Khuyến nghị đối với nhân dân huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 90 - 99)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

3.3. Khuyến nghị

3.3.4. Khuyến nghị đối với nhân dân huyện Phú Lộc

Thứ nhất, nêu cao truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp phục vụ khách.

Thứ hai, gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình để khách du lịch đƣợc chiêm ngƣỡng, học hỏi và mua các sản phẩm do chính cƣ dân địa phƣơng làm ra.

Thứ ba, gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt của dân tộc mình thông qua việc tổ chức các lễ hội, các lễ nghi trong giao tiếp, trong thức ăn, đồ uống, trong trang phục và sinh hoạt thƣờng ngày. Đây là các tài sản vô giá mà các thế hệ đi trƣớc để lại, các tài sản này tạo ra điểm nhấn của DLST tỉnh Thừa Thiên Huế để thu hút khách tham quan. Thứ tƣ, tôn trọng luật pháp và chỉ làm những gì mà pháp luật không cấm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng xanh sạch đẹp ở quê hƣơng mình.

KẾT LUẬN

1. Với hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện Phú Lộc nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là DLST. Trong đó, huyện Phú Lộc nổi bật nên với hệ thống tài nguyên du lịch sinh thái gồm: các thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi, là khu vực với hệ sinh thái, động thực vật phong phú đa dạng nên sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình DLST.

2. Du lịch nói chung và DLST nói riêng huyện Phú Lộc trong thời gian gần đây đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn chậm chuyển biến, chƣa tƣơng xứng với tiềm tăng vốn có của mình. Chính vì vậy, trong thời kì tới cần phải tiếp tục đẩy mạnh, đƣa ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng có vị trí, cũng nhƣ đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội trong vùng.

3. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại huyện Phú Lộc đƣợc đầu tƣ nâng cấp, xây mới. Tuy nhiên tộc độ phát triển vẫn còn chậm, chƣa đồng bộ, phân bố không đều, chất lƣợng trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Việc đầu tƣ phát triển các cơ sở nhƣ khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí còn chƣa tƣng xứng với yêu cầu phát triển. Vì vậy để phát triển du lịch, huyện Phú Lộc cần tăng cƣờng đầu tƣ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhiều hơn đáp ứng nhƣ cầu của khách du lịch.

4. Đội ngũ quản lý cũng nhƣ nguồn nhân lực trong ngành du lịch, trong đó có DLST cũng bƣớc đầu đƣợc củng cố, tuy nhiên còn ít và mỏng. Chính vì vậy, để phát triển du lịch vững mạnh và toàn diện thì huyện Phú Lộc cần phải quan tâm đầu tƣ một cách thích đáng.

5. Hoạt động du lịch huyện Phú Lộc trong những năm gần đây có sự phát triển. Điều đó đƣợc thể hiện rõ qua số lƣợng khách và doanh thu hàng năm luôn tăng cao. Số lƣợng khách du lịch luôn tăng qua các năm, tuy nhiên trong cơ cấu khách du lịch thì số lƣợng khách quốc tế vẫn còn chiếm tỉ lệ còn ít. Doanh thu từ du lịch còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của huyện Phú Lộc.

6. Trong thời gian tới, du lịch huyện Phú Lộc đặc biệt là DLST muốn phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ tƣơng xứng với tiềm năng vốn có thì cần phải có những định hƣớng chiến lƣợc, hoạch định các khu, các cụm, các điểm du lịch phù hợp với nguồn tài nguyên du lịch của mình. Đồng thời, tìm ra các giải pháp phù hợp trong quá trình phát triển du lịch, trong đó có DLST. Để từ đó, đƣa huyện Phú Lộc nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là một điểm du lịch, đặc biệt là DLST hấp dẫn trong nƣớc và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Lê Huy Bá và các cộng sự (2009), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và kỹ thuật 2. Đào Đình Bắc (dịch, 2001), Quy hoạch du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 3. Bộ xây dựng (1995), Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Trung Bộ (1996 - 2010), Hà Nội.

4. Nguyễn Huy Dũng, 2007, Cộng đồng và vấn đề quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động xã hội

6. Thế Đạt (2004), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao Động, Hà Nội.

7. Nguyễn Quang Hà, Trần Hoàng, Mai Khắc Ứng, Phạm Hồng Việt, Nguyễn Đức Vũ (1996), Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Trƣơng Quang Học (2010), “Đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”, Hội nghị Môi trƣờng toàn quốc năm 2010.

9. Trƣơng Quang Học (2012), Việt Nam thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

11. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

12. Khoa Du Lịch - Đại học Huế (2013). “Nghiên cứu các sản phẩm du lịch và xây dựng Website du lịch huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế

14. Nguyễn Minh Tuệ, Trần Văn Thắng, Nguyễn Đức Vũ (1994), Địa lý du lịch, ĐH Huế, Huế.

15. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập: LATS kinh tế: 5.02.05.

16. Tạ Quang Trung (2009), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thác sỹ khoa Địa lý, Trƣờng đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh

17. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (2012), Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên, Hà Nội.

18. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thời kỳ 2010 - 2015 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ 2015 - 2020 lĩnh vực tuyên truyền, văn hoá, thể thao và du lịch

19. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo kế hoạch và thành tích đạt đƣợc trong công tác du lịch huyện Phú Lộc các năm 2011, 2012, 2013

20. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo nội dung Nghị quyết chƣơng trình hành động về phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015

21. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo caokết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2015

22. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2011

23. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2012

24. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2013

25. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2014

26. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015

Tiếng Anh

27. Allcock Alison (1994), National ecotourism strategy, Australia.

28. Buckley, R.C. (2004), Enviromental Impacts of Ecotourism, CABI Publishing, UK.

29. Buckley, R.C. (2008), Principles and Practices, CABI Publishing, UK. 30. Martha Honey (1999), Ecotourism and Sustainable Development: Who owns paradise?, Island Press, USA.

Trang Web

31. Cổng thông tin điện tử bộ tƣ pháp Việt Nam. http://www.moj.gov.vn 32. Du lịch Việt Nam. http://www.vtr.org.vn

33. Tổng cục du lịch Việt Nam. http://vietnamtourism.gov.vn 34. Trang web http://www.vietnamplus.vn

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bãi biển Lăng Cô Bãi biển Vinh Hiền

Bãi Biển Cảnh Dương Cửa Biển Tư Hiền

Đảo Hòn Chảo (Đảo Ngọc) Vũng Voi

Thác Nhị Hồ Hồ Truồi

Ngũ Hồ (Bạch Mã) Thác Đỗ Quyên (Bạch Mã)

Đèo Hải Vân Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã

Làng Cổ Mỹ Lợi Đình Làng Trung Kiền

Núi Linh Thái Lễ Hội Cầu Ngư

Lễ Hội Đua Thuyền Truyền Thống Làng Biển Mỹ Á

Lễ Hội Đua Thuyền Truyền Thống Làng Biển Mỹ Á

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 90 - 99)