng tƣơng đối rõ nét: các tác động tiêu cực của BĐKH làm các khu di tích, di sản văn hóa bị xuống cấp, bão, lũ gây khó khăn cho việc đi lại, hạn hán kéo dài làm cho mực nƣớc sông hạ xuống gây khó khăn cho giao thông đƣờng thuỷ thậm chí là đình trệ, hạn hán hoặc mƣa kéo dài,… cũng khiến cho lƣợng du khách đến các thăm quan, du lịch giảm mạnh.

Đặc biệt, đối với ngành du lịch biển thì tác động của BĐKH là rõ rệt nhất. Biến đổi khí hậu không chỉ tác động tổng hợp tới các hệ sinh thái trên cạn và ven bờ mà hiện tƣợng này còn tác động nhiều mặt tới hệ sinh thái biển. Biến đổi khí hậu có thể làm mất nơi sống và có thể làm mất các loài sinh vật, đặc biệt là hệ sinh thái các rạn san hô ven bờ. Với hệ sinh thái biển, đặc biệt ở đây là hệ sinh thái rạn san hô Bắc Hải Vân và hòn Sơn Chà - một cảnh quan tuyệt đẹp và giá trị cao về đa dạng sinh học biển cũng là nơi những nghề khai thác nhỏ ven biển còn phổ biến hàng ngày tác động đến hệ này.

Hiện tƣợng xâm thực bờ biển do dâng cao mực nƣớc biển hiện là mối lo lớn đối với chất lƣợng nƣớc ngầm. Mực nƣớc biển dâng và sự không ổn định của địa mạo ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế ngày càng diễn biến phức tạp. Mực nƣớc biển dâng bao gồm: dâng do thủy triều, dâng do bão, lũ, dâng do biến đổi khí hậu. Vì vậy, những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâm thực xảy ra nhiều hơn. Sự đe dọa của mực nƣớc biển dâng lên các khu dân cƣ và cơ sở hạ tầng dọc bờ biển Thừa Thiên Huế nhƣ huyện Phú Lộc là thƣờng xuyên hơn. Trong tƣơng lai, khi mực nƣớc biển dâng cao chắc chắn sẽ phá hủy cảnh quan tuyệt đẹp của Vịnh biển Lăng Cô. Điều này chắc chắn sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho du lịch của Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Lộc nói riêng.

Nhận thức đƣợc vấn đề đó và đồng thời thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu huyện Phú Lộc đã có những hành động tích cực cho việc này. Điều này thể hiện rõ qua các nội dung và mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Đánh giá mức độ và tác động biến đổi khí hậu của huyện.

- Xây dựng và tăng cƣờng năng lực quản lý, thể chế, tổ chức, cơ chế, chính sách, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tích hợp, lồng ghép chặt chẽ vấn đề biến đổi khí hậu vào các chƣơng trình, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các ngành và địa phƣơng.

- Tuyên truyền về biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh hợp tác liên vùng, tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác, ký kết và tổ chức thực hiện các chƣơng trình hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu với các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng và ban hành chƣơng trình, kế hoạch, dự án ƣu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu trƣớc mắt và lâu dài theo lộ trình khả thi, phù hợp.

Những việc trên đã góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài

sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và di sản văn hóa, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, cũng đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ, phát triển loại hình DLST của huyện Phú Lộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 67)